CHÚA NHẬT II PHỤC SINH

Thứ bảy - 06/04/2024 07:22
Ngày thứ nhất trong tuần nay được gọi tên là Chúa Nhật “ngày của Chúa” xuất phát từ hai lần Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các tông đồ: lần thứ nhất với 10 tông đồ không có ông Tôma vào chiều ngày Chúa sống lại và lần thứ hai với 11 tông đồ cũng vào chiều ngày thứ nhất trong tuần tức là một tuần lễ sau, lần này có ông Tôma.
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
Ngày thứ nhất trong tuần nay được gọi tên là Chúa Nhật “ngày của Chúa” xuất phát từ hai lần Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các tông đồ: lần thứ nhất với 10 tông đồ không có ông Tôma vào chiều ngày Chúa sống lại và lần thứ hai với 11 tông đồ cũng vào chiều ngày thứ nhất trong tuần tức là một tuần lễ sau, lần này có ông Tôma.
Trong lần hiện ra thứ nhất chúng ta ghi nhận: trước hết là sự vắng mặt của ông Tôma. Chúa vào giữa căn phòng các ông đang tụ họp dù cửa đóng kín. Các ông đóng kín cửa vì sợ người Do thái tức là sợ giáo quyền ở Giêrusalem: Họ đã chủ mưu đóng đinh Chúa nên các ông sợ họ cũng có thể gây khó khăn cho các ông. Chúa Giêsu đến gặp lại các ông: Chúa không có trách các ông cái tội đã trốn chạy khi Chúa chịu thương khó, nhưng Chúa chúc Bình an cho các ông. Để chứng tỏ cho các ông biết Chúa đã sống lại thật, Chúa cho các ông xem tay và cạnh sườn: Tay và cạnh sườn đều có dấu tích tử nạn để chứng tỏ rằng Chúa không bị hư nát trong mộ và Chúa Giêsu chịu đóng đinh với Chúa Giêsu sống lại là một. Chính vì vậy mà các ông có được niềm vui vì được xem thấy Chúa. Đồng thời Chúa Giêsu tận dụng ngay lần hiện ra này để ban Chúa Thánh Thần và quyền tha tội cho các ông. Không cần chờ tới ngày lễ ngũ tuần Chúa Thánh thần hiện xuống, Chúa Giêsu đã ban Thánh Thần và sai các ông đi truyền giáo ngay từ giờ phút này.
Lần hiện ra thứ hai có ông Tôma: Một tuần lễ trôi qua, ông Tôma vẫn không chịu tin Chúa Giêsu đã sống lại dù tất cả các bạn đều quả quyết và làm chứng cho ông. Tôma vốn là một người có đầu óc thực tiễn: ông đòi phải được chính mình kiểm chứng qua việc xỏ ngón tay vào lỗ đinh nơi bàn tay Chúa và thọc bàn tay vào cạnh sườn Chúa. Đòi hỏi của ông có vẻ gay gắt nhưng Chúa Giêsu vẫn thương ông và chiều theo ý ông: Chúa hiện ra tám ngày sau cũng trong khung cảnh như lần trước. Chúa kêu ông Tôma tới và nói với ông: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy, hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng nhưng hãy tin” Không biết ông Tôma có làm như lời ông nói và như Chúa đã gợi ý cho ông, có lẽ như ông Gioan nói khi chứng kiến mộ Chúa: “Ông đã thấy và đã tin” nên ngay lúc đó Tôma đã bị Chúa khuất phục và xưng ra lòng tin của mình bằng câu tuyên xưng rất tốt đẹp, rất rạng rỡ: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con” Lời tuyên xưng của ông Tôma rất đáng trân trọng vì đây là lần đầu tiên trong Tân Ước Chúa Giêsu được tuyên xưng là Thiên Chúa.
Nhưng chúng ta thấy Chúa Giêsu không dừng lại ở đức tin của Tôma và các tông đồ mà Chúa còn hướng về tất cả các tín hữu qua mọi thế hệ trong tương lai nên Chúa nói: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin”. Đức tin của các tín hữu vào Chúa Giêsu Phục sinh sau này dựa vào bằng chứng các tông đồ để lại trong đó bằng chứng của tông đồ Tôma là rõ rệt nhất và lòng tin đó trở thành mối phúc cho chúng ta.
Tin Mừng Gioan chỉ nói tới một mối phúc này: “Phúc cho những ai không thấy mà tin”. Từ mối phúc này người tin Chúa Giêsu phục sinh sẽ được bình an nơi tâm hồn, được ơn tha tội mà Chúa Giêsu chịu chết và sống lại để đem tới cho nhất là còn được niềm vui, được ơn cứu độ và được sự sống đời đời cùng Chúa.
Chuyện cha Piô năm dấu thánh: Cha Piô sinh ngày 25.5.1887 thuộc dòng Capuxinô qua đời ngày 23.9.1968. Ngài trải qua 50 năm được mang 5 dấu thánh. Bình thường ngài phải mang găng tay mầu nâu để che dấu thánh nơi hai bàn tay đi nhưng khi dâng lễ thì ngài tháo găng và giáo dân có thể nhìn thấy dấu thánh nơi bàn tay ngài rỉ máu ra. Có rất nhiều người tới tham dự thánh lễ dù ngài dâng lễ có khi kéo dài tới hơn hai giờ đồng hồ, sau ngài vâng lời bề trên không được dâng lễ quá lâu như vậy. Điều đặc biệt là khi dâng lễ, ngài tái hiện lại cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu có khi ngài khóc chảy nước mắt ra khi nhìn Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể và giáo dân nhìn khuôn mặt ngài như thiên thần.
Cũng có rất nhiều người tới xin xưng tội vì quá đông nên phải xin vé từ lâu trước và nhiều người được ơn trở lại khi nhận bí tích giải tội từ nơi ngài. Cha Piô năm dấu đã được phong thánh và nay rất nhiều người vẫn tiếp tục xin ngài cầu nguyện cho.
Chuyện cha Piô 5 dấu thánh cũng như khá nhiều người khác được Chúa cho in 5 dấu thánh trong đó có thánh Phanxicô Assisi chứng tỏ rằng Chúa Giêsu với năm dấu đinh trong cuộc tử nạn vẫn tiếp tục tuôn đổ hồng ân cho chúng ta và việc này khuyến khích chúng ta chạy đến với Lòng Thương xót Chúa mà Thánh lễ Chúa nhật II Phục sinh hôm nay được gọi tên là Chúa nhật lễ kính Lòng thương xót Chúa. Chúng ta xin Lòng Thương xót Chúa ban ơn tha tội và ơn phúc lành cho chúng ta. Amen
Lm GB Phạm Hồng Thái

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi