TỔNG QUÁT VỀ CÁC SÁCH TIN MỪNG

Thứ tư - 29/05/2024 09:12
Tin mừng là tin vui mừng về sự giải thoát và ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho loài người qua Đức Giêsu Kitô. Chúng ta cũng có thể nói cách khác, Tin mừng: tin vui vì Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho con người.
TỔNG QUÁT VỀ CÁC SÁCH TIN MỪNG

* Tin mừng là gì ?
Tin mừng là tin vui mừng về sự giải thoát và ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho loài người qua Đức Giêsu Kitô. Chúng ta cũng có thể nói cách khác, Tin mừng: tin vui vì Thiên Chúa ban ơn cứu độ cho con người.
Tin mừng của Đức Giêsu Kitô, tức là Tin mừng do chính Người rao giảng (x.Mc 1,15); Tin mừng về Đức Giêsu Kitô, nghĩa là lời rao giảng của các Tông đồ về Đức Kitô và ơn cứu độ do Người mang đến (x.Cv 5,42).
Sau đó, từ ngữ Tin mừng chỉ việc “Loan báo Tin mừng”, do các Tông đồ mang đến cho thế giới ngoại giáo… Và từ thế kỷ thứ II, Tin mừng dùng để chỉ những sách ghi lại tin vui mừng ấy. Đó là 4 cuốn sách: Tin mừng theo thánh Matthêu, Marcô, Luca và Gioan.

* Các sách Tin mừng được hình thành như thế nào ?
Trước tiên là những lời rao giảng của các Tông đồ. Các ngài đã nhớ và truyền lại những gì Đức Giêsu đã nói và đã làm.
Sau đó, các thánh sử chọn lựa trong số các điều đã truyền lại bằng lời giảng hay bằng tài liệu viết tay, tóm tắt và tùy nghi mà giải thích thêm, nhưng vẫn giữ hình thức các bài giảng thuyết để truyền lại cho chúng ta những điều chân thật về Đức Giêsu.

* Tin mừng Nhất Lãm là gì ?
Các tác giả Matthêu, Marcô, Luca trình bày ba sách Tin mừng đều theo một thứ tự chung chung giống nhau, đến nỗi, với một cái nhìn chung duy nhất, độc giả có thể so sánh các đoạn hoặc trình thuật được xếp thành ba cột song song với nhau, để dễ nhận thấy những điểm tương đồng và những yếu tố dị biệt, nên gọi là Tin mừng Nhất Lãm.

SÁCH TIN MỪNG THEO THÁNH MATTHÊU [1]

- Thánh Matthêu cũng gọi là Lêvi, con của Anphê (x.Mt 2,14) làm nghề thu thuế ở Capharnaum, ngài được Đức Giêsu kêu gọi làm Tông đồ (x.Mt 9,9).
- Thánh nhân viết sách Tin mừng vào khoảng từ năm 70-80 cho người Do Thái sống tại Palestin để củng cố lòng tin của họ vào Đức Giêsu. Thánh Mattheu lấy Cựu ước minh chứng Đức Giêsu Nazareth là Đấng Thiên Sai (Mêsia) mà Thiên Chúa đã hứa ban cho nhân loại.

* Bố cục sách Tin mừng theo thánh Matthêu
1. Giáng sinh và thời thơ ấu (1 – 2)
2. Công bố Nước Trời
a. Phần kể chuyện (3 – 4)
b. Bài giảng trên núi (5 – 7)
3. Rao giảng Nước Trời
a. Phần kể chuyện (8 – 9)
b. Bài giảng về sứ mạng truyền giáo (10)
4. Mầu nhiệm Nước Trời
a. Phần kể chuyện (11 – 12)
b. Bài giảng bằng dụ ngôn (13)
5. Giáo hội, bước đầu của Nước Trời
a. Phần kể chuyện (14 – 17)
b. Bài giảng về Giáo hội (18)
6. Nước Trời đã đến gần
a. Phần kể chuyện (19 – 23)
b. Bài giảng về thời cánh chung (24 – 25)
 7. Thương khó và phục sinh (26 – 28)

* Đặc điểm sách Tin mừng theo thánh Matthêu
- Tin mừng Matthêu tượng trưng mặt người.
- Thánh Matthêu chú trọng đến tư tưởng thần học hơn là khía cạnh lịch sử, nhằm trình bày Đức Giêsu là Đấng Mêsia như Thiên Chúa đã phán hứa.
- Đức Giêsu đến trần gian để loan báo và thiết lập Nước Trời, Nước Trời thể hiện trong cộng đoàn Giáo hội.
- Vì viết cho người Do Thái, nên tác giả viện dẫn rất nhiều Kinh thánh để chứng minh Đức Giêsu là Đấng Mêsia, là Con Thiên Chúa. Vì thế, khi đọc Tin mừng thánh Mátthêu, chúng ta thường gặp các công thức: “để ứng nghiệm lời Thiên Chúa đã dùng vị ngôn sứ mà phán…”, hoặc “như thế là để ứng nghiệm lời ngôn sứ…”

* Đạo lý sách Tin mừng theo thánh Matthêu
a. Đức Giêsu là Đấng Mêsia được Cựu Ước loan báo
Thiên Chúa hứa cùng tổ phụ Apraham rằng nhờ ông mà mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc (x.St 12,3) ; Và Ngài cũng đã hứa cùng vua Đavid rằng Đấng cứu thế sẽ là con cháu của vua này (x.2 Sm 7,12). Vì thế, dân Israel tin chắc rằng Đấng cứu thế sẽ là con cháu của tổ phụ Apraham và con cháu vua Đavid (x.Mt 1,17).
Hơn nữa, một trong những nét đặc trưng của Matthêu là hình ảnh Môsê mới: Đức Giêsu chính là vị Ngôn sứ cao cả Thiên Chúa hứa từ thời Xuất hành (x.Đnl 18,18).
b. Đức Giêsu là Con Thiên Chúa
Chúa Cha đã mặc khải Đức Giêsu tại sông Giođan “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người”(Mt 3,17) và trên núi cao trong cuộc hiển dung “Đây là con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người”(Mt 17,5). Đối với thánh Matthêu, đây là những lời tuyên xưng thần tính của Đức Giêsu. Người là Con Thiên Chúa. Ông Phêrô cũng đã tuyên xưng Thầy của mình là “Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16,16). Và vì thế, Đức Giêsu cũng chính là “Thiên Chúa-ở-cùng-chúng-ta” mọi ngày cho đến tận thế (Mt 1,23).
c. Đức Giêsu, Đấng sáng lập Hội thánh
Hội thánh là cộng đoàn các môn đệ, những người qui tụ quanh Đức Giêsu và được Ngài hướng dẫn. Trước tiên phải kể đến Nhóm Mười Hai, nhưng nói rộng hơn, Hội thánh gồm những ai tin vào danh Đức Giêsu và chịu phép rửa.
Hội thánh Đức Giêsu thiết lập xuất thân từ giữa dân Do Thái, bị lề luật chi phối, nên cần được Đức Giêsu kiện toàn lề luật, để luật thuận theo ý của Thiên Chúa. Vì khi Đức Giêsu xuất hiện, thì luật cũ cũng qua đi, để nhường chỗ cho luật của ân sủng, luật của Thần Khí. Do đó, thái độ căn bản của người môn đệ là cần phải biết lắng nghe, hiểu và thực hành lời rao giảng của Đức Giêsu.

SÁCH TIN MỪNG THEO THÁNH MARCÔ [2]

- Thánh Marcô sinh tại Giêrusalem, ban đầu là môn đệ thánh Phaolo (x. Cv 12,25), sau đó theo thánh Phêrô làm thông ngôn (1 Pr 5,13). Marcô theo hai thánh Banaba và Phaolô đi truyền giáo, sau bỏ về (x.Cv 13,13), khiến hai nhà truyền giáo cũng phải chia tay nhau, thánh Banaba đưa Marcô qua Síp (x.Cv 15,37-39).
- Thánh nhân viết Tin mừng tại Rôma sau cuộc tử đạo của thánh Phêrô, khoảng từ năm 65-70. Thánh Marcô viết Tin mừng cho cộng đoàn Do Thái sống ở nước ngoài, nhằm truyền giảng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa.

* Bố cục sách Tin mừng theo thánh Marcô
1. Dẫn nhập: Giai đoạn dọn đường cho Đức Giêsu 
a. Ông Gioan Tẩy Giả rao giảng (1,1-8)
b. Đức Giêsu chịu phép rửa (1,9-11)
c. Đức Giêsu chịu cám dỗ (1,12-13)
2. Mầu nhiệm Đấng Mêsia
a. Đức Giêsu và dân chúng (1,14 – 3,6)
b. Đức Giêsu và người thân thuộc (3,7 – 6,6)
c. Đức Giêsu và các môn đệ (6,6 – 8,30)
3. Mầu nhiệm Con Người
a. Con đường của Con Người (8,31 – 10,52)
b. Phán xét Giêrusalem (11,1 – 13,37)
c. Cuộc Thương Khó và Phục Sinh (14,1 – 16,8)
Phụ trương (16,9-20)
Trong 4 sách Tin mừng, Tin mừng theo thánh Marcô là ngắn nhất (chỉ có 16 chương) và được tượng trưng bằng con sư tử, biểu dương cho sự thanh cao.

* Đặc điểm sách Tin mừng theo thánh Marcô
- Tin Mừng theo thánh Marco tượng trưng đầu sư tử.
- Được viết trước nhất và ngắn nhất trong 4 sách Tin Mừng.
- Có lời văn mộc mạc nhưng sống động và chân thực.
- Trình bày sự kiện có tính khơi gợi thắc mắc, khiến người đọc phải suy nghĩ tìm ra chân lý.

* Đạo lý sách Tin mừng theo thánh Marcô
a. Tin mừng
Mở đầu sách Tin mừng, thánh Marcô viết ngay rằng: “Tin mừng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa…” (Mc 1,1). Tin mừng của Thiên Chúa chính là Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, vì trong Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa cứu độ loài người.
Tin mừng phải được loan báo cho mọi loài thụ tạo. Tin mừng ấy là Nước Thiên Chúa và là Đức Giêsu Kitô.
Do đó, hai chủ đề lớn trong Tin mừng theo thánh Marcô:
- Mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa
- Con đường làm môn đệ Đức Giêsu
b. Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa
Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa hằng sống, để trả lời câu hỏi của Đức Giêsu: “Phần anh em, anh em bảo Thầy là ai” (Mt 16,15). Tiến trình giới thiệu Đức Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa, theo thánh Marcô trải qua hai giai đoạn:
a. Ngay từ khi khởi đầu sứ vụ rao giảng tại Galilê, Đức Giêsu đã bộc lộ quyền năng của Ngài trong lời giảng, và trong hành động, nhưng Ngài lại không muốn cho người ta nhận biết về Ngài (x.Mc 1,21-28). Lý do phải giữ bí mật là vì Đức Giêsu chưa mặc khải hết mầu nhiệm về Ngài, nên sợ người ta ngộ nhận, thậm chí còn hiểu sai về sứ mệnh của Ngài.
b. Nhưng từ khi thánh Phêrô tuyên xưng đức tin, Đức Giêsu bắt đầu mặc khải con người của Ngài. Và bí mật ấy thực sự tỏ lộ công khai trong cuộc thương khó, nhất là trên thập giá, đến độ, viên sĩ quan chứng kiến cảnh Đức Giêsu chết đã phải thốt lên: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39). 
c. Đức Giêsu và các môn đệ
Mối tương quan của Đức Giêsu và các môn đệ diễn tiến qua hai giai đoạn: trước và sau khi thánh Phêrô tuyên xưng đức tin vào Đức Giêsu.
+ Trước khi Phêrô tuyên xưng đức tin
Đời sống môn đệ, được đánh dấu bằng ba biến cố: Đức Giêsu gọi bốn người chài lưới để đi chinh phục người ta (1,16-20); Đức Giêsu chọn mười hai ông để ở lại với Người và để Người sai các ông đi (3,13-19) và chính việc Người sai các ông đi (6,7-13).
+ Sau khi Phêrô tuyên xưng đức tin
Đức Giêsu tiên báo ba lần rằng Người sẽ chết và sống lại (8,31-33 ; 9,30-32 ; 10,32-34), trong cả ba lần các môn đệ vẫn không hiểu. Thế nhưng, Đức Giêsu không bỏ cuộc, ngài dạy các môn đệ về đức tin và cầu nguyện (11,20-25), về thái độ phải có trong ngày Con Người quang lâm (13,1-37). Ai muốn làm môn đệ Đức Giêsu phải qua con đường thập giá dẫn đến phục sinh.

SÁCH TIN MỪNG THEO THÁNH LUCA [3]

- Thánh Luca là một người Kitô hữu gốc Hy Lạp, quê ở Antiôkia, làm y sĩ, và là môn đệ của thánh Phaolô từ năm 49. 
Thánh nhân viết sách Tin mừng này sau khi thành Giêrusalem bị tàn phá, vào khoảng từ năm 70-80.
- Thánh nhân viết để tặng ông Thêôphilô (x.Cv 1,1) nhưng thực ra, ngài nhắm vào những người Hy Lạp tòng giáo, để trình bày Đức Giêsu là Con Thiên Chúa và cũng là con người lịch sử, đồng thời giáo huấn về Ngài là xác thực (x.1,1-4).

* Bố cục sách Tin mừng theo thánh Luca
Lời tựa: 1,1-4
1. Thời thơ ấu: 1,5 – 2,52
2. Đức Giêsu chuẩn bị thi hành sứ vụ 3,1 – 4,13
3. Đức Giêsu rao giảng tại Galilê 4,14 – 9,50
4. Đức Giêsu lên Giêrusalem 9,51 – 19,27
5. Đức Giêsu rao giảng tại Giêrusalem 19,28 – 21,38
6. Thương khó và phục sinh 22,1 – 24,53

* Đặc điểm sách Tin mừng theo thánh Luca
  • Tin mừng Luca tượng trưng bằng đầu bò.
  • Lời văn sáng sủa lưu loát dễ đọc.
  • Toàn tác phẩm toát ra niềm vui và sự thanh thản.
  • Những chương đầu sách nói về thời thơ ấu của Chúa Giêsu.

* Đạo lý sách Tin mừng theo thánh Luca
1. Đức Giêsu, Đấng cứu thế
a. Đức Giêsu là Đấng cứu thế mọi người
Đức Giêsu là Adam mới (3,38). Ngài đón tiếp mọi hạng người, và không phân biệt và loại trừ ai, kể cả người thu thuế cũng như kẻ tội lỗi (15,1-2). Ngài là con người thật và là Thiên Chúa thật.
b. Đức Giêsu là Đấng cứu thế đầy lòng thương xót
Đức Giêsu đi tìm con chiên lạc (x.15,1-7), hy sinh cho người môn đệ (x.12,49-50). Khóc thương thành Giêrusalem, khi nghĩ đến những tai họa sắp giáng xuống trên thành (x.19,41). Như vậy, lòng thương xót của Thiên Chúa được bày tỏ qua Đức Giêsu.
c. Đức Giêsu là Đấng độ lượng, nhưng cũng đòi hỏi
Đức Giêsu quảng đại, tha thứ và đưa con người vào cuộc sống mới, nhưng Ngài cũng đòi hỏi tội nhân phải cố gắng và hy sinh. VD: người môn đệ phải yêu thương Đức Giêsu hơn cha mẹ, anh chị và cả vợ con và mạng sống, nghĩa là đừng vì của cải (18,23), mẹ cha (9,59), gia đình (9,62) mà không theo Đức Giêsu làm môn đệ Ngài (9,57-62).
d. Đức Giêsu, Đấng hằng cầu nguyện
Đức Giêsu luôn cầu nguyện, nhất là trong những trường hợp trọng đại. VD: khi chịu phép rửa (3,21); khi tuyển chọn nhóm Mười Hai (6,12), trước khi biến đổi hình dạng (9,28)... Vì thế, người môn đệ phải bắt chước Thầy, là cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện không ngừng (18,1).
2. Sứ điệp “Hôm nay”
Đức Giêsu nhấn mạnh về tính “hôm nay” của ơn cứu độ.
Hôm nay, một Đấng cứu thế đã sinh ra” (2,11)
Hôm nay, Cha đã sinh ra Con” (3,22)
Hôm nay, đã ứng nghiệm lời quí vị vừa nghe” (4,21)
Hôm nay, ơn cứu độ đến cho nhà này” (19,9)
Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (23,43)
Đức Giêsu tiên báo: Ngài sẽ quang lâm vào thời sau hết, nhưng ơn cứu độ ấy đã bắt đầu từ hôm nay, nên thái độ của người môn đệ là: hoan lạc, bình an trong Thánh Thần, dù thực tế có phải đối diện với thử thách, đau khổ, và bách hại…
3. Vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần
Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và hoạt động trong đời sống Đức Giêsu.

SÁCH TIN MỪNG THEO THÁNH GIOAN [4]

- Thánh Gioan là em của Giacôbê, con ông Dêbêđê, là một trong những người đầu tiên được gọi làm Tông đồ, và là người được Đức Giêsu yêu thương cách đặc biệt (13,23).
- Thánh nhân viết Tin mừng này vào những năm cuối của thế kỷ thứ nhất, để độc giả tin rằng Đức Giêsu chính là Đức Kitô, là Con Thiên Chúa, và nhờ tin vào Người mà con người được sống đời đời (20,31).

* Bố cục sách Tin mừng theo thánh Gioan
Lời tựa (1,1-18)
a. Sứ vụ của Đức Giêsu
- Lễ Vượt Qua thứ 1: Sự sống vĩnh cửu (1,19 – 4,54)
- Một đại lễ ở Giêrusalem: Đức Giêsu bị chống đối (5,1-47)
- Lễ Vượt Qua thứ 2: Đức Giêsu không được đón nhận (6,1-71)
- Lễ Lều: Đức Giêsu không được chấp nhận (7,1 -10,21)
- Lễ Cung Hiến: Đức Giêsu bị đe doạ (10,22 – 11,54)
- Lễ Vượt Qua cuối cùng: Đức Giêsu bị bắt (11,55 – 12,50)
b. Giờ của Đức Giêsu. Lễ Vượt Qua của chiên Thiên Chúa
- Bữa Tiệc Ly: Giờ của Đức Giêsu đã đến (13,1 – 17,26)
- Thương khó: Đức Giêsu chịu đau khổ (18,1 – 19,42)
- Phục sinh: Đức Giêsu được Thiên Chúa tôn vinh (20,1-29)
Lời kết (20, 30-31)
Đoạn cuối: Đời sống của Giáo hội (21,1-25)

* Đặc điểm sách Tin mừng theo thánh Gioan
- Tin mừng Gioan tượng trưng chim phượng hoàng.
- Chú trọng đến đời sống kết hợp giữa Ba Ngôi Thiên Chúa và đời sống nội tâm các tín hữu.
- Trình bày các đề tài theo thể đối kháng: Ánh sáng và bóng tối; sự sống và sự chết; tin và không tin….
- Có lời tựa cho toàn tập xác định nguồn gốc thần linh của Chúa Kitô và nhiệm vụ của Thánh Gioan Tẩy Giả là giới thiệu Chúa Giêsu cho dân chúng.
* Đạo lý sách Tin mừng theo thánh Gioan
1. Mầu nhiệm Đức Giêsu và sứ mạng cứu độ của Người
- Đối với Thiên Chúa: Đức Giêsu là Con Thiên Chúa (1,14), được Chúa Cha yêu mến (5,20), luôn hợp nhất, sống mật thiết và hành động chặt chẽ với Chúa Cha (10,30.38). Chúa Cha đã trao cho Người nhiệm vụ thực hiện công trình cứu độ (3,17).
Đức Giêsu là Ngôi Lời hằng hữu, được Chúa Cha sai xuống trần gian để cứu độ loài người. Khi xuống thế Người đã che giấu vinh quang của Người. Vinh quang này chỉ được hé mở vài lần trong cuộc sống nhưng được bộc lộ trọn vẹn khi “ giờ” của Người đến, nghĩa là giờ “được nâng cao” trong biến cố khổ nạn phục sinh.
- Đối với nhân loại: Đức Giêsu là Đấng Kitô (1,41). Kitô trong tiếng Hy Lạp và Mêsia trong tiếng Do Thái đều có nghĩa là “được xức dầu”.
Đức Giêsu được xức dầu Thánh Thần và trở thành vị tư tế, ngôn sứ và vương đế để thi hành sứ vụ cứu độ Chúa Cha trao phó.
2. Người tín hữu trong sứ vụ cứu độ của Đức Giêsu
Người tín hữu đã lãnh nhận được rất nhiều ân huệ mà căn bản là ơn đức tin và sự sống đời đời. Hai ân huệ này liên hệ với nhau như nguyên nhân và  hiệu quả.
Ơn đức tin: theo thánh Gioan, tin là đến với Đức Giêsu, cũng là đến với Chúa Cha, để nhận biết Đức Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai đến cứu độ trần gian. Các “dấu lạ” Đức Giêsu thực hiện đều khơi dậy lòng tin nơi các người chứng kiến. Các lời Chúa giảng đều có mục đích tạo điều kiện cho đức tin được nẩy sinh trong lòng người nghe.
Ơn được sống đời đời: Ơn được sống đời đời là được Chúa Cha thông ban sự sống của Người cho con người. Sự sống này khởi sự từ trần gian và đạt tới mức hoàn hảo trên thiên đàng. Người tín hữu làm phát triển sự sống đời đời nhờ đón nhận Lời Chúa và Thánh Thể.
 

[1] Xc. Kinh Thánh Tân Ước, do Nhóm phiên dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ thực hiện, 1995, phần Dẫn nhập Mattheu, tr.47-54.
[2] Xc. Sđd, tr.171-179.
[3] Xc. Sđd, tr.235-244.
[4] Xc. Sđd, tr. 383-391.
 

Tác giả: tinvui

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi