TÌNH YÊU VƯỢT LÊN TRÊN SỰ CHẾT

Thứ sáu - 29/03/2024 12:16
TÌNH YÊU VƯỢT LÊN TRÊN SỰ CHẾT
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, không khó để chúng ta nghe biết những câu chuyện về sự hy sinh của những người mẹ dành cho đứa con của mình. Sự hy sinh đó có thể là tiền bạc, công việc, hạnh phúc, tuổi trẻ, sức lực,… và cũng có cả: mạng sống!
TÌNH YÊU VƯỢT LÊN TRÊN SỰ CHẾT
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như ngày nay, không khó để chúng ta nghe biết những câu chuyện về sự hy sinh của những người mẹ dành cho đứa con của mình. Sự hy sinh đó có thể là tiền bạc, công việc, hạnh phúc, tuổi trẻ, sức lực,… và cũng có cả: mạng sống! Một bà mẹ trẻ hiếm muộn vỡ òa hạnh phúc khi biết mình có con sau bao năm chạy chữa. Thế nhưng khi niềm vui chưa tròn thì chị lại phát hiện mình bị ung thư, cần phải bỏ con để xạ trị bằng hóa chất. Bỏ qua tất cả những lời khuyên ngăn của gia đình và bạn bè, chị vẫn quyết định giữ lại đứa con, mặc cho khối u làm chị chết dần chết mòn. Trải qua bao đớn đau, cuối cùng con chị cũng chào đời. Chị ôm con, âu yếm, nựng nịu, gượng nói cười với dòng lệ tuôn rơi: “Em muốn được sống như mọi người nhưng không thể mất con…”. Chị ra đi không lâu sau khi con chào đời. Có đủ không nếu chúng ta lấy tình yêu của người mẹ trẻ ấy với đứa con của mình để hình dung tình yêu của Đức Giê-su dành cho nhân loại trên thập giá?
Với cuộc Thương Khó của Đức Giê-su mà các sách Tin Mừng thuật lại, chúng ta thấy có quá nhiều cảnh buồn sầu, đau đớn đến cực độ mà Chúa Giê-su phải gánh chịu. Khởi đầu là nỗi đau khi biết mình sẽ bị nộp bởi chính người môn đệ thân tín, rồi đến sự hãi hùng xao xuyến đổ cả mồ hôi máu, cùng với sự thờ ơ của những người thân cuối cùng trong vườn Gietsemani, rồi bị bắt trói, bị chối bỏ, vu cáo, đánh đập, sỉ vả… và cuối cùng là cái chết ô nhục trên thập giá.
Tin Mừng cho chúng ta biết Đức Giê-su chết vào khoảng ba giờ chiều, lúc Người đang cầu nguyện. Theo Lu-ca, lời cầu nguyện cuối cùng của Người lấy ra từ thánh vịnh 31: “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha!” (Lc 23,46). Còn thánh Gio-an thì ghi: “Thế là đã hoàn tất” (Ga 19,30). Cụm từ “đã hoàn tất” đưa ta trở về thời điểm khởi đầu cuộc khổ nạn, khi Đức Giê-su rửa chân cho các môn đệ, thánh Gio-an đã nhấn mạnh là Đức Giê-su yêu thương các môn đệ Người “cho đến tận cùng” (x.Ga 13,1). Cái “tận cùng” này đã đến đích với cái chết của Đức Giê-su. Đó là tận cùng của biên cương và vượt qua biên cương. Tận cùng của yêu thương trọn vẹn: Người đã trao ban chính mình.
Tình yêu vẫn luôn nhiệm lạ, người ta tìm cách để định nghĩa về tình yêu, nhưng chẳng có một định nghĩa hay ngôn ngữ nào đủ sức diễn giải cho tình yêu. Nhạc sĩ Cao Huy Hoàng đã viết: “Yêu là chết đi, là đóng đinh, là biết hy sinh cho người mình yêu…”. Có thể nói đây là định nghĩa thỏa đáng nhất về tình yêu. Vị nhạc sĩ đã lấy hình ảnh Đức Giê-su khổ nạn để biểu trưng cho tình yêu, một tình yêu vượt trên tất cả, không chi sánh bằng. Chính cái chết của Đức Giê-su trên thập giá đã thể hiện và cho thấy một tình yêu đích thực, tình yêu nhiệm lạ vượt quá trí khôn con người. Đức Giê-su gục đầu trên thập giá vì yêu, yêu cả nhân loại và yêu cả những kẻ, vừa mới đây thôi, đã bắt bớ, sỉ vả, đánh đập và đóng đinh Người: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Chẳng còn lời nào hơn để nói về tình yêu của Đấng Cứu Thế, mà thiết nghĩ, chúng ta cũng đừng cố tìm lời mà nói. Nên chăng, hãy thinh lặng, suy nghĩ, nghiệm ngẫm…!
Trong khi người Rô-ma cố tình giữ các tội nhân trên thập giá để nêu gương cho người khác thì luật Do Thái buộc các tử tội phải được xuống ngay trong ngày (x.Đnl 21,22). Vì thế quân lính có nhiệm vụ phải đánh vỡ ống chân để các tử tội mau chết. Hai tên cướp bị đánh giập ống chân. Còn Đức Giê-su, vì thấy Người đã chết, nên họ không đánh gẫy xương chân. Nhưng một tên lính lấy lưỡi đòng đâm xuyên cạnh sườn bên phải của Người, thấu tim, khiến “máu cùng nước chảy ra” (Ga 19,34). Lúc đó là giờ người ta đem giết các con Chiên Vượt Qua. Luật buộc không được làm gẫy xương các chiên này (Xh 12,46). Ở đây Đức Giê-su hiện thân như là Chiên Vượt Qua đích thực, một con chiên vẹn tuyền gánh tội trần gian. Nước và máu chảy ra từ trái tim bị đâm thâu của Đức Giê-su là nguồn mạch ân huệ cho nhân loại mọi thời. Đó là hình ảnh của Bí tích Thánh Thể và Phép Rửa, cả hai tuôn ra từ cạnh sườn bị đâm thâu, từ trái tim của Người. Cả hai nhập thành một dòng chảy mới tạo nên Giáo Hội và đổi mới con người. Hình ảnh cạnh sườn mở còn được liên tưởng đến việc tạo dựng E-và từ cạnh sườn người nam, và đó cũng là việc tạo dựng một người đàn bà mới – Giáo Hội – từ cạnh sườn A-đam mới là Đức Giê-su. Và chính Giáo Hội sẽ trải dài tình yêu, sứ mạng của Đức Giê-su đến muôn ngàn thế hệ…
Đứng trước tình yêu quá đỗi lớn lao và cuộc thương khó của Ngôi Hai Thiên Chúa, có lẽ chúng ta cũng chỉ biết gục đầu. Gục đầu vì chẳng hiểu nổi mầu nhiệm tình yêu ấy, gục đầu cho những ray rứt ăn năn… và gục đầu để cảm tạ. Chúa ơi! Chúng con có là chi đâu…? Chúa ơi! Sao chúng con ngây ngô chẳng hiểu rằng ngay giờ này, phút này, Chúa vẫn đang buồn sầu, đau đớn, đổ máu vì chúng con vẫn phạm tội, vẫn chai lì?
Chúng ta vẫn thường lấy sự yếu đuối của phận người để biện hộ cho mình. Đúng thôi! Chúa Giê-su đón nhận sự yếu đuối của chúng ta. Nhưng, hơn tất cả, Người muốn chúng ta phải biết tỉnh thức, phải nhận ra mình yếu đuối và cần đến Người biết bao. Ngày ngày Người vẫn ở đó, bên Bàn Thánh, để ban sức mạnh thần thiêng nuôi dưỡng chúng ta; Người chờ đợi để tha thứ cho chúng ta. Vậy chúng ta đã tìm đến với Người? Trái tim yêu thương của Chúa Giê-su vẫn rộng mở, vẫn tuôn trào máu và nước ân sủng cho chúng ta. Hãy đến để biết yêu như Người, chết đi như Người và phục sinh như Người.
Học viện Đa Minh

Tác giả: tinvui

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi