Ba Tin Mừng đầu được gọi là Tin Mừng Nhất lãm (Synoptic Gospel ). Đây là thuật ngữ để chỉ nhóm ba sách TM : Mátthêu, Máccô và Luca của Tân Ước vì chúng có những chi tiết hay quan điểm chung giống nhau. Điều mà các học giả Kinh Thánh đã tìm ra được là chúng có một dàn ý giống nhau, có thể xếp các chương, các câu thành ba cột song song để dễ dàng nhận ra những điểm tương đồng và dị biệt với nhau mà ở Tin Mừng Gioan không có.
So sánh một số chi tiết của Phúc âm Nhất lãm với Phúc âm Gioan:
Chi tiết |
Mátthêu, Máccô, Luca |
Gioan |
Lời mở đầu |
Giêsu ra đời (Matthew), Giêsu được rửa tội (Mark), sự ra đời của Gioan Tẩy giả (Luca) |
Cuộc sáng tạo thế giới |
Tác giả: theo những Kitô hữu bảo thủ |
Tông đồ Matthew; Mark và Luca, co-workers of Paul |
Gioan Tông đồ |
Tác giả: theo những Kitô hữu cấp tiến |
không xác định được |
2 hoặc nhiều hơn thế |
Giáng sinh |
Được đề cập trong Matthew, Luca |
không được đề cập đến |
Giêsu là Con Thiên Chúa... |
Từ khi sinh ra và rửa tội |
Từ khi sáng tạo ra vũ trụ |
Mô tả về Giêsu |
có vẻ như nhấn mạnh nhân tính |
có vẻ như nhấn mạnh thần tính |
Chịu phép rửa |
có đề cập |
không đề cập |
Nói thần chú đuổi quỷ |
có thực hiện |
không thực hiện |
Dụ ngôn |
dùng rất nhiều |
không |
Chủ đề thuyết giảng: |
Vương quốc của Thiên Chúa |
Về chính Giêsu trên nền tảng Vương quốc của Thiên Chúa |
Thần học |
Thoát khỏi tư tưởng Do Thái giáo |
Phần lớn là độc lập |
Làm phép chữa bệnh |
nhiều |
không |
Đồng hành cùng người nghèo khổ |
là tiêu điểm của sứ mạng |
hiếm khi đề cập |
Phép lạ |
"phép lạ tự nhiên", chữa lành và đọc thần chú |
ít, tất cả đều là "phép lạ tự nhiên" |
Giêsu dẫn chứng cá nhân |
hiếm |
rất nhiều chi tiết |
Nền tảng để được cứu rỗi |
làm việc thiện, giúp người nghèo, người bệnh, sống khó nghèo và khiêm nhường |
Tin Giêsu là Con Thiên Chúa |
Thời gian thực thi sứ mạng |
1 năm |
3 năm |
Địa điểm |
Galilee |
Judea, gần Jerusalem |
Tẩy uế Đền Thờ |
khi gần kết thúc sứ mạng |
gần lúc bắt đầu sứ mạng |
Thời gian của Bữa ăn tối cuối cùng |
Đêm Lễ vượt qua |
Đêm trước đó nữa |
Sự kiện trong Tiệc Ly: |
ăn tối chung |
rửa chân |
Ai mang thập giá? |
Simon |
Giêsu |
Số người đi cùng Mary Magdalene đến ngôi mộ |
một hoặc nhiều phụ nữ khác |
không; Mary Magdalene đi một mình |
Ai xuất hiện trong ngôi mộ? |
một thiên thần hoặc hai người đàn ông |
hai thiên thẩn |
Vải liệm |
liền một mảnh |
nhiều mảnh như phong tục Do Thái lúc ấy |
Nơi hiện ra lần đầu |
Tại Emmaus hoặc Galilee |
Jerusalem |
LỜI GIẢNG DẠY CỦA CHÚA GIÊSU
Khi so sánh ba Tin Mừng Nhất Lãm, chúng ta thấy Mátthêu có 1068 câu; Luca có 1149 câu, và trong hai cuốn này lấy lại của Máccô 582 câu. Điều này có nghiã là trong Mátthêu và Luca có nhiều tài liệu không có trong Máccô. Khi khảo sát tài liệu chúng ta thấy có hơn 200 câu trong hai TM này giống nhau như hai anh em sinh đôi. Thí dụ các câu Luca 6:41, 42 và Mátthêu 7:3, 5; Luca 10: 21, 22 và Mátthêu 11:25-27; Luca 3:7-9 và Matthêu 3:7-10 hầu như giống hệt nhau.
Nhưng ở đây chúng ta chú ý đến sự khác biệt. Tài liệu mà Mátthêu và Luca lấy ra từ Máccô hầu như là những tài liệu nói về những biến cố trong cuộc đời của Chúa Giêsu; nhưng 200 câu thêm vào chung trong Mátthêu và Luca nói với chúng ta, không phải cái mà Chúa đã làm, nhưng là điều mà Chúa đã giảng dạy. Rõ ràng những câu này Mátthêu và Luca lấy ra từ một nguồn-sách chung ghi những lời giảng dạy (sayings) của Chúa Giêsu.
Cuốn sách này không hiện hữu; nhưng các học giả kinh thánh gọi tên nó với chữ Q là chữ đầu của chữ Quelle trong Đức ngữ có nghiã là nguồn (source). Trong thời của nó đây chắc chắn phải là một cuốn sách vô cùng quan trọng vì nó là cuốn sách viết tay ghi lại những lời giảng dạy của Chúa Giêsu.
CHỔ ĐỨNG CỦA MATTHÊU TRONG TRUYỀN THỐNG TIN MỪNG
Ở đây chúng ta đến với Matthêu tông đồ. Các học giả đều đồng ý rằng cuốn TM đầu tiên này không đến trực tiếp từ tay của Mátthêu. Người chính là chứng nhân mắt thấy tai nghe (eye-witness) của cuộc đời Đức Kitô chắc chắn sẽ không cần phải dùng Máccô như là sách-nguồn để viết về cuộc đời Chúa Giêsu như cách mà sách Matthêu đã làm. Nhưng một trong những sử gia sớm nhất của giáo hội, tên là Papias, cho chúng ta một mảnh thông tin thật quan trọng “Matthêu thu thập những lời giảng dạy của Chúa Giêsu bằng tiếng Dothái (Hebrew tongue)”.
Vì thế, chúng ta có thể tin rằng không ai khác hơn là Mátthêu người viết cuốn sách mà đã trở thành nguồn tài liệu từ đó mọi người trích dẫn nếu họ muốn biết Chúa Giêsu đã dạy điều gì. Và bởi vì qúa nhiều của cuốn sách-nguồn đó được cho vào trong cuốn TM mà tên Mátthêu đã được đặt cho cuốn sách này. Chúng ta mãi mãi biết ơn Mátthêu, khi chúng ta nhớ rằng chúng ta nợ ngài hầu như về hết tất cả những lời giảng dạy của Chúa Giêsu đặc biệt BÀI GIẢNG TRÊN NÚI. Cách chung, với Máccô chúng ta nợ ngài kiến thức về những biến cố của cuộc đời Chúa Giêsu; với Mátthêu chúng ta nợ ngài kiến thức về bản chất (substance) lời giảng dạy của Chúa Giêsu.
MÁTTHÊU NGƯỜI THU THUẾ
Chúng ta biết rất ít về tác giả Mátthêu. Chúng ta đọc được ơn gọi của ông trong Mátthêu 9:9. Chúng ta biết rằng ông là một người thu thuế và vì thế ông là một người bị ghét cay ghét đắng, vì người Dothái ghét những người đồng chủng đi làm việc cho ngoại bang đang cai trị họ. Mátthêu được coi như chẳng khác gì một kẻ phản quốc.
Nhưng ông có một tài năng như qùa tặng của nhóm. Hầu hết các môn đệ Chúa Giêsu là dân thuyền chài.
Họ có rất ít khả năng để ghi lời nói lại trên giấy; nhưng Mátthêu thì là chuyên gia về vấn đề này. Khi Chúa Giêsu gọi Matthêu, lúc ông đang ngồi tại bàn thu thuế, ông đứng dậy và bỏ mọi sự mà theo Chúa, ngoại trừ một cái - cây viết của ông. Và Mátthêu dùng kỹ năng viết của ông để trở nên người đầu tiên soạn thảo tài liệu về lời giảng dạy của Chúa Giêsu.
TIN MỪNG CỦA NGƯỜI DOTHÁI
Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào những đặc tính chính của TM Mátthêu để chúng ta chú ý đến chúng khi chúng ta đọc Mátthêu.
Đầu tiên và trước hết, Mátthêu là TM được viết cho người Dothái, nó được viết bởi một người Dothái ngõ hầu thuyết phục dân Dothái.
Một trong những chủ đích chính của Mátthêu là để chứng minh rằng tất cả lời tiên báo của Cựu Ước được nên trọn trong Chúa Giêsu, và nếu như thế, thì chắc chắn Ngài phải là Đấng Thiên Sai (Messiah). Cuốn sách có một câu chạy xuyên suốt trong nó như một chủ để được lập lại mãi – “Đó là để ứng nghiệm lời Chúa phán qua miệng các ngôn sứ”. Câu này xuất hiện trong TM 16 lần. Ngày sinh và tên của Chúa Giêsu ứng
nghiệm lời tiên tri (1:21-23); cũng vậy cuộc trốn chạy qua Aicập (2:14,15); việc tàn sát các hài nhi (2:16-18); Thánh Giuse lập nghiệp tại Nazareth và Chúa Giêsu lớn lên tại đó (2:23); Việc Chúa Giêsu dùng dụ ngôn (13:34,35); Cuộc khải hòan vào thành thánh (21:3-5); việc bán Chúa lấy ba mươi đồng bạc (27:9); việc bắt thăm áo ngoài của Chúa khi Ngài bị treo trên thập gía (27:35). Đó là mục đích cơ bản và cố ý của Mátthêu để chứng minh rằng tiên báo của Cựu Ước được nên trọn trong Chúa Giêsu như thế nào; từng chi tiết của cuộc đời của Chúa Giêsu đã được báo trước trong sách các ngôn sứ ra sao; và như thế bắt buộc người Dothái phải công nhận rằng Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai.
Sự quan tâm chính của Mátthêu là người Dothái. Sự trở lại của họ gần gũi và quý giá nơi trái tim của tác giả cách đặc biệt. Khi người phụ nữ ngoại giáo xin Chúa giúp, câu trả lời đầu tiên của Chúa Giêsu là: “Ta chỉ được gởi đến để cứu những chiên lạc nhà Israen” (15:24). Khi Chúa Giêsu sai nhóm Mười Hai đi rao giảng tin mừng, Ngài chỉ thị rằng “Đừng đi về phía các dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của dân Samari, tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Israen” (10:5-6). Nhưng đừng nghĩ rằng phúc âm này loại trừ Dân ngoại. nhiều người từ đông sang tây sẽ ngồi dự tiệc trong nước Thiên Chúa (8:11). Phúc âm phải được giảng dạy cho toàn thế giới (24:14). Chính Matthêu cho chúng ta lệnh xuất quân của Giáo hội: “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (28:19). Rõ ràng Matthêu quan tâm ưu tiên đến người Dothái, nhưng nó nhìn thấy ngày khi tất cả các dân tộc sẽ được tụ họp lại.
Chất Dothái của Matthêu cũng được thấy nơi thái độ của nó đối với Lề Luật. Chuá Giêsu không đến để phá huỷ nhưng để kiện toàn Lề Luật. chi tiết nhỏ nhất của Lề Luật cũng không được bỏ qua. Không được dạy con người phá Luật. sự công chính của Kitô hữu phải hơn sự công chính của những người Luật sĩ và Biệt phái (5:17-20). Matthêu được viết bởi một người biết rõ và yêu mến Lề luật; và là người thấy rằng Lề luật có chỗ đứng của nó trong đời sống Kitô giáo.
Một lần nữa có một nghịch lý rõ ràng trong thái độ của Matthêu đối với các Luật sĩ và Biệt phái. Họ
được cho một thẩm quyền đặc biệt “Các Luật sĩ và Biệt phái ngồi trên tòa Môsê mà giảng dạy, vậy tất cả những gì họ nói các ngươi hãy giữ và thực hành” (23:2). Nhưng đồng thời không một cuốn phúc âm nào lên án và công kính họ dữ dội và liên tục như nó.
Ngay từ khởi đầu thánh Gioan tẩy Giả quở trách họ là loài rắn độc (3:7-12). Họ than phiền về việc Chúa Giêsu ăn uống với những người thu thuế và tội lỗi (9:11). Họ coi quyền lực của Chúa giêsu không đến từ Thiên Chúa, nhưng từ quỷ vương (12:24). Họ tìm cách giết Chúa (12:14). Các môn đệ được cảnh báo tránh xa men, lời dạy sai lạc, của Luật sĩ và Biệt phái (16:12). Họ là những cây xấu bị nhổ đi (15:13). Họ không có khả năng đọc được tín hiệu của thời đại (16:3). Họ là những người giết các ngôn sứ (21:41). Không có một chương nào trong toàn thể Tân Ước lên án Luật sĩ và Biệt phái nặng nề bằng Matthêu chương 23, nó không lên án những
điều mà họ giảng dạy nhưng lên án con người họ tức là tính cách của họ. Tác giả lên án họ vì họ sống khác qúa xa lời giảng dạy của chính mình, thấp hơn con người lý tưởng mà đáng lẽ họ phải là.
Có một quan tâm đặc biệt khác nữa của Matthêu, đó là quan tâm về Giáo hội. Thực ra Matthêu là cuốn duy nhất trong Phúc Âm Nhất Lãm dùng chữ Giáo Hội. Chỉ Matthêu giới thiệu đoạn về Giáo hội sau khi Phêrô tuyên xưng đức tin tại Cêsarê Philipphê (16:13-23; so sánh với Máccô 8:27-33 và Luca 9:18-22). Chỉ Matthêu nói rằng tranh chấp nên được giải quyết bởi Giáo hội (18:17). Vào lúc Matthêu được viết ra Giáo hội đã trở nên một tổ chức và một thể chế to lớn; và thực thế nó là một nhân tố chính trong đời sống của Kitô hữu.
Matthêu có một quan tâm đặc biệt mạnh về cánh chung. Đúng vậy, Matthêu quan tâm rất mạnh trong tất cả những cái Chúa Giêsu nói về chính sự Trở Lại Lần Thứ Hai của mình ( the Second Coming), về ngày tận thế, và về sự phán xét. Matthêu 24 cho chúng ta tài liệu đầy đủ nhất của bài giảng về thời cánh chung của Chúa Giêsu hơn bất cứ sách phúc âm nào khác. Chỉ Matthêu có các dụ ngôn như 10 trinh nữ khôn ngoan và khờ dại (25;1-13), những nén bạc (25:14-30), và chiên và dê (25:31-46). Matthêu có một quan tâm đặc biệt trong những cái về cánh chung và cuộc phán xét chung.
Nhưng chúng ta chưa đến cái quan trọng nhất trong tất cả những đặc tính của Matthêu, đó là trên hết nó là “phúc âm giáo huấn” (the teaching gospel).
Chúng ta đã biết rằng tông đồ Matthêu là người chịu trách niệm về bộ sưu tập đầu tiên và cuốn sách viết tay đầu tiên của những lời giáo huấn của Chúa Giêsu. Matthêu là một người tổng hợp tài ba. Nó là thói quen thu thập vào một chỗ tất cả những gì ông biết về giáo huấn của Chúa Giêsu trong bất cứ đề tài nào. Kết qủa là trong Matthêu chúng ta thấy năm bộ sưu tập lớn trong đó lời giáo huấn của Chúa Giêsu được thu thập và hệ thống hóa. Tất cả những phần này liên quan đến Nước Thiên Chúa. Chúng như sau:
- Bài giảng trên Núi, hay Luật của Nước Trời (5-7)
- Bổn phận của những Nhà Lãnh đạo của Nước Trời (10)
- Dụ ngôn về Nước Trời (13)
- Sự Lớn lao và Sự Tha thứ trong Nước Trời (18)
- Sự Xuất hiện của Vua (24,25).
Matthêu làm nhiều hơn là việc thu thập và hệ thống hóa. Phải nhớ rằng Matthêu được viết vào thời đại khi việc in ấn chưa được phát minh ra, khi sách vở rất ít ỏi và hiếm hoi vì chúng phải được viết bằng tay. Vào thời đại như thế chỉ rất ít người có sách; và vì thế, nếu họ muốn biết và xử dụng giáo huấn và câu chuyện của Chúa Giêsu, họ phải mang chúng trong trí nhớ.
Do đó Matthêu luôn phải xếp đặt các sự việc trong một lối rao dễ dàng cho độc giả nhớ. Ông xếp đặt sự việc trong bộ ba và bộ bảy. Có ba sứ điệp cho Giuse, ba lời chối của Phêrô; ba câu hỏi của Philatô; bảy dụ ngôn về Nước Trời trong chương 13; bảy câu khiển trách cho Luật sĩ và Biệt phái trong chương 23.
Gia phả của Chúa Giêsu mà với nó phúc âm khởi đầu là một thí dụ rõ ràng nhất. Gia phả để chứng minh rằng Chúa Giêsu là Con Vua Đavít. Trong tiếng Dothái (Hebrew) không có con số; khi con số cần phải có thì mẫu tự được dùng thay cho con số đó. Trong tiếng Dothái không có nguyên âm (vowel). Trong tiếng Dothái chữ David là DWD; nếu những chữ này được lấy làm con số chứ không phải là chữ, chúng được thêm vào tới 14; và gia phả gồm có ba nhóm tên, mỗi nhóm có 14 tên. Matthêu làm mọi cái có thể để xếp đặt giáo huấn của Chúa Giêsu trong một lối mà dân chúng có thể hấp thụ và nhớ được.
Mỗi một thày giáo đều nợ một món nợ của lòng biết ơn đối với Matthêu, vì Matthêu đã viết cái mà trên tất cả được gọi là phúc âm của nhà giáo.
Matthêu còn một đặc tính cuối cùng. Ý tưởng chủ đạo của Matthêu là Chúa Giêsu là Vua. Ông viết để chứng minh dòng dõi hoàng tộc của Chúa Giêsu (1:1-17). Tước hiệu, Con Vua Đavít, được dùng thường xuyên trong Matthêu hơn trong các phúc âm khác (15:22; 21:9; 21:15). Các đạo sĩ đi tìm Vua dân Dothái (2:2). Cuộc khải hoàn vào thành thánh được cố tình công bố một cách đầy kịch tính rằng Chúa Giêsu là Vua (27:11). Ngay cả trên Thập giá tước hiệu Vua được đóng trên đầu của Chúa mặc dù để chế nhạo (27:37). Trong Bài giảng trên Núi Matthêu chỉ cho chúng ta thấy Chúa Giêsu trích dẫn Lề luật và năm lần xóa bỏ nó với một kiểu nói vương giả: “Còn Ta, Ta bảo các ngươi….” (5:21, 27, 34, 38, 43). Và lời công bố cuối của Chúa Giêsu là “ Tất cả mọi quyền hành được ban cho Ta” (28:18).
Bức tranh của Chúa Giêsu trong Matthêu là của một người sinh ra để làm Vua. Chúa Giêsu bước qua những trang sách của ông như là một người mặc phẩm phục màu đỏ tía (purple) và vàng (gold) của vương gia.