GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN, NĂM B

Thứ sáu - 26/01/2024 11:07
Lm. Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm
GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN, NĂM B
 
 
   

  1. CHÚA GIÊSU GIẢNG DẠY VÀ HÀNH ĐỘNG CÓ UY QUYỀN
Kenneth L. Woodward viết trên tạp chí Newsweek, cho chúng ta cái nhìn thoáng qua về ý nghĩa của sự xuất hiện của Chúa Giêsu trong thế giới chúng ta. Ông viết: “Cho dù chúng ta muốn hay không, cuộc đời Đức Kitô đã hoàn toàn biến đổi nền văn hóa của nhân loại trên khắp thế giới. Trước khi Chúa Giêsu đến, thế giới được cai trị bởi chủ  thuyết “chân lý thuộc về kẻ mạnh”. Nhưng lời dạy của Chúa Giêsu về sự khiêm nhường, về phục vụ, đưa luôn má kia… đã định lại cái nhìn của chúng ta về tính cách con người, về chiến tranh, về giới tính. Chúa Giêsu dấn thân phục vụ người nghèo, phụ nữ và trẻ em đã mở ra con đường cho các quyền con người và bình đẳng cho phụ nữ. Hôn nhân trở nên bình đẳng hơn. Ở La Mã cổ đại, việc giết trẻ sơ sinh nữ là một thói quen phổ biến trong các gia đình. Nhà xã hội học Rodney Stark cho biết rằng có bằng chứng cho thấy trong số khoảng 600 gia đình La Mã cổ đại, chưa đến một chục gia đình có nhiều hơn một con gái. Nhưng các Kitô hữu coi trọng mạng sống của tất cả mọi người, dù là nam hay nữ, và cấm giết bất kỳ trẻ em nào”.
* Nhưng cuộc canh tân này vẫn chưa hoàn tất. Chúng ta như còn đang sống trong một thế giới tiền Kitô giáo. Vẫn còn quá nhiều hận thù, bạo lực, nhân phẩm bị coi thường. Là người môn đệ Chúa Giêsu chúng ta hãy mạnh dạn dấn thân cho nỗ lực đổi mới này.

 
  1. THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA VẪN CÒN BỊ QUỶ ÁM?
Thế giới thời Chúa Giêsu là một thế giới bị bao trùm bởi quỷ ám. Đàn ông và phụ nữ trong thế giới cổ đại đều tin vào ma quỷ. Ma quỷ đối với họ là một quyền năng mạnh mẽ cụ thể. Thế giới trong những thế kỷ đầu tiên là một thế giới thống khổ và đau thương. Không có nhiều phương thế để giảm bớt đau khổ. Đó là một thế giới mà những thảm họa thiên nhiên đã gây thiệt hại nặng nề cho cuộc sống. Bệnh tật, ngay cả bệnh nhẹ nhất cũng có thể gây tử vong. Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao. Tuổi thọ ở vào khoảng giữa bốn mươi. Bởi vì họ không biết nguyên nhân của thiên tai, tai họa và bệnh tật, người dân đã liên kết những tác họa này với ma quỷ. Chúng ta sống trong thế giới hiện đại khó có thể nhận ra sức mạnh và ảnh hưởng của ma quỷ đối với cuộc sống con người vào thế kỷ đầu tiên. Nhưng khi nói đến cái ác và ma quỷ, liệu có quá nhiều khác biệt giữa thế kỷ thứ nhất và thứ 21 chúng ta không? Chúng ta không thể coi cái ác như một hiện tượng của riêng thế kỷ thứ nhất. Nó vẫn còn hoạt động với sức mạnh hủy diệt trong thế giới cũng như trong tâm hồn chúng ta hôm nay. Trong một đời người, chúng ta đã chứng kiến những cuộc tàn sát trong Thế chiến II, thảm sát người Do Thái, diệt chủng ở Campuchia và ở Jonestown, thanh lọc sắc tộc ở Bosnia, lạm dụng trẻ em ở Mỹ, các vụ đánh bom tại Tháp đôi của New York và Thành phố Oklahoma. Nhóm khủng bố Boko Haram và ISIS tàn bạo... Ai có thể phủ nhận rằng thế kỷ của chúng ta không bị quỷ ám?
 
  1. SAO ÔNG KHÔNG BƯỚC RA KHỎI VÁN?
Stephen Brown kể về một người đàn ông đang ngồi trên một cái ván đóng đinh, và nó làm cho ông đau đớn. Một nhà tâm lý học đến và nói: “Thưa ông, lý do khiến ông bị tổn thương bắt nguồn từ những chấn thương thời thơ ấu. Ông cần trị liệu”. Sau đó, một nhà xã hội học đi đến, nhìn thấy người đang bị đau ông nói: “Bạn gặp vấn đề, và rõ ràng đó là hậu quả của môi trường mà bạn lớn lên. Tổn thương gây ra từ một môi trường không thích hợp.” Một nhà kinh tế tiếp theo đến và nói: “Tiền là gốc rễ của mọi tổn thương. Hãy để tôi giúp bạn kiếm tiền đầy ví của bạn”. Sau đó, một mục sư đi đến và nói: “Nếu ông học cách ngợi khen Chúa trong mọi hoàn cảnh, ông sẽ không bị tổn thương nhiều như vậy. Đời sống thiêng liêng của ông giúp đạt được điều gì đó mong muốn. Hãy bắt đầu đọc Kinh Thánh và cầu nguyện mỗi ngày, rồi tình trạng sẽ trở nên tốt hơn”. Cuối cùng, một cô bé đến và nói: “Thưa ông, tại sao ông không xuống khỏi ván?”
* Một số người trong chúng ta không muốn nhìn thẳng vào vấn đề để giúp người khác. Chúa Giêsu chữa lành một người bị quỷ ám ngay khi Người nhìn thấy ông này trong hội đường.

4. UY LỰC CỦA LA MÃ
Antiôchô IV Ephiphanes, vua nước Syria, rất thèm muốn Ai Cập. Ông đã tập hợp một đội quân đông đảo và tiến chiếm đất nước đó vào năm 168 TCN. Nhưng ông đã bị bẽ mặt nặng nề: người La Mã yêu cầu ông trở về nước. Họ không cần phải gửi một đội quân nào để chống lại ông. Đó là sức mạnh của La Mã mà họ không cần đến ngay trong trường hợp này. Họ cử một viên chức viện nguyên lão tên là Popilius Laena với một nhóm tùy tùng không trang bị vũ khí. Popilius và Antiôchô gặp nhau tại ranh giới của Ai Cập. Họ cùng thảo luận; cả hai đều biết rõ La Mã và họ tỏ ra rất thân thiện. Sau đó, Popilius rất nhẹ nhàng nói với Antiôchô rằng La Mã không muốn vua tiếp tục chiến dịch và mong ông rút quân về nước. Antiôchô nói rằng để ông xem xét vấn đề này. Popilius lấy cây quyền trượng và vẽ một vòng tròn trên cát quanh chỗ Antiôchô đứng. Ông nói một cách lặng lẽ: “Hãy suy nghĩ ngay bây giờ; ông sẽ cho tôi quyết định của ông trước khi ông bước ra khỏi vòng tròn này.” Antiôchô suy nghĩ một lát và nhận ra rằng không thể thách thức La Mã. Ông nói: “Tôi sẽ về nước”. Đó là một nỗi nhục nhã cho một vị vua. Nhưng đó là quyền lực và thẩm quyền của Caesars La Mã.
* Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe biết về một Đấng thực thi uy quyền của mình- không phải quyền lực chính trị, mà là uy quyền của Thiên Chúa. Không phải để khuất phục bất kỳ ai khác mà để phục vụ và giải thoát con người.

5. MA QUỶ HOẠT ĐỘNG
Một du khách đứng trước Nhà thờ Đức Bà Paris, chiêm ngưỡng công trình kiến ​​trúc nổi tiếng với các bức tượng tuyệt đẹp của nó. Một người dân Paris tiến lại gần và hỏi một câu có vẻ kỳ quặc: “Ông có thấy điều gì thú vị ở đó không?” Khách du lịch trả lời: “Tại sao không? Nó rất tạo ấn tượng và đem lại nhiều cảm hứng.” Người mới đến này hướng dẫn khách và chỉ vào một nhóm hoa văn khắc tạo một linh hồn đang được cân trong cái cân công lý: “Ông hãy nhìn kỹ vào những hình tượng kia”...Hãy để ý thiên thần đứng một bên và Satan ở bên kia. Ma quỷ có vẻ ngoài mong muốn sự công bằng, công lý và sự  trung thực, phải không?” Khách du lịch thừa nhận: “Đúng! nhưng tôi không thấy có điều gì khác thường về điều này.” Người Paris đề nghị: “Ông hãy nhìn kỹ hơn một chút, nhìn dưới cái cân đó.” Và khách du lịch đã nhận ra. Đúng rồi! Dưới cái cân bên phía Satan là một con quỷ nhỏ đang kéo cái cân xuống. Đó là cách hoạt động của ma quỷ. Nếu chúng ta quyết định từ bỏ một thói quen xấu nào đó, hoặc nếu chúng ta quyết định theo sát Chúa hơn, dường như Satan sẽ tránh sang một bên và thừa nhận thất bại của mình. Nhưng nó chỉ giả vờ. Thật sự nó luôn hoạt động bí mật từ một góc độ khác. Đây là lý do tại sao chúng ta là phải luôn tỉnh thức và cầu nguyện. Cám dỗ có thể đến với chúng ta bất cứ lúc nào, ngay cả sau một chiến thắng về mặt thiêng liêng, vì trận chiến thiêng liêng không bao giờ kết thúc.
* Thánh Phêrô đã nhắc nhở chúng ta: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy dứng vững trong đức tin mà chống cự”. (1 Pr 5,8)

6. DOSTOEVSKY VÀ CON QUỶ CỜ BẠC
Tiểu thuyết gia người Nga, Feodor Dostoevsky được mệnh danh là “bậc thầy về tâm hồn con người” nhờ những hiểu biết sâu sắc về tâm lý, nhưng ông lại gặp khó khăn trong việc làm chủ cam kết của chính mình. Một “con quỷ” đã làm phiền anh ta là thói nghiện cờ bạc. Cơn nghiện bắt đầu khi Dostoevsky bước vào một sòng bạc và đặt cược vào vòng quay roulette. Anh ấy đã thắng - và nhờ thế những khó khăn tài chính của anh đã kết thúc. Tuy nhiên, anh ta đã không dừng lại khi đang thắng; anh ấy tiếp tục chơi và cuối cùng lại mất tất cả. Trong cơn tuyệt vọng, anh ta đã cầm cố nhẫn, đồng hồ và áo khoác của mình. Rồi anh ta lại mất hết số tiền đó. Sau đó, anh ta cảm thấy đau khổ, không chỉ vì thua lỗ, mà vì nhận thấy mình sống thiếu lí trí khiến dẫn đến hành động mù quáng. Anh quyết tâm không bao giờ đánh bạc nữa. Anh thề với vợ sẽ bỏ cờ bạc, nhưng đó lại là một lời hứa mà chị đã nghe đi nghe lại nhiều lần. Cờ bạc không chỉ khiến Dostoevsky chìm sâu vào nợ nần chồng chất mà còn đe dọa cuộc hôn nhân và gia đình của anh. Tình trạng này tiếp tục trong nhiều năm. Một ngày nọ, mọi thứ tưởng đã thay đổi. Nhưng Dostoevsky đã gom góp một số tiền tương đương vài trăm đô la. Anh tính toán cẩn thận phần nào mình sẽ mạo hiểm và phần nào để tiết kiệm. Nhưng cũng như mọi khi, sự điên cuồng đã lấn át anh ta, và anh ta không chỉ đánh cược mọi thứ mà còn hỏi mượn những người đánh bạc cho anh ta vay thêm tiền, trao cho họ một số quần áo làm tài sản thế chấp. Khoảng chín giờ rưỡi tối, anh ta bước ra khỏi sòng bạc, cảm thấy vô cùng hối hận. Ngay lúc đó, anh quyết định tìm đến một linh mục để xin xưng tội. Sau đó, anh viết: “Tôi như thể bị dội một gáo nước lạnh vào người. Tôi chạy về nhà…” Kể từ ngày đó trở đi, anh ta không bao giờ vào một sòng bạc nào nữa và đã sống những năm làm việc hiệu quả nhất, hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình.
* Chúng ta không biết chính xác chuyện gì đã xảy ra với Dostoevsky vào đêm hôm đó. Nhưng bằng cách nào cơn nghiện của anh ta đã bị cắt đứt thì chắc chắn có liên quan đến sự thôi thúc của anh muốn thú nhận tội lỗi và tìm sự tha thứ của Chúa. Và điều này như một con quỷ ô uế đã bị đuổi khỏi anh ta.

7. SÁCH GIÁO LÍ NÓI VỀ BÙA NGẢI
Giáo hội luôn cảnh báo tất cả con cái của mình chống lại việc thử nghiệm các thực hành huyền bí. Những thứ này được phổ biến và chấp nhận trong xã hội của chúng ta, nhưng điều đó không có nghĩa là nó vô hại cho đức tin của chúng ta. Sách Giáo lí Công giáo ghi: “Các thực hành ma thuật hay pháp thuật mà người ta muốn dùng để chế ngự các sức mạnh bí ẩn, bắt chúng phục vụ mình và nắm được quyền lực siêu phàm trên người khác – dù là để chữa bệnh – đều nghịch lại nhân đức thờ phượng cách nghiêm trọng. Các việc này càng đáng lên án hơn, khi có dụng ý làm hại người khác, hay cậy nhờ đến sự can thiệp của ma quỷ. Mang bùa cũng là điều đáng trách. Chiêu hồn thường gồm các thực hành bói toán hay ma thuật. Hội Thánh cũng khuyên các tín hữu phải xa lánh việc đó. Khi dùng các phương thuốc gọi là gia truyền, không được kêu cầu các quyền lực sự dữ, cũng không được lợi dụng sự cả tin của những người khác.” (GLHTCG 2117)
* Khác xa với những trò tiêu khiển vô tội vạ, những hoạt động này mâu thuẫn trực tiếp với đức tin của chúng ta vào Chúa Kitô, vì chúng tìm kiếm sự hoàn thiện, ý nghĩa và mục đích ngoài Thiên Chúa.

8. TỰ DO PHỤC VỤ
Những ngày đầu thế kỷ 19, một ông chủ đồn điền giàu có đã bị chú ý bởi tiếng khóc nức nở đau lòng của một cô gái nô lệ chuẩn bị bước lên sàn đấu giá để bị bán. Cảm động trước sự thôi thúc mạnh mẽ lúc đó, ông ta đã mua cô với giá rất cao rồi biến mất trong đám đông. Khi cuộc đấu giá kết thúc, người bán hàng đến chỗ cô gái đang khóc và đưa cho cô hóa đơn bán hàng. Trước sự ngạc nhiên của cô, người chủ đồn điền đã viết 'Được tự do' trên tờ giấy mà lẽ ra phải giao cô cho ông ta như vật sở hữu của ông ta. Cô đứng không nói nên lời khi từng người nô lệ đã bị một ông chủ bắt và lôi đi. Đột nhiên, cô quỳ xuống chân người bán hàng và kêu lên: “Người đàn ông đã mua tôi đâu rồi? Tôi phải tìm ông ấy! Ông ấy đã trả tự do cho tôi! Tôi phải phục vụ ông ấy chừng nào tôi còn sống!
* Chúng ta có sẵn sàng phó thác cuộc đời mình cho Chúa Giêsu, Đấng đã giải thoát chúng ta và giáo huấn chúng ta với thẩm quyền thiêng liêng không? (Anthony Castle in More Quotes and Anecdotes; cha Botelho trích dẫn).

9. TIN MÙ QUÁNG
Trong nhiều thế kỷ, người ta tin rằng Aristote đã đúng khi ông cho rằng vật càng nặng thì rơi xuống đất càng nhanh. Aristote được coi là nhà tư tưởng vĩ đại nhất mọi thời đại và chắc chắn ông không sai. Tất nhiên, bất kỳ ai cũng có thể lấy hai vật, một nặng và một nhẹ, rồi thả chúng từ độ cao xuống để xem vật nặng hơn có rơi xuống trước hay không. Nhưng không ai thực hiện điều đó cho đến gần 2000 năm sau cái chết của Aristote. Năm 1589, Galileo triệu tập các giáo sư uyên bác đến chân Tháp nghiêng Pisa. Sau đó, ông đi lên đỉnh tháp và đẩy ra một vật nặng 10 pound và 1 pound. Cả hai đều rơi xuống cùng một lúc. Tuy nhiên, sức mạnh của niềm tin mạnh đến mức các giáo sư vẫn phủ nhận điều họ chứng kiến. Họ tiếp tục nói rằng Aristotle đã đúng.
* Điều này minh họa hoàn hảo những gì đang diễn ra trên thế giới ngày nay. Người ta có thể cho thấy những tác động hủy diệt của môi trường xuống cấp, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh...

10. QUYỀN THA TỘI
      (Chuyện vui)
Một ngày nọ, một người đàn ông say rượu, bẩn thỉu đi ngang qua một Nhà thờ Công giáo, nhìn thấy một tấm biển trên cửa có ghi: “Có giải tội”. Vì đã lâu không xưng tội nên anh lảo đảo bước vào nhà thờ, quỳ xuống và bắt đầu thú nhận tội lỗi của mình. Thật không may, hơi thở của anh ta hôi đến mức vị linh mục giải tội không thể chịu được và quyết định cắt ngắn mọi chuyện. Ngài nói với người say rượu: “Này, gần đây anh có phạm tội giết người không?” Người say rượu trả lời: “Không”. Vị linh mục nói với anh ta: “Được rồi, vậy thì, tôi sẽ đọc lời xá tội cho anh.” Hơi bối rối, người say rượu loạng choạng bước ra khỏi tòa giải tội và khi đang bước xuống các bậc thềm nhà thờ, anh nhìn thấy một người bạn say rượu đang đi vào Nhà thờ. Người say rượu đầu tiên hỏi: “Anh định xưng tội à?” Người say rượu thứ hai nói: “Phải!” Người đầu tiên nói: “Đừng lãng phí thời gian của bạn, hôm nay ông ấy không nghe thấy gì ngoại trừ những vụ giết người!”



 

Tác giả: tinvui

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi