Học Hỏi Kinh Thánh

Thứ sáu - 05/04/2024 20:49
Chương ITHỂ VĂN TIN MỪNGT 
Học Hỏi Kinh Thánh
 
Tác giả Máccô khai sinh ra một loại thể văn mang tên “Tin mừng” có ảnh hưởng sâu rộng trong văn chương Kitô giáo.Sau Tin mừng Máccô, còn lại ba cuốn Tin mừng khác cũng được biên soạn ra, và các tác giả Tin mừng Ngụy thư cũng theo kiểu mẫu đó kéo dài cho tới thế kỷ thứ VI. Máccô gom góp các truyền thống rải rác về Đức Giêsu để biên soạn một tác phẩm mới lạ. Thật vậy, truyền thống Kitô giáo cho tới thời bấy giờ chỉ biết những đoạn tường thuật giới hạn như câu chuyện Thương khó, những sưu tập logia hay những lá thư thánh Phaolô. Máccô được coi như người sáng tạo ra thể văn Tin mừng.
  1. Ngôn từ
Tin mừng dịch ra từ tiếng Hy lạp euaggelion không nghĩa cuốn sách, nhưng tính từ được dùng như danh từ mang nguyên từ euaggelos”. “Aggelos” có nghĩa tin báo và “eu” = hạnh phúc. Từ còn thêm động từ euaggelizesthai mang nghĩa loan báo một tin vui, và cũng được dùng để dịch động từ Hípri “basser” trong Kinh thánh LXX (70).

1a. Tin mừng trong văn bản phàm tục

Từ “Tin mừng” trong văn bản thế tục có nghĩa “quà cho người mang Tin mừng”. Trong văn chương Hy lạp cổ xưa, ngoài ý nghĩa
 
quà tặng, Tin mừng” chỉ định phần hiến tế cho hội của một Tin mừng”. Sau đó, từ mới thật sự mang ý nghĩa Tin mừng, được sử dụng loan báo một tin vui chiến thắng, thường tương quan với hoàng đế La được coi như một vị thần. Loan báo sinh hạ một hoàng tử cũng như tất cả biến cố ngai vàng đều coi như những Tin mừng. Vì thế những tin vui, Tin mừng xuất hiện đầy dẫy trong cuộc sống. Ngược lại, đối với người Do thái cũng như người Kitô hữu chỉ một Tin mừng” thôi.

1b. Trong Kinh thánh Hípri

Trong sách 2Samuen 4,9-12 kể chuyện Ishbaal, con vua Saul bị sát hại bởi hai người cai đội. Sau khi giết Isabaal, họ đến trình với Đavít: Này đây đầu Ishbaal, con vua Saul, địch thủ của ngài”. Đavít liền nói: “…đứa đã báo tin cho ta: kìa Saul đã chết, trước mắt nó, tưởng mình sứ giả Tin mừng (mebasser). Ta đã cho bắt lấy nó mà giết đi Ciqlag, kẻ đáng lẽ được ta thưởng công đem Tin mừng (bassorah)”. Đoạn văn tóm lược bối cảnh từ Tin mừng được dùng trong Cựu ước, hoàn cảnh chiến đấu liên quan đến tương lai nhà vua. Một người nào đó trở về từ chiến trường loan báo tin vui chiến thắng hay kẻ thù nhà vua đã qua đời.
Trong sách Isaia chương 40 đến chương 66 thường được các nhà chú giải coi là cuốn Isaia thứ hai, cũng mang cùng bối cảnh chiến thắng. Giờ đây cử hành Thiên Chúa chiến thắng triều đại Người. Ý tưởng sứ điệp tin vui được diễn tả trong 52,7 như sau: “Đẹp thay trên đồi núi bước chân người loan báo Tin mừng (mebasser), công bố bình an, người loan Tin mừng (mebasser), công bố ơn cứu độ nói với Sion rằng: “Thiên Chúa ngươi là Vua hiển trị”. Cuốn Isaia thứ hai được viết cho những người ly hương bên Babylone. Ngôn sứ huấn dụ họ giữ niềm hy vọng, nhắc nhở Thiên Chúa vị thầy hoàn vũ. Tin mừng mang lời loan báo người ly hương được giải thoát trở về Sion-Giêrusalem. Người loan báo Tin mừng trong cuốn Isaia thứ hai leo trên núi cao để tiếng nói được vang xa: Hỡi kẻ loan Tin
 
mừng (mebassereth) cho Sion, hãy trèo lên núi cao. Hỡi kẻ loan Tin mừng cho Giêrusalem, hãy cất tiếng lên cho thật mạnh. Cất tiếng lên, đừng sợ, hãy bảo các thành miền Giuđa rằng: “Kìa Thiên Chúa các ngươi!” Kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền. Bên cạnh Người, này công lao lập được, trước mặt Người, đây sự nghiệp làm nên (40,9-10)”. Thánh vịnh 96 vọng lại Tin mừng: Ngày qua ngày, hãy loan báo ơn Người cứu độ, kể cho muôn dân biết Người thật vinh hiển… Hãy nói với chư dân: Chúa Vua hiển trị” (2.10). Và trong chương 61,1-2, Đấng được xức dầu là người mang Tin mừng: Thần khí Đức Chúa Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Đức Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo Tin mừng (lebasser) cho kẻ nghèo hèn, băng những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những nhân, công bố một năm hồng ân của Đức Chúa, một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta; Người sai tôi đi yên ủi mọi kẻ khóc than…”. Tin mừng được dành cho người nghèo khổ, muôn dân đi vào lịch sử cứu độ như ân huệ của công bằng, bình an, vui mừng, như thực tại thiên sai.
Với những văn bản vừa nêu trên, hình ảnh triều đại, sức mạnh nối kết vào Thiên Chúa Ítraen. Tin mừng triều đại Thiên Chúa tái tạo bình an giàu sang cho dân tộc đang bị lưu đày, cho người nghèo những người bị áp bức.

1c. Trong Kinh thánh LXX

Bản LXX dịch động từ Hípri “basser” ra từ “euaggelizesthai”. Động từ thường có mối tương quan với từ cứu độ. Những đoạn văn Cựu ước bằng tiếng Hípri được trích dẫn ở phần trên, khi được dịch ra trong bản LXX mất đi chiều kích loan báo trực tiếp một Tin mừng. Văn bản Isaia 52,7 bị thay đổi không còn nói đến việc cử hành bước chân người mang Tin mừng. Thiên Chúa được so sánh với người mang Tin mừng: “Ta đây như mùa xuân trên núi, như đôi chân người đi loan báo một tin bình an như người loan báo sự hạnh phúc” (bản dịch LXX). Với thay đổi này, nên các học giả
 
thường đi tìm nguồn gốc sứ điệp Tin mừng Đức Giêsu trong văn bản Isaia trong Cựu ước Hípri.

1d. Tin mừng theo thánh Phaolô

Phaolô người đầu tiên dùng danh từ euaggelion nhiều nhất trong văn chương Kitô giáo. Phaolô dùng tất cả 21 lần động từ loan báo Tin mừng” trong văn bộ, trong khi đó động từ xuất hiện tất cả 35 lần trong Tân ước. Phaolô còn dùng tới 60 lần từ Tin mừng” trong tổng số 88 lần trong Tân ước. Từ dính liền vào ơn gọi Phaolô, được Thiên Chúa lựa chọn để loan báo Tin mừng (euaggelizesthai) Con của Người cho các dân ngoại (Gl 1,16). Phaolô được Chúa Kitô sai đi rao giảng Tin mừng (euaggelizesthai)” (1Cr 1,17). Tác giả gắn bó mật thiết vào sứ mệnh đến nỗi có lúc nói “Tin mừng tôi rao giảng” (Rm 2,16). Tin mừng thấy tỏ hiện rõ ràng hơn trong các thư Phaolô.
Phaolô biết rõ ý nghĩa chung chung từ Tin mừng như trong thư thứ nhất gửi cộng đoàn Thêxalônica: “anh Timôthê đã trở lại với chúng tôi đưa Tin mừng cho chúng tôi về lòng tin lòng mến của anh em”. Trong cùng thư, nơi chương 2, Phaolô giải thích thật dài điều tác giả gọi Tin mừng Thiên Chúa”. Nơi chương này, Tin mừng được Thiên Chúa trao phó cho Phaolô (2,4), ngay chương đầu thư, tác giả đã cảnh cáo như sau: “khi chúng tôi loan báo Tin mừng cho anh em, thì không phải chỉ lời chúng tôi nói, còn quyền năng, có Thánh Thần, và một niềm xác tín sâu xa. Anh em biết, khi ở với anh em, chúng tôi đã sống thế nào để mưu ích cho anh em”. Theo Phaolô, Tin mừng Thiên Chúa do ngài rao giảng không chỉ một diễn từ, những lời hay bóng bảy nhưng một lời hiệu nghiệm được biểu lộ qua việc dấn thân cụ thể của những người mang Tin mừng, qua những can thiệp của Thánh Thần Thiên Chúa. Một Tin mừng dấn thân hiệu nghiệm cho việc rao truyền Phaolô đã được dành riêng để loan báo Tin mừng Thiên Chúa như Phaolô đã viết trong những hàng đầu trong thư gửi Rôma. Sau đó, Phaolô lại nói đến Tin
 
mừng Chúa Kitô (3,2). Phaolô dùng cụm từ này rất nhiều trong các thư, không hẳn những “Tin mừng” trong Tân ước, vì lúc bấy giờ những Tin mừng đó chưa được biên soạn. Như vậy Tin mừng Chúa Kitô” là sứ điệp Đức Giêsu hay những chứng từ về Đức Giêsu? Cả hai ý trên chưa chắc đúng, Phaolô rất ít chú ý đến lời giảng dạy hay sứ vụ Đức Giêsu. Điều Phaolô muốn nhấn mạnh là trung tâm kinh nghiệm lòng tin thần học của ngài. Trong thư gửi Rôma (1,16-17), Phaolô xác định: tôi không hổ thẹn Tin mừng. Quả thế, Tin mừng sức mạnh Thiên Chúa dùng để cứu độ bất cứ ai lòng tin, trước là người Do thái, sau là người Hy lạp. Vì trong Tin mừng, sự công chính của Thiên Chúa được mặc khải, nhờ đức tin để đưa đến đức tin, như có lời chép: Người công chính nhờ đức tin sẽ được sống”. Tin mừng theo thánh Phaolô thế không phải một bản văn, một lời tuyên xưng, nhưng sức mạnh cứu độ. Phaolô tìm thấy Tin mừng trong cái yếu kém, sự điên rồ thập giá như tác giả viết trong chương 1 thư thứ nhất gửi cộng đoàn Côrintô (1,17–2,5). Loan báo Tin mừng theo Phaolô tương đương như việc loan báo Chúa Kitô, nhất trong cái chết Phục sinh của Người. Điều kết nên ơn cứu độ cánh chung, theo chiều hướng đó chỉ có một Tin mừng thôi.

1e. Tin mừng trong Máccô1

Thánh sử Máccô đưa từ euaggelion vào trong Nhất lãm không đi ngược lại những gì Phaolô đã nêu lên, nhưng tác giả còn nhấn mạnh thêm. Máccô biên soạn cuốn sách trong mối tương quan mật thiết với biến cố và lời rao giảng ơn cứu độ. Câu đầu tiên: “Khởi đầu Tin mừng Đức Giêsu Kitô, [Con Thiên Chúa]. Như đã chép trong sách ngôn sứ Isaia…” (1,1). Lời này không phải là tựa đề, hay định nghĩa cuốn sách. Khi dùng từ “khởi đầu(archè), Máccô
 
   


1 Benoit Standaert, article “évangile”, in Dictionnaire Encyclopédique de la Bible, Brepols, Turhout, 2002, trang 459-462 ; Giuse Lê Minh Thông, OP, “Tin mừng” trong “sách Tin mừng” Máccô, http://leminhthongtinmunggioan.blogspot.com; Đaminh Phan văn Phước, Thử tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của từ “Tin mừng” trong Kinh Thánh, Nguồn từ tác giả in trên các Website.
 
nghĩ tới câu chuyện Chúa Kitô biểu lộ tự mạc khải điều Thiên Chúa thực hành trong thế giới. Từ “khởi đầu” làm tan đi ý nghĩa Nước Thiên Chúa bỗng nhiên được thiết lập một lần trọn hảo. Ngược lại, Nước Thiên Chúa khởi đầu khiêm hạ và chưng hửng, sau đó mới phát triển. Đức Giêsu hiện diện trên trần thế việc hoàn thành như sự phục sinh và vinh hiển của Người. Khởi đầu mới mẻ tuyệt đối gợi lại “khởi đầu” trong sách Sáng Thế. Lần này là một sáng tạo mới, một thời gian mới của ơn cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô. Theo Máccô, Tin mừng còn là một công bố biến cố ơn cứu độ.
Câu 2-3: Như đã chép trong sách ngôn sứ Isaia: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. tiếng người trong hoang địa: Hãy dọn con đường của Đức Chúa, hãy sửa cho thẳng lối đi của Người” được coi như trích dẫn sách ngôn sứ Isaia. Thật ra câu văn trộn lẫn nhiều văn bản Cựu ước quy hướng về mầu nhiệm Chúa Kitô. Đoạn văn lấy ra từ bản dịch LXX trong sách Xuất hành 23,20; Isaia 40,3 ghi: “Có tiếng kêu trong hoang địa: hãy dọn đường cho Đức Chúa, làm cho thẳng lối đi của Thiên Chúa chúng ta”. Máccô trích dẫn áp dụng cho Chúa Kitô chứ không phải cho Thiên Chúa như trong sách ngôn sứ Isaia. Câu văn kết hợp với vai trò ông Gioan Tẩy Giả làm nối kết cùng lúc việc thấu hiểu Tin mừng Chúa Kitô vào với ngôn sứ loan báo; đồng thời khai mào trình thuật với Gioan Tẩy giả bắt đầu rao giảng thời gian cứu độ. Sứ vụ Gioan Tẩy giả liên kết thâm sâu với sứ vụ Đức Giêsu thuộc thành phần biến cố cánh chung.
Theo Máccô, Tin mừng chỉ định sứ điệp Đức Giêsu loan báo và được các Kitô hữu tiếp nhận trong đức tin: “Sau khi Gioan bị nộp, Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin mừng của Thiên Chúa. Người nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và hãy tin vào Tin mừng” (1,14-15). Hai câu đặt chung hai chủ đề Tin mừng và triều đại Thiên Chúa. Chủ đề triều đại Thiên Chúa được các nhà Nhất lãm nhắc lại rất nhiều so với chủ đề Tin mừng. Triều đại Thiên Chúa đến gần kề
 
Đức Giêsu biểu lộ việc Người đến bằng lời và hành động. Máccô biên soạn thành trình thuật những truyền thống kể Đức Giêsu trước phục sinh như rao giảng, làm phép lạ, đi về cái chết. Hai câu văn được biên soạn bởi một người mang lòng tin trong một cộng đoàn sau biến cố phục sinh. Tác giả đề nghị bạn đọc gia nhập vào Tin mừng được đặt trọng tâm vào mầu nhiệm Đức Giêsu, Chúa Kitô và Con Thiên Chúa. Ngoài ra, hai câu trên còn mang âm hưởng gợi lại ý nghĩa đến từ truyền thống Phaolô: “Tin mừng của Thiên Chúa”; Rm 1,1; 15,16; 2Cr 11,7…; Thời kỳ đã mãn”: Gl 4,4; Ep 1,10; tin vào Tin mừng”: Ep 1,13.

1f. Tin mừng trong Mátthêu Luca

Mátthêu sử dụng bốn lần từ Tin mừng”: 4,23; 9,35; 24,14; 26,13. Điều đáng ghi nhận tác giả có cụm từ “Tin mừng triều đại Thiên Chúa nói lên liên tục ý nghĩa giữa điều Đức Giêsu rao giảng việc các Tông đồ rao giảng.
Luca chỉ dùng từ Tin mừng trong sách Công vụ Tông đồ (15,7; 20,24), nhưng tác giả sử dụng động từ rao giảng Tin mừng 10 lần trong cuốn Tin mừng 15 lần trong sách Công vụ Tông đồ. Đôi khi Luca cho thấy “rao giảng Tin mừng” rất gần với “Tin mừng Nước Thiên Chúa như trong đoạn Luca 4,43: Tôi còn phải loan báo Tin mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa, tôi được sai đi cốt để làm việc đó”. tương ứng giữa việc Đức Giêsu rao giảng triều đại Thiên Chúa điều các tông đồ công bố Đức Giêsu Đấng thiên sai (Cv 5,42).

1g. Tin mừng như cuốn sách

Đến thế kỷ thứ II, từ Tin mừng được dùng chỉ định các văn bản được nhận vào quy thư. Những ví dụ đầu tiên được tìm thấy trong văn bản Marcion năm 140. Sách Didachè chỉ định euaggelion Tin mừng Mátthêu (11,3; 15,3…). Thư thứ II Clément 8,5 coi là Tin mừng Luca. Ông Justin khoảng năm 150-155 chỉ định những văn bản gợi lại
 
ức lời hành động Đức Giêsu, cuộc Thương khó Sống lại của Người (Apologie I,66,3). quy thư Muratori chứng nhận Tin mừng như cuốn sách vào khoảng cuối thế kỷ thứ II. từ Tin mừng được xác định như thế, nhưng Giáo hội luôn ý thức về nội dung như công bố ơn cứu độ trong Chúa Giêsu Kitô.
  1. Vài đặc điểm thể loại văn chương Tin mừng
Vậy có thể xác định điều gì coi Tin mừng như một thể loại văn chương đặc thù trong Tân ước. Một số học giả như M. Dibelius R. Bultmann cho Tin mừng như sản phẩm văn chương bình dân không thể nào đối đầu với những cuốn văn chương khác đến từ nền văn chương Hy-La. Thật vậy, Tin mừng không thể nào đồng hoá vào những loại văn chương xưa cổ như Polybe1, Thucydide2, Tite-Live3 hay những tiểu sử Hy lạp.
Tin mừng mang dấu chỉ như loại thể văn “tiểu sử lý tưởng” đã thấy trong Cựu ước với chuyện ông Môsê trong sách Xuất hành 2 hay sách Đệ nhị luật 34; ông Gêđêôn trong sách Thủ Lãnh 6-8, và vua
 
   


1 Polybe (sử gia), hay Πολύιος / Polúbios, (sinh giữa 210 202 trước công nguyên, tại Megalopolis, (Arcadie), bên Hy lạp, trong vùng Péloponèse - qua đời năm 126 trước công nguyên), tướng quân, chính trị gia, và được coi như sử gia nổi tiếng thời bấy giờ. Ngoài tác phẩm ca tụng Philopoemen (3 cuốn), một khảo luận về chiến thuật, một khảo luận về những vùng xích đạo, và Cuộc chiến Numance. Polybe còn viết về Lịch sử (στορίαι / Historíai), mà chỉ còn 5 cuốn trên 40 cuốn còn lại ngày nay. Cuốn I đến cuốn XXIX (viết về bành trướng La giữa năm 220 đến năm 168) được viết tại Rôma khi tác giả bị đưa đi lưu đày. Cuốn XXX đến cuốn XL (những biến động giữa năm 168 đến năm 146) được viết tại Hy lạp sau năm 146.
2 Thucydide, sử gia Hy lạp tại thành Athènes. Ông sinh khoảng năm 460 trước công nguyên tại Halimunte (Attique), qua đời, có thể bị ám sát năm 397 trước công nguyên. Tác giả cuốn Lịch sử cuộc chiến Péloponnèse, thuật cuộc chiến giữa dân thành Athènes và người Sparte giữa năm 431 và năm 404.
3 Tite-Live sinh khoảng năm 59 trước công nguyên, và qua đời năm 17 công nguyên tại quê hương thành Padoue. Sử gia về Rôma Cổ đại, và tác giả một tác phẩm đồ sộ về Lịch sử La mã.
 
Đavít trong sách 2 Samuen 23,17. Tất cả những câu chuyện đều nhắm tới điểm thần học và không mang chiều kích tâm lý các nhân vật. Trong nền văn chương Hípri, Tin mừng mang thể loại văn chương tương tự theo sách Ngôn sứ trình bày Thiên Chúa Ítraen can thiệp qua cuộc sống với lời hành động. Sách ngôn sứ Giêrêmia mang nhiều điểm rất gần với Tin mừng: một trình thuật về ơn gọi (1,4-10), một loạt lời với hành động ngôn sứ, lời loan báo thành Giêrusalem tàn lụi, và Thương khó của ngôn sứ Giêrêmia (26,37-38).
Trong văn chương Hy-La một số tương tự như trường hợp thể loại tụng ngôn. Một thể loại văn chương tiểu sử trình bày phép lạ thực hiện bởi những người thần thánh. Tụng ngôn không chỉ định thể loại văn chương, nhưng nội dung chứa đựng những văn bản khác nhau như thánh thi, thư tín hay tiểu sử mang tính cách thơ mộng.
Khoảng thế kỷ thứ I, trong văn chương Hy-La còn có thể loại tiểu sử các nhân vật nổi tiếng như Plutarque1, Cuộc đời 12 hoàng đế César, cuốn “Memoriabilia” của Socrate do ông Xénophon viết… Tin mừng mang một số điểm chung với các loại tiểu sử này. Các tác giả trên ghi lại ức dụng ý sửa những hình ảnh sai lạc của vị thầy kêu gọi đi vào trở thành đệ tử.
Cho dù Tin mừng có một vài điểm tương tự với một số thể loại văn chương trong thời Cổ đại, nhưng trong Tân ước Tin mừng biểu hiện một trường hợp duy nhất. Các văn bản văn chương khác trong Tân ước biểu lộ rất nhiều thông tin về cuộc đời Chúa Kitô. Các tác giả đều nhấn mạnh vào biến cố thập giá và phục sinh, và các hoạt động khác của Chúa Kitô chỉ được nhắc thoáng qua. Trong khi đó Tin mừng nói nhiều đến hoạt động trần thế của Chúa Kitô. Thế nhưng
 
   


1 Plutarque, sinh tại Chéronée năm 46, qua đời tại thành Thèbes năm 120. Ông nổi danh với những tác phẩm về những cuộc đời song đối của những nhân vật nổi tiếng, vì thế ông được coi như bậc tôn sư viết về tiểu sử so sánh. Trong những tác phẩm đó, ông tỏ ra như người họa chân dung hơn là sử gia. Ông thường đặt song song một nhân vật người Hy lạp nổi tiếng với một người La mã nổi bật, như việc đặt ông César với ông Alexandre; ông Cicéron với ông Démosthène, v.v…
 
các soạn giả Tin mừng không khai triển nguồn gốc Đức Giêsu, tính tình và cá tính Đức Giêsu. Tin mừng không mang niên biểu và địa thế rõ ràng, rồi những chỉ định về thời gian và không gian cũng mơ hồ. Dầu vậy, Tin mừng lời rao giảng tin mới, biến cố Thiên Chúa can thiệp nơi Chúa Giêsu Kitô. Tin mừng làm khai triển lòng tin nơi Đức Giêsu, vì từ đó khai sinh ra thần học biểu lộ căn tính Đấng bị đóng đinh và Đấng Sống lại, tức là căn tính con người đến từ thành Nazareth Thiên Chúa hằng sống. Thần học mới mẻ được lồng vào một loại thể văn gần giống như tiểu sử.
  1.   Trong Tin mừng còn những thể loại văn chương khác
Nếu như Tin mừng đã là thể loại văn chương đặc biệt, sắc thái riêng biệt hơn nữa vì chính trong Tin mừng còn có những thể loại và văn phong khác nhau. Điều giải thích đến từ việc biên soạn Tin mừng. Các tác giả Tin mừng lấy lại những văn bản đã lưu hành trước và biên soạn lại vào một văn bản duy nhất. Vì thế, khi soạn một văn bản về phép lạ, có một số đoạn bắt buộc phải có để trình thuật được hiểu.
Những thể văn trong Tin mừng:
    1. Trình thuật phép lạ thường được biên soạn theo ba giai đoạn:
      • Trình bày bối cảnh
      • Phép lạ, nhưng bình thường các tác giả không kể chi tiết nhiều và ít khi cho biết Đức Giêsu thực hành phép lạ bằng cách nào.
      • Kết luận với hai thời gian (kết quả người xem phản ứng).
    2. Dụ ngôn - thể vay mượn đến từ những rao giảng bình dân. Dụ ngôn là một thể loại mang nhiều hình thức khó định nghĩa. Một vài dụ ngôn mang điều so sánh, những dụ ngôn khác mang chiều kích đích thực một trình thuật nhỏ.
 
    1. Những lời nói gồm những lời Đức Giêsu thể xếp theo chức năng văn phong: ngôn sứ (Mt 11,20-24); khải huyền (Lc 21,34-36, Ga 1,51); pháp (Lc 17,3-4; Mc 2,27); khôn ngoan (Lc 14,34-35).
    2. Những trình thuật tranh luận hay những lời thóa mạ. Những cuộc tranh luận lấy lại những tranh cãi giữa Đức Giêsu bậc quyền quý, phần nhiều thuộc nhóm Sađuxê (Mt 22,23-24). Những lời thóa mạ tập hợp những lời Đức Giêsu trách cứ người Pharisêu (Mt 23). Bình thường những tranh luận bắt đầu bằng một hành vi hay một lời Đức Giêsu gây nên sửng sốt đưa vào cuộc tranh luận. Sau đó Đức Giêsu làm lộ ra chủ tâm thính giả và đưa ra cuộc tranh luận thật sự: mỗi người phải quyết định.
Trong Tin mừng Máccô có hai thể loại tranh luận:
      • Thứ nhất những tranh luận về thái độ các môn đệ Đức Giêsu: ai có thể tha thứ nếu không chỉ một mình Chúa thôi? (2,7); Tại sao Đức Giêsu dùng tiệc với các người tội lỗi những người thu thuế? (2,16); Tại sao các môn đệ Đức Giêsu không ăn chay? (2,18); Tại sao các môn đệ Đức Giêsu làm những điều cấm trong ngày Sabát? (3,4); Tại sao các môn đệ Đức Giêsu dùng bữa với bàn tay không trong sạch? (7,5).
      • Thứ hai gồm những tranh luận đến từ cách thực hành nơi Do thái giáo: ly dị có được không? (10,2); làm thế nào để được cuộc sống vĩnh cữu? (10,17); Phải trả thuế cho Hoàng đế không? (12,14); ngày Sống Lại, ai sẽ chồng của người đàn bà có nhiều chồng? (12,23); Giới răn nào trọng nhất? (12,28).
    • Những loan báo - đã thấy trong Cựu ước (St 18,10-15; Tl 13), thấy lại trong Tin mừng thời thơ ấu (Lc 1,5-25; 1,26-38; Mt 1,18-25).
    • Những lời được đóng khung: mục đích đặt một lời quan trọng trong một trình thuật. Lời đó mang giá trị lớn. vậy như thấy trong
 
việc chữa lành bàn tay khô héo (Mc 3,1-5), hay bứt những cọng lúa (Mc 2,23-28).
    1. Những lời phấp phới gồm những lời Đức Giêsu được lưu giữ, nhưng không rõ đến từ bối cảnh nào. Tác giả gắn liền vào một diễn từ hay một trình thuật.
    2. Những lời đoán trước. Lời đoán trước loan báo điều sẽ xảy ra. Một tương lai gần như lời loan báo ông Phêrô sẽ chối Đức Giêsu (Mc 14,30), hay tương lai thời cuối cùng (còn được gọi thời cánh chung) như trong đoạn được gọi “tiểu khải huyền” trong Tin mừng Máccô 13.
Những văn phong khác nhau:
  1. Văn phong hiển linh hay thần hiện diễn đạt Thiên Chúa hiện diện. Thần hiện trên núi Sinai được coi như khuôn mẫu. Theo sách Xuất hành: lửa, chớp sáng, động đất biểu lộ Thiên Chúa hiện diện. Điều gây nên lòng tôn kính trộn lẫn theo sợ hãi. Để tránh giải thích từng mặt chữ, phải coi như những hình ảnh muốn tiếp cận giải thích những điều không thể giải thích để nói lên Thiên Chúa hiện diện.
  2. Văn phong khải huyền khai sinh ra từ thời bị bách hại. Khải huyền muốn diễn đạt đức tin chắc chắn: Thiên Chúa làm chủ lịch sử và sẽ can thiệp vào thời cuối khi cái ác hoành hành. Các ngôi sao rơi xuống đất, đất vỡ tung, tầng trời bị ra… gồm những hình ảnh diễn đạt hai điều huyền không thể viết lên được: Bạo động của cái ác quyền năng Thiên Chúa.
  3. Văn phong “midrash”. Theo truyền thống Do thái, “midrash” là hiện tại hóa Kinh thánh để có thể hiểu được. Trong đó giải thích những khó khăn, trình bày dưới hình thức trình thuật. Người ta so sánh với thời đại hiện tại. Bình thường “midrash” trở thành một trình thuật xây dựng, cảm hóa. Đối với các nhà chuyên môn, trình thuật thời thơ ấu Đức Giêsu thuộc loại văn phong “midrash”.
  

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi