TÌM HIỂU LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN, NĂM B

Thứ sáu - 02/02/2024 13:22
Lm. Giuse Ngô Quang Trung
TÌM HIỂU LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 5 THƯỜNG NIÊN, NĂM B
 
 
   

Hôm nay các bài đọc cung cấp cho chúng ta những bức ảnh chụp nhanh từ album ảnh của cuộc sống. Chúng ta thấy có ba chiều kích liên quan đến sự tồn tại của con người: sự khắc nghiệt của đời sống, Chúa Giêsu làm dịu bớt sự nghiệt ngã này, và người môn đệ rao giảng sứ điệp cứu rỗi của Chúa Giêsu. Các bài đọc theo nội dung riêng tiếp tục chủ đề về tư cách người môn đệ, và qua đó cũng khắc họa thêm bức chân dung của Chúa Giêsu.

BÀI ĐỌC 1: G 7,1-4,6-7
Sự đau khổ của ông Gióp

Trong cả chu kỳ ba năm, chỉ có hai bài đọc Chúa nhật trích từ sách Gióp, một câu chuyện đáng yêu và bi thảm. Cuốn sách này đặt vấn đề gay gắt nhất về bệnh tật và đau khổ của kiếp nhân sinh: tại sao con người phải đau khổ? Ông Gióp đã mất tất cả, của cải, gia đình, sức khỏe. Ông ta ngồi trên một đống rác, gãi vào vết loét thân mình bằng một miểng sành của cái bình vỡ. Trong phân đoạn này, ông đã đưa ra một bức tranh đau đớn về sự thất vọng của người bệnh: thời gian trôi qua chậm chạp và vô nghĩa, những cảm nhận méo mó, điên rồ. Ông như cảm thấy Thiên Chúa đang trừng phạt mình, nhưng ông vẫn bám lấy Ngài như một niềm hy vọng được giải thoát. Bệnh tật và cái chết không đáng có là điều gây vấp phạm cho bất cứ ai tin vào một Thiên Chúa tình yêu. Trên bình diện tự nhiên, bệnh tật là một lời nhắc nhở rằng mọi thứ không đi theo trật tự phải có và có thể trở nên tồi tệ hơn. Đối với người tin Chúa, đó là lời nhắc nhở rằng công trình sáng tạo rực rỡ, phong phú và tinh vi này không thể tự nó tiếp tục phát triển mãi mãi, mà phải trở về với Thiên Chúa vào đúng thời gian Ngài ấn định. Như Giêrêmia giải thích, cái bình không thể phàn nàn với người thợ gốm: “Tại sao ông lại tạo nên tôi như thế này?” Nhưng không lẽ một vị Thiên Chúa yêu thương đã làm điều gì đó sai? Hay đó là hậu quả của những cuộc phản kháng của chúng ta chống lại Thiên Chúa khiến lòng tín thác vào Ngài đã nhường chỗ cho sự sợ hãi và ngờ vực?

ĐÁP CA: Tv 147,1-6
Chúa chữa lành những cõi lòng đau thương

Tác giả Thánh vịnh bắt đầu với lời kêu gọi ngợi khen Thiên Chúa vì Ngài nhân từ yêu thương (c. 1). Ngài đã tập hợp dân Ngài, dân Israel, giải thoát họ khỏi cảnh lưu đày. Ngài đã dẫn đưa họ về quê hương để xây dựng lại Giêrusalem. Ngài đã chữa lành những cõi lòng tan vỡ và băng bó các vết thương của họ (cc. 2-3). Ngài là Đấng Tạo Hóa đã tạo ra các vì sao, nâng đỡ những kẻ bị áp bức và xét xử kẻ ác (cc. 4-6). Những người nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa là những người tin cậy vào sự khôn ngoan của Chúa chứ không phải vào nỗ lực hay công trạng của họ (c. 5). Đối với các Kitô hữu, Thánh vịnh này mời gọi chúng ta ca ngợi Thiên Chúa không chỉ vì Ngài là Đấng Cứu Thế và Đấng ban nhiều ơn lành cho dân tộc Israel trong quá khứ, nhưng bởi vì, qua lòng nhân từ và tình yêu thương, Ngài đã ban Con Một là Đức Kitô Nhập Thể hiện diện trong cộng đồng nhân loại. Ngài hiện diện với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể và các Bí tích khác để chữa lành, an ủi và cứu độ chúng ta cho đến tận cùng thời gian.

BÀI ĐỌC 2: 1 Cr 6,16-19.22-23
Phaolô, nô lệ của mọi người

Khi tìm hiểu thư gửi cho tín hữu Côrintô, chúng ta thấy Phaolô suy tư về trách nhiệm của chính mình. Lời dạy của ngài thật vững chắc. Dưới sự thôi thúc của ơn Chúa kêu gọi, ngài không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giảng dạy lẽ thật. Tuy nhiên, trong ước muốn giành họ lại cho Chúa Kitô, ngài nhạy cảm với nhu cầu của tất cả mọi người. Ở đây, ngài vừa đưa ra phán quyết về việc có được phép ăn thức ăn đã cúng cho các ngẫu tượng hay không. Quan điểm đầu tiên của ngài là: vì những ngẫu tượng như vậy không tồn tại, nên những nghi thức cúng quảy cho chúng không ảnh hưởng đến thức ăn. Nhưng điểm quan trọng nhất mà ngài muốn nói tới, đó là chúng ta không được làm cho lương tâm của người khác chao đảo. Nói cách khác, nguyên tắc quan trọng nhất là phải nhạy cảm và quan tâm đến nhu cầu của các cá nhân. Nếu chỉ chú tâm đến hành động đúng, đôi khi chúng ta không thể hành động “theo nguyên tắc”, bởi vì như thế chúng ta sẽ chà đạp lên cảm xúc của người khác, và không để ý tới niềm tin chân thành của họ. Đối với Phaolô, nguyên tắc cao nhất trong cách đối nhân xử thế luôn là tình bác ái yêu thương.

TIN MỪNG: Mc 1,29-39
Chúa Giêsu giảng dạy và chữa lành

Bài đọc này tập hợp ba phần riêng biệt nhưng được kết nối với nhau chặt chẽ, có một câu tóm kết thúc. Nó mở đầu bằng một câu chuyện chữa lành mô tả Chúa Giêsu và các môn đệ Người rời khỏi hội đường, gợi ý rằng đó là ngày Sabát. Các ngài vào nhà của ông Simôn và người ta xin Chúa Giêsu chữa bệnh cho bà mẹ vợ của ông đang ốm. Không nói lời nào, Người đỡ bà ấy lên (égeíro). Bà được chữa lành ngay và bắt đầu phục vụ các ngài (diakonéo).

Mặc dù đó là một câu chuyện đơn giản, nhưng nó mang ý nghĩa thần học sâu xa. Trước tiên, Chúa Giêsu miễn trừ cho mình khỏi một số quy định về ngày Sabát và Người đã tự tin chữa bệnh vào ngày Sabát. Một hành động tương tự sau này bị coi là vi phạm tôn giáo (x. Mc 3, 2). Thứ hai, động từ được dịch trong cụm từ “đỡ bà ấy dậy” thường được sử dụng trong các trình thuật về biến cố Chúa sống lại. Trong thế giới cổ đại, những người bị bệnh một cách nào đó được cho là đang bị quyền lực thần chết khống chế. Cuối cùng, trong khi câu chuyện gợi ý rằng sau khi được chữa lành, bà ấy “phục vụ các ngài”. Động từ phục vụ này không chỉ biểu thị công việc nội trợ truyền thống của người phụ nữ. Trong các trình thuật khác, nó ám chỉ một sứ vụ hoặc việc phục vụ trong cộng đoàn. Câu chuyện này là một bài tường thuật về việc Chúa Giêsu thể hiện uy quyền độc nhất của Người đối với sức mạnh của sự chết. Người được giải phóng khỏi quyền lực sự chết này sau đó đi phục vụ những người khác.

Phần thứ hai cũng là một trình thuật về chữa bệnh. Trong đó, người dân trong thành đưa các thành viên gia đình và bạn bè bị bệnh và bị quỷ ám của họ đến để chữa bệnh. Mặt trời đã lặn, nên họ không bị bắt lỗi về việc mang gánh nặng vào ngày Sabát. Câu chuyện chỉ thuật lại những việc kỳ diệu Chúa Giêsu đã thực hiện mà không cho biết chi tiết. Người chữa lành bệnh tật và xua trừ ma quỷ, nhưng nghiêm cấm chúng không được tiết lộ danh tính thật của Người.

Những mâu thuẫn trong phần này rất nổi bật. Danh tiếng của Chúa Giêsu đã lan rộng đến nỗi Người buộc phải lánh đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện. Các động từ ở đây được đặt trong thể không hoàn thành để chỉ rằng đó là những hành động kéo dài. Có lẽ ông Simôn và những người khác nghĩ rằng Chúa Giêsu nên khai thác ảnh hưởng nổi tiếng của mình. Trong mắt họ, hành vi của Người thật là mâu thuẫn. Người thực hiện những thành công ngoạn mục nhưng sau đó lại lánh đi. Chúa Giêsu nhận ra rằng đám đông ào ạt đến với Người chỉ vì họ muốn có phép lạ. Còn Chúa Giêsu, Người muốn đám đông đến để chủ yếu nghe Tin Mừng Người rao giảng, tuy nhiên Người vẫn có thể làm phép lạ. Ma quỷ dường như biết Người là ai và người xuất hiện để làm gì, trong khi các môn đệ và đám đông lại hiểu lầm Người và sứ vụ của Người. Mọi chuyện trong phần này đều lưỡng nan.

Bài đọc kết thúc với lời tuyên bố tóm kết toàn bộ sứ vụ của Chúa Giêsu vào việc rao giảng và xua đuổi ma quỷ. Hai công việc này thực sự có mối liên hệ rất chặt chẽ. Sứ điệp chính về nõ lực rao giảng của Chúa Giêsu là thiết lập triều đại của Thiên Chúa được mong đợi từ lâu (x. Mc 1,15; Chúa Nhật Thứ Ba Thường niên). Tuy nhiên, trước khi triều đại Thiên Chúa có thể bén rễ và phát triển mạnh mẽ, thì quyền lực của sự dữ phải bị đánh bật và loại bỏ. Đánh đuổi ma quỷ thực sự là một cuộc đối đầu giữa quyền năng của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu và quyền lực sự dữ (x. Mc 1, 21-28; Chúa nhật Thứ Tư Thường niên). Các cuộc trừ quỷ thể hiện như một bằng chứng rõ ràng về uy quyền của Chúa Giêsu và về độ tin cậy của Tin Mừng mà Người rao giảng. Vì vậy, tác giả Tin Mừng tóm kết các hoạt động của Chúa Giêsu theo cách này thật là thích hợp.
 
   


THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
+  GLHTCG  547-550: Việc chữa lành, dấu chỉ Nước Thiên Chúa
+  GLHTCG  1502-1505: Đức Kitô, Đấng chữa lành
+  GLHTCG  875, 1122: Sự cấp bách của việc rao giảng Tin Mừng

 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi