NÚI CAO – BIẾN HÌNH

Thứ tư - 21/02/2024 20:09
Chúa Nhật II Mùa Chay B
St 22,1-2.9a.10-13.15-18; Rm 8,31b-34; Mc 9,2-10
NÚI CAO – BIẾN HÌNH



Bức họa Chúa Giêsu biến hình trên núi Tabor, là một trong những bức tranh bất hủ của danh họa Raphael, người Italia, hiện đang được cất giữ trong bảo tàng viện Vatican - nơi tập hợp nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới
Trong bức tranh, người ta thấy có ba tầng:
  • Ở tầng cao nhất của bức tranh là khuôn mặt và toàn thân Chúa Giêsu trong cảnh chiếu sáng rực rỡ giữa các tầng mây.
  • Ở tầng thứ hai của bức tranh và kề sát với Chúa Giêsu là ba vị tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan trong tình trạng ngây ngất trước sự biến hình vinh quang rực rỡ của Chúa Giêsu.
  • Và ở tầng thấp nhất của bức tranh, người ta thấy một nhóm môn đệ và một gia đình đang quây quanh một em bé đang đau liệt: tất cả đều chìm ngập trong một khung cảnh ảm đạm, mờ ảo…
Có lẽ danh họa Raphael đã cố gắng giải thích cho chúng ta về sứ điệp của Tin Mừng tường thuật cuộc biến hình của Chúa Giêsu: Vinh Quang trong biến cố Chúa Giêsu biến hình mà các môn đệ chiêm ngưỡng chính là niềm hy vọng của con người, Ngài là Ðấng cứu mọi nỗi đau con người. Ðứa bé đau liệt trong bức tranh là hình ảnh của chính mỗi người trong chúng ta, cũng như mang hình ảnh của toàn thể nhân loại đang chịu đựng vì không biết bao nhiêu bệnh tật trong thân xác lẫn tâm hồn. Ở tầng cuối của bức tranh, nhóm các môn đệ đang quây quanh cậu bé đau liệt, Raphael  đã làm nổi bật hai cử chỉ: cử chỉ của một người môn đệ đang trỏ tay chỉ về cậu bé và cử chỉ của một người môn đệ khác đang chỉ tay hướng về Chúa Giêsu trong vinh quang hiển dung như muốn khẳng định rằng: Chúa Giêsu vinh quang phục sinh là niềm hy vọng của con người, là điểm tới, là đi trong hy vọng đối diện với bao hoàn cảnh của mầu nhiệm Thập giá, đi trong điểm tới đó, là điểm đến cùng đích con người: Vinh quang phục sinh.
Đức Giêsu đưa riêng ba môn đệ  là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên một ngọn núi cao:
  • Chính ba môn đệ được chọn  là những chứng nhân được tham dự vào những biến cố đặc biệt trong đời Chúa Giêsu: được chứng kiến Chúa làm phép lạ cho bé gái 12 tuổi đã chết được sống lại (x. Mc 5, 37). Cũng ba ông là những người cùng Chúa vào vườn Cây Dầu khi Chúa cầu nguyện (Mc 14, 33). Cả ba môn đệ này đã chứng kiến cảnh Chúa hấp hối trong vườn Giêtsimani, bị bắt (x. Mt 26, 56. 69-75 ; Mc 15, 50. 66-72 ; Lc 22, 55-62 ; Ga 18, 15-27).
  • Đưa ba ông lên núi cao. Trong Thánh Kinh, Núi là nơi mặc khải những điều trọng đại, là nơi có các cuộc thần hiển: Thiên Chúa hiện ra nói chuyện với Môisê và ông đã đón nhận lề luật cho dân riêng như là dấu chỉ dân thuộc về Thiên Chúa (Xh 24); Thiên Chúa tỏ mình ra với Êlia trên núi Khoreb (1 V 19,8)...  Cả Ba Tin Mừng Nhất Lãm trình thuật Chúa Giêsu biến hình trên núi cao (x. Mt 17, 1-8 ; Mc 9, 2-8; Lc 9, 28 -36) cũng như được Phêrô đề cập trong Thư thứ 2  (2 P 1, 16-18). Tuy nhiên cả ba Tin Mừng không nói rõ Chúa Hiển dung trên ngọn núi nào và chúng ta không thể xác định là ngọn núi nào. Nhiều tác giả chú giải Thánh Kinh cho là núi Hermon nhưng truyền thống Giáo Hội ngay từ thới giáo phụ, thời đại rất gần với thời các môn đệ lại xác nhận núi Tabor là nơi chúa Giêsu biến hình: văn sĩ Origen ở thế kỷ thứ III đã nhắc đến và  được hai thánh Giáo phụ Cyril  thành JerusalemThánh Jerome, vị Giáo phụ chuyên về Kinh Thánh trong thời cổ đại và là người đầu tiên dịch Kinh Thánh từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh, được gọi là bản dịch Vulgate – bản dịch phổ thông, vào thế kỷ thứ IV. Sau này ở thế kỷ thứ V, núi Taborb nơi Chúa Biến hình cũng được nói tới trong tác phẩm thần học Transitus Beatae Mariae Virginis (Về Sự Ra Đi của Đức Maria Nữ Trinh Rất Thánh).
Đức Giêsu đã biến đổi hình dạng trước mặt các ba môn đệ, cùng với sự xuất hiện Êlia và Môsê, hai gương mặt nổi bật trong lịch sử dân Israel : Môsê lãnh đạo dân Chúa vượt qua về đất hứa, người đón nhận lề luật và truyền lại cho dân, ngôn sứ Êlia nói Lời của Thiên Chúa cho dân. Xuyên qua sự hiện diện của hai nhân vật này, Đức Giêsu đi vào để thuộc về lịch sử cuộc quan hệ giữa Thiên Chúa với dân Người. Lề Luật và Lời Chúa quy về Chúa Giêsu và sứ mạng của Môsê và Êlia được loan báo và  hoàn tất nơi Đức Giêsu Kitô bằng sự chứng nhận của Thiên Chúa từ Trời cao: “Đây là Con Ta yêu dấu”.
Thấy sự vinh quang cùng tiếng phán của Chúa Cha về Chúa Giêsu, Cả ba Phúc âm đều nhấn mạnh đến thái độ hoảng sợ của các môn đệ. “Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông hoảng sợ” (Mc 9,6); “Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ” (Lc 9,34); “Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng ngã sấp mặt xuống đất” (Mt 17,6). Sự kinh hoàng (hoảng sợ)  tương tự sự kinh hoàng của các phụ nữ khi sứ thần hiện ra tại mộ loan báo sự phục sinh của Chúa Giêsu (x. Mc 16,5-8), cả ba hoảng sợ vì chuyện bất thình lình và chưa hiểu việc gì xảy ra. Cho nên các ông hoảng sợ, chứng tỏ các ông khó mà hiểu, thậm chí không thể hiểu, tầm mức thiên sai của những lời nói và hành vi của Đức Giêsu. Theo biến cố Biến hình  của Tin Mừng Mattheu, khi Phêrô “ngã sấp mặt xuống đất” (Mt 17, 6) thì Chúa đến chạm vào ông và bảo: “Chỗi dậy đi, đừng sợ” (Mt 17, 7) . Người môn sinh phải vượt qua sự sợ hãi để đi tiếp sứ mạng, con đường mà các ông phải đi phải đối diện với bao gian nan thử thách, Đức Giêsu luôn mời gọi đừng sợ và chỗi dậy mà đi, đi trong hy vọng dưới ánh sáng phục sinh soi chiếu qua biến cố biến hình.
Môn sinh đến thụ giáo không phải để được mãi bên cạnh thầy mình, nhưng phải ra đi. Các môn đệ lên núi chiêm ngưỡng vinh quang không dừng lại sự chiêm ngưỡng nhưng phải xuống núi tiếp tục hành trình vào mầu nhiệm thập giá. Cũng thế, chúng ta không leo lên núi cao để ở lại mãi trên đó nhưng rồi cũng phải xuống núi. Sau cơn ngây ngất của ba vị tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan trên núi Tabor , Chúa Giêsu đã kêu gọi các ông hãy trở lại với thực tế: đó là thực tế của những cuộc gặp gỡ, đương đầu và cuối cùng là cái chết. Như Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu sau này khi suy niệm biến cố biến hình, đã cảm nghiệm: “Sống tình yêu không phải là căng lều trên đỉnh Tabor, mà là cùng với Đức Giêsu ta trèo lên đồi Calvê”. Tuy nhiên Chúa Giêsu đã hoá giải cuộc khổ nạn bằng hy vọng trong cuộc Biến hình rực rỡ, hóa giải đau khổ, thử thách bằng sự chiến thắng của Ngài. Như trong bức họa Chúa Biến hình, các môn đệ của tầng thứ ba, chỉ cậu bé đang bị đau khổ vì bại liệt và chỉ Chúa Giêsu đang biến hình vinh quang 
Chúa biến hình nhắc cho các môn đệ và cho cả chúng ta phải thay hình đổi dạng linh hồn mình nhất là sứ điệp được đọc và suy gẫm trong Mùa Chay Thánh, mời gọi chúng ta sống tâm tình của Thánh Phaolô  nhắc nhở anh em tín hữu phải sám hối khi cởi bỏ con người cũ tội lỗi để mặc lấy con người được canh tân phục sinh mà chúng ta đang quy chiếu và bước tới: ”Hãy lột bỏ con người cũ mặc lấy con người mới. Hãy để Thần Khí Thiên Chúa canh tân tận tâm linh anh em””(Ep 4,22). Trong thư gửi tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô nhấn mạnh thêm: ”Anh em hãy cởi bỏ kiểu sống xa xưa, con người cũ đã ra hư hốt buông theo những đam mê lầm lạc. Hãy để Thần Khí canh tân đổi mới thấu tận trí khôn. Hãy mặc lấy người mới đã được tạo dựng nên theo Thiên Chúa, trong công chính và thánh thiện bắt nguồn trong sự thật”(Ep 4,22-24).
Núi cao – Tabor Chúa biến hình,
Sáng láng vinh quang, Chúa dọn đường,
Xuống núi tiến bước niềm hy vọng,
Thập giá vác - tỏa ánh phục sinh.
Lm. Vinh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi