THỨ NĂM TUẦN THÁNH

Thứ năm - 28/03/2024 11:02
TIN MỪNG: Ga 13,1-15
THỨ NĂM TUẦN THÁNH

 

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: Xh 12,1-14; 1 Gr 11,23-26 .

Bữa tiệc vượt qua.

Đây là bài miêu tả lễ “Chiên vượt qua" của người Do Thái Một nghi lễ Chúa Giêsu đã sống mỗi năm trong đời Người… cho tới ngày nay, ngày thứ năm, trước khi Người chịu chết, lúc chính Người trở thành chiên gánh tội trần gian, Người đã biến bữa ăn theo nghi thức này thành "thánh lễ”.

Tôi chiêm ngắm Chúa Giêsu, vào bàn với các môn đồ Người, đang sống nghi thức này … đầy ý nghĩa biểu trưng. . .

Tháng này, các ngươi phải kể là tháng đầu năm.

Lễ Phục sinh đi vào niên lịch loài người.

Chính “trong thời gian” trong lịch sử thời đại chúng ta, trong lịch sử đời tôi mà “ơn cứu rỗi " chen vào. Năm nay …lễ Phục sinh của tôi không phải là lễ của năm qua. “Tháng này các ngươi phải kể là tháng đầu năm”. Tuần thánh này sắp khởi đầu chờ một năm mới thế nào?

Nếu nhà ít người, không ăn hết một con chiên, thì phải mời người láng giềng đến nhà cho đủ số người để ăn một con chiên . Người ta lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên.

Nghi thức cộng đoàn, người ta không thể hoàn thành một mình !

Nghì thức hiện thực. Người ta không chỉ nhớ tới quá khứ. Đây không chỉ để tưởng nhớ “cuộc giải phóng khỏi Ai Cập” ngày xưa. . . nhưng là “cuộc giải phóng hiện thời”. Mọi thế hệ đều liên hệ tới nghi thức này. Mọi nhà, mọi năm đều ghi “máu” cứu rỗi ! Năm nay, mọi nhà, mọi Kitô hữu cần thông phần vào hy tế của Chúa Giêsu.

Việc xưng tội, rước lễ mùa Phục sinh của tôi...

Thực hiện những việc đó ít lắt léo hơn như thói quen!

Được giải thoát! Tôi có các tín điều đó không? Tôi có thấy cần được giải thoát không?

Ta sẽ trừng phạt chư thần xứ Ai Cập. Vì Ta là Chúa. Máu bôi trên nhà các ngươi ở sẽ là dấu hiệu và khi thấy máu, Ta sẽ đi qua mà tha cho các ngươi.

Máu cứu khỏi sự dữ.

Máu "xóa tội trần gian”.

Lạy Chúa, nhờ Mình Chúa, xin chữa lành... nhờ Máu Chúa, xin chữa lành lòng người hôm nay.

Phải thắt lưng, chân đi dép, tay cầm gậy... Các ngươi sẽ lập lễ này để mừng vĩnh viễn muôn đời.

Tôi cũng là “kẻ lữ hành”, tiến về Đất Hứa. Tôi có thực sự sẵn sàng không? Sẵn sàng lên đường, cho cuộc mạo hiểm xuất hành vĩ đại không? Đêm nay, người ta giã từ Ai Cập và ra đi… ra đi về miền đất Chúa hứa cho chúng ta. Người ta giã từ miền đất nô lệ và tiến về miền đất tự do. Khi nào người ta sẽ tới đó? Người ta giã từ đời tội lỗi và đi vào đời thánh thiện. Khi nào ta sẽ tới đó?

Trong lúc này điều quan trọng không phải là đã tới đích, mà là đã định hướng.

Mọi thánh lễ đều bao hàm đủ mọi nét tiêu biểu này.

Tôi đọc lại những đoạn này , và áp dụng vào thánh lễ.

Bài Tin Mừng: Ga 13,1-5

Trước lễ vượt qua, Đức Giêsu biết giờ của Người đã đến giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha.

Bữa tiệc chiều nay… cái chết ngày mai và buổi sáng Phục sinh... là những pha cảnh của cùng một mầu nhiệm: đó là “lễ Phục sinh” là là giờ của Đức Giêsu!

Và trong ý thức của Người, tất cả đều được gồm tóm trong thực tại sau đây: “Người vượt qua thế gian này mà về cùng Cha Người "... một đoạn đường, vừa đau khổ vừa sung sướng.

Lạy Chúa, khi giờ của con sẽ đến, xin giúp con tưởng nhớ lại thực tại trên đây.

Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.

Đây là cách giải thích duy nhất về thập giá. Đó là tình yêu một tình yêu đi đến cùng.

Như thế, tôi luôn cần được yêu thương… vượt khỏi những lỗi lầm của tôi, ngoài tầm những thái độ “không yêu thương" của tôi .

Trong bữa ăn tối, Đức Giêsu biết rằng: “Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, nên Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ…”

Tương phản hoàn toàn giữa đầu câu và cuối câu: Uy quyền của Thiên Chúa và cử chỉ hèn hạ của kẻ tôi đòi.

“Đức Chúa " thành “người tôi tớ”.

Thánh sử Gioan không nói một lời nào về việc thiết lập Thánh Thể trong trình thuật mà ông ghi lại về buổi chiều cuối cùng của Đức Giêsu. Nhưng, thay vào đó, ông nêu lên cử chỉ tôi tớ này. Đó không phải là ngẫu nhiên. Cử chỉ long trọng của Đức Giêsu trên đây cũng gợi lên ý nghĩa thâm sâu về Thánh Thể và Thánh giá:

Này là mình Thầy, bị nộp vì anh em.

Thầy hạ mình xuống phục vụ anh em.

Nếu Thầy không rửa chân cho anh, anh sẽ chẳng còn , được chung phần với Thầy.

Sự kiện Phêrô có từ chối không để Chúa rửa chân cho ông, đã làm sáng tỏ ý nghĩa trên. Không, không chỉ là vấn đề để cho Đức Giêsu rửa chân, nhưng ăn thua là để cho Người “cứu độ ": nếu anh không muốn, anh sẽ không được dự phần với Thầy... Anh không thể tự mình cứu độ, mà phải đón nhận ơn cứu độ mà Thầy trao tặng, nhờ hi sinh Thập giá của Thầy.

Trong mỗi Thánh lễ, mầu nhiệm ơn cứu độ này vẫn được tái diễn.

Anh em gọi Thầy là "Thầy", là “Chúa” điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.

Đó là thái độ phải có của những người đồng dự tiệc với Chúa. thánh thể phải xây dựng một cộng đoàn yêu thương trong đó mỗi người phục vụ mọi phần tử khác, bữa tiệc Thánh thể là một đòi hỏi tình yêu phục vụ.

Lạy Chúa, chúng con còn sống xa tinh thần biết bao!

Những chia rẽ giữa các Kitô hữu là một gương xấu thực sự: trái với ý muốn của Đức Giêsu.

Thái độ vị kỷ của các Kitô hữu là một gương xấu thật sự: trái hẳn với thái độ phục vụ lẫn nhau, khiêm tốn, cụ thể mà Đức Giêsu đã thực hiện cho chính chúng ta, trong khi "cứu độ” chúng ta .

Ý nghĩa thâm sâu nhất của Thánh Thể là quy tụ mọi người được tinh thần đó tác động. Phục vụ.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ

HOÀN CẢNH:

Trong bữa ăn cuối cùng của Đức Giêsu với các môn đệ, Người đã rửa chân cho các ông. Câu chuyện diễn tiến trong hai phần chính:

C.15: ghi lại tâm tình và hành động của Đức Giêsu.

C.6-15: lời Đức Giêsu giải thích việc Người rửa chân và kêu gọi những ai muốn làm môn đệ của Người, cũng phải phục vụ như vậy.

Ý CHÍNH:

Bài Tin Mừng hôm nay ghi lại việc Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ, để làm gương cho các ông về tinh thần phục vụ.

TÌM HIỂU:

1-3 “Trước lễ Vượt Qua ..”:

Những câu này đúc kết ý nghĩa việc Đức Giêsu ra đi: Chúa Cha đã trao ban tất cả cho Chúa Con (3,35; 7,30-44 ; 10,28-29), để Đức Kitô có thể đem lại cho môn đệ và những ai tin vào Người ơn cứu độ bằng cách chịu chết cho họ, như bằng chứng của tình Người yêu thương họ (10,7)

Chi tiết về việc Giuđa phản bội được ghi ở đây là do ma qủy (Ga 13,2) để làm nổi bật việc Đức Giêsu chịu chết.

4 “Nên bấy giờ Người đứng dậy …”:

Đức Giêsu làm những cử chỉ như mẫu gương về tinh thần phục vụ.

“Rồi Đức Giêsu đổ nước vào chậu…”:

Người làm những cử chỉ phục vụ để nêu gương cho các môn đệ.

Việc Người rửa chân cho các ông, ngoài ý nêu gương phục vụ, còn có thể hiểu nghĩa tượng trưng: Đức Giêsu cúi mình xuống rửa để làm cho sạch, nghĩa là Người hạ mình xuống trong cái chết nhục nhã trên thập giá, để làm cho nhân loại được sạch và mang ơn cứu độ đến cho mọi người (13,6-10)

6-8“Người đến chỗ ông Simon Phêrô …”:
Rửa chân là cách tỏ sự ân cần đón tiếp (St 18,4; 1Sm 25,41 ; Lc 7,44), theo nghĩa thông dụng bấy giờ là hầu hạ hay phục vụ. Hiểu theo ý nghĩa trên đây, Simon Phêrô phản ứng ngay, không dám để Thầy mình rửa chân cho. Nhưng việc Đức Giêsu làm, là phục vụ và rửa sạch, Người khiêm nhường nhận thân phận phục vụ bằng cái chết trên thập giá để tẩy rửa nhân loại khỏi tội lỗi. Vì thế, trong câu 8 Người khẳng định: “Nếu Thầy không rửa chân cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy”. Chung phần là được chia sẻ thân phận với Đức Giêsu, cùng với Người trải qua đau khổ để đạt tới vinh quang.

9-11 “Ông Simon Phêrô thưa …”:

Những câu này có ý trình bày: Hành động của Đức Giêsu biểu trưng việc hy sinh sắp tới của mình cho các môn đệ. Như vậy, Đức Giêsu là phương tiện đem lại ơn cứu độ, và những ai chung phần với Người, mới được đón nhận ơn cứu độ. Vì thế Người mới nói thêm: các môn đệ đã sạch đủ, ngoại trừ Giuđa, là người sẽ không thông phần với Đức Giêsu

 Thánh sử Gioan thêm câu 11 như một lời chú thích để nhắc nhở đọc giả: Đức Giêsu biết Giuđa sắp làm gì.

12-13 “Khi rửa chân cho các môn xong …”:

Đức Giêsu trở về chỗ trong tư thế một ông thầy dạy. Người làm cử chỉ rửa chân như một kiểu mẫu, sau đó Người dùng lời nói để dạy dỗ các môn đệ.

 14-15 “Vậy nếu Thầy là Chúa …”:

Đây là lệnh truyền cho các môn đệ phải theo gương Đức Giêsu trong việc phục vụ. Lc 22,24-30 nối kết sự thông phần của các môn đệ trong bữa tiệc cánh chung với sự thông phần của họ trong việc khổ nạn của Đức Giêsu, và với quyết tâm theo gương Thầy để phục vụ.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Nhìn vào Chúa Giêsu:

a) Xem việc Chúa làm:

- Bấy giờ Người đứng dậy rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra và lấy khăn mà thắt lưng: Chúa Giêsu đã tự hiến, từ bỏ thân phận Thiên Chúa, mặc lấy thân phận tôi đòi và làm công việc phục vụ.

Noi gương Chúa, trong các công tác phục vụ tha nhân, chúng ta phải có tinh thần tự hiến, biết quên mình và khiêm nhường để phục vụ.

- Đức Giêsu đổ nước vào chậu và rửa chân cho các môn đệ.

Người phục vụ phải biết nhạy cảm và sáng suốt, tìm ra những phương tiện thích hợp để phục vụ cách hữu hiệu cho tha nhân.

- Khi rửa chân xong, Đức Giêsu mặc áo, về chỗ ngồi: Người làm gương bằng hành động nhưng hướng dẫn bằng lời nói.

Người môn đệ nêu gương tông đồ bằng việc làm, nhưng cần phải dùng lời nói để giải thích và hướng dẫn. Điều này đòi hỏi cần phải giải thích và hướng dẫn các nghi thức phục vụ để người tham dự hiểu được và tham dự cách tích cực hơn.

b) Nghe lời Chúa nói:

- “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu”: Khi được rửa chân, Phêrô không hiểu ý nghĩa việc Chúa làm, nhưng sau khi Chúa phục sinh, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, các tông đồ mới hiểu được, đó là việc cần thiết để được ơn cứu rỗi.

 Khi tham dự các nghi thức phụng vụ, khi đón nhận các bí tích mà không hiểu được ý nghĩa, chúng ta cần lấy đức tin để đón nhận cách ý thức và vâng phục.

- “Chẳng được chung phần với Thầy”: Chúa nói với Phêrô từ chối rửa chân, theo nghĩa tiêu cực, nhưng đối với chúng ta theo nghĩa tích cực, Chúa đoan hứa những ai làm môn đệ Chúa, thì được chia sẻ thân phận của chúa, là cùng với Người trải qua đau khổ để đạt tới vinh quang.

- “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không?” : Chúa đặt câu hỏi để gợi sự chú ý của các môn đệ về việc Chúa làm.

Chúng ta cần suy gẫm tìm hiểu những việc Chúa làm được ghi lại trong Thánh kinh, và những việc Chúa đang thực hiện qua Hội Thánh … để nhận ra ý Chúa mà sống và noi gương những việc Chúa làm.

“Vậy nếu Thầy là Chúa …”:

Chúa tự lấy mình làm mẫu gương để các môn đệ bắt chước. Người tông đồ của Chúa cần phải có những việc làm cụ thể để nêu gương sáng và chứng thực cho lời mình giảng.

- “… để anh em cũng em cũng làm như Thầy để làm cho anh em”.

Người môn đệ Chúa phải noi theo gương Chúa phục vụ: tự hiến, quên mình và khiêm nhường phục vụ tha nhân.

1. Bài Tin Mừng này được đặt vào ngày thứ Năm Tuần Thánh, phụng vụ muốn nhấn mạnh đến tình yêu thương của Chúa đối với loài người chúng ta. Tình yêu được thực hiện qua việc Chúa thiết lập nhiệm tích Thánh Thể. Và việc Chúa muốn loài người đáp lại tình yêu ấy bằng cách sống luật bác ái. Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ và đòi các môn đệ rửa chân cho nhau là để thực thi luật bác ái đó.

2. Lễ chiều hôm nay cũng gọi là “Bữa Tiệc Ly”. Trong thánh lễ này, chúng ta hồi tưởng lại các biến cố xảy ra:
+ An Chiên Vượt Qua.

+ Chúa Giêsu rửa chân cho các Tông Đồ để dạy bài học bác ái và khiêm nhường.

+ Chúa Giêsu báo trước việc Giuđa phản bội.

+ Chúa Giêsu thiết lập nhiệm tích Thánh Thể và chức Linh Mục.

+ Bài diễn từ giã biệt và lời cầu nguyện mục vụ.

Khi tham dự các nghi thức chiều nay, chúng ta cần có tâm tình biết ơn và cảm mến Chúa Giêsu, Đấng đã, đang và sẽ yêu thương chúng ta mãi mãi, vì Người đã chấp nhận chịu chết để đem lại sự sống cho chúng ta.

ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE SÀI GÒN

Địa chỉ: Số 06, Tôn Đức Thắng, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh

Copyright © CHỦNG SINH KHÓA 10

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi