SÁM HỐI

Chủ nhật - 10/03/2024 14:13
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến sám hối. Tại Fatima, Đức Mẹ tha thiết kêu gọi sám hối. Đức Thánh Cha cảnh báo: Tình hình hiện nay sẽ đi tới đại hoạ, nếu không sám hối. Lương tâm tôi nhắc bảo: Chính bản thân tôi cũng sẽ rơi vào vực thẳm hư vong, nếu không sám hối.
SÁM HỐI
 Đức Giám mục Gioan B. Bùi Tuần
1.
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến sám hối. Tại Fatima, Đức Mẹ tha thiết kêu gọi sám hối. Đức Thánh Cha cảnh báo: Tình hình hiện nay sẽ đi tới đại hoạ, nếu không sám hối. Lương tâm tôi nhắc bảo: Chính bản thân tôi cũng sẽ rơi vào vực thẳm hư vong, nếu không sám hối.
Nhận thức sám hối là rất quan trọng, tôi cầu xin Chúa giúp tôi thực hiện việc đạo đức đó.
Chúa là Cha giàu lòng thương xót, đã và đang giúp tôi đi vào con đường sám hối. Con đường sám hối là con đường có nhiều khó khăn. Nhưng nhờ ơn Chúa, tôi đang bước đi với những bước nhỏ. Tôi xin chân thành chia sẻ những kinh nghiệm nhỏ bé của tôi.
2.
Trước hết, Chúa cho tôi biết mục đích việc sám hối của tôi là tôi được hoán cải, trở nên con cái Thiên Chúa, nhờ được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, để rồi, tôi giúp nhiều người khác cũng được như vậy. Như lời thánh Phaolô dạy: “Phàm ai được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14). Rồi Chúa dạy thêm.
3.
Chúa hỏi tôi: Trước đây và chính lúc này, con có thực sự là con cái Thiên Chúa, nhờ việc để cho Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn con không?
Để gợi ý cho tôi xét mình, Chúa cho tôi nhớ lại hai dụ ngôn trong Phúc Âm.
4.
Dụ ngôn thứ nhất là về các loại đất đón nhận hạt giống Lời Chúa: Đất bên vệ đường, đất có nhiều sỏi đá, đất có nhiều gai góc, đất tốt (x. Lc 8,5-15). Tôi thuộc loại đất nào?
5.
Dụ ngôn thứ hai là về các loại khách được mời vào dự tiệc trong Nước Thiên Chúa. Có người xin kiếu, vì cần đi thăm thửa đất mới mua. Có người xin kiếu, vì cần thử mấy cặp bò mới tậu được. Có người xin kiếu, vì cần chăm sóc cô vợ mới cưới. Có người tàn tật, đui mù, què quặt thì phút chót lại được đón vào (x. Lc 14,15-24). Tôi thuộc loại khách nào?
6.
Chúa can tôi chớ vội nhận mình là đất tốt và là người khách tốt. Nhưng để thấy rõ sự thực về mình, Chúa dạy tôi trước hết phải tĩnh lặng hồi tâm.
7.
Sự tĩnh lặng hồi tâm này không nhất thiết phải thay đổi hoàn cảnh, cũng không nhất thiết phải làm những việc hãm mình phạt xác khác thường, nhưng chủ yếu là phải tĩnh lặng, phải dịu lại lối sống ham hoạt động, phải biết dành thời giờ cần thiết cho việc cầu nguyện, để toàn thể con người tôi dễ được ơn thánh thấm nhập và chinh phục.
8.
Cùng với sự tĩnh lặng hồi tâm, tôi cần phải thực hiện một việc quan trọng khác, đó là khát khao tìm Chúa.
Sự khao khát tìm Chúa được thúc đẩy trong tôi một cách thường xuyên qua những thao thức được thuộc trọn về Chúa và qua những ước mong được Chúa là hạnh phúc của mình. Lúc rõ, lúc mờ, những thao thức và ước mong như thế được tôi cảm nhận như những tiếng gọi của Thiên Chúa là tình yêu. Tôi phải đáp ứng.
9.
Đáp ứng những lời mời gọi của Chúa là phải như thế nào?
Trước hết tôi phải ngoan ngoãn đón nhận sự sống của Chúa. Chúa ban sự sống của Chúa cho tôi, khi tôi kết hợp mật thiết với Chúa. Chúa phán: “Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, các con chẳng làm gì được” (Ga 15,5).
Kết hợp với Chúa bằng tình yêu mến trọn vẹn, và yêu thương người khác như Chúa yêu thương chúng ta.
Tôi còn phải đáp ứng lời mời gọi của Chúa bằng sự tôi đón nhận thánh ý Chúa một cách khiêm nhường. Tôi phải rất thận trọng trong việc vâng phục thánh ý Chúa. Làm việc đạo đức nọ, việc lành kia nhân danh Chúa, rồi tưởng đó là đủ để được gọi là thực thi ý Chúa, thì đó là một sai lầm dễ thường xảy ra. Những việc như thế bị Chúa cảnh báo một cách nghiêm khắc. Chúa nói rõ: Những kẻ nhân danh Chúa mà nói tiên tri, mà trừ quỷ, mà làm nhiều phép lạ, nhưng không thực sự vâng theo ý Chúa, đều bị Chúa xua đuổi, như những kẻ làm điều gian ác (x. Mt 7,21-23).
10.
Khi đã được Chúa chia sẻ cho sự sống của Chúa, và được thông hiệp với thánh ý Chúa, tôi mới thấy rõ trong tôi đã có một số tư tưởng, lời nói, việc làm không do Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn. Tôi xin Chúa tha thứ cho tôi. Tôi quyết tâm sửa lại. Tôi cũng nhận ra trong tôi đã có những thiếu sót, do không vâng phục Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn. Tôi xin Chúa thứ tha cho tôi. Tôi dốc lòng cải thiện.
11.
Để sám hối về những trường hợp đã không để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, tôi rất cần được ơn Chúa Thánh Thần trợ giúp. Sám hối này là rất quan trọng đối với các mục tử và những người có trách nhiệm đào tạo dẫn dắt người khác.
12.
Bây giờ xin đề cập đôi chút tới sám hối về bổn phận giúp cho người khác cũng được nên con cái Chúa nhờ được Thánh Thần Chúa hướng dẫn.
Khi sám hối của tôi được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, tôi mới nhận ra rõ lỗi lầm của tôi trong mục vụ và truyền giáo thường không phải là do thiếu lý thuyết, mà là do thiếu thực hiện cụ thể trong những hoàn cảnh cụ thể.
13.
Trên lý thuyết, tôi biết người đầy tớ trung tín và khôn ngoan mà chủ đặt lên để coi sóc gia nhân, sẽ phải cung cấp lương thực tốt cho họ đúng giờ đúng lúc (x. Mt 24,45). Nhưng trên thực tế, nếu tôi không phân phát cho đoàn chiên Lời Chúa, tình yêu, lời khuyên và gương sáng là lương thực tốt, theo nhu cầu của thời điểm này và địa phương này, thì đúng là tôi có lỗi, do tôi không chịu phấn đấu để lắng nghe Thánh Thần Chúa hướng dẫn tôi vào thực tế cụ thể hiện nay có nhiều thách đố.
Trên lý thuyết, tôi biết Chúa trao cho tôi nhiều điều kiện tốt, để tôi sinh lời, là đem nhiều linh hồn về với Chúa. Dụ ngôn những nén bạc nói rõ điều ấy (x. Mt 25,14-30). Nhưng trên thực tế, nếu tôi dành những điều kiện tốt Chúa ban cho tôi vào những mục đích tư lợi cá nhân, thì đúng là tôi có lỗi, do không chịu phấn đấu để vâng theo sự hướng dẫn của Thánh Thần Chúa trong thực tế phức tạp, có nhiều cạm bẫy.
14.
Nếu thực tế tôi đã sai lầm như thế trong mục vụ và truyền giáo, thì tôi là người cộng tác rất thiếu trách nhiệm đối với Chúa, và cũng phần nào thiếu trách nhiệm đối với đoàn chiên. Vì thế khi sám hối, tôi hay sợ tôi sẽ bị phạt vì thiếu những trách nhiệm đó. Nhưng càng sợ thì càng bám vào Chúa, càng cố gắng sửa mình, càng chấp nhận những đớn đau nhọc nhằn để đền tội.
Điều sợ nhất là lòng tôi có thể trở thành mảnh đất chai đá , có thể trở nên người khách được mời nhưng rồi bị đuổi ra khỏi nước Chúa. Tôi sợ nhưng luôn phó thác tin cậy Chúa giàu lòng thương xót.
15.
Những gì tôi vừa chia sẻ, cho thấy sám hối là một việc rất quan trọng, để cứu chính bản thân tôi, đồng thời cũng để góp phần cứu những người khác, trong đó có cộng đoàn của tôi, Hội Thánh của tôi, Đất Nước của tôi, cách riêng những người nghèo hèn thân thiết của tôi. Tình hình là rất nghiêm trọng
Lạy Chúa, sám hối đã đưa con và nhiều người tới hạnh phúc tuyệt vời. Con tin nhận đây là một ơn trọng đại Chúa ban cho chúng con. Con xin hết lòng cảm tạ Chúa suốt đời này và mãi mãi đời sau.

 

Tác giả: tinvui

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi