MARCÔ VÀ TIN MỪNG NHẤT LÃM

Thứ hai - 01/04/2024 21:21
Trong lịch sử Giáo hội Tin mừng Marcô thường bị bỏ quên, nó chỉ được dùng một cách họa hiếm trong việc giảng giải hay trình bày về giáo lí. Hàng chục bản chú giải Tin mừng về Mattheô, Luca và Gioan đã được các Giáo phụ thực hiện, nhưng không có một bản nào  về  Marcô  đã  được  viết  ra  cho  tới  đầu  thời  Trung  Cổ. 
MARCÔ VÀ TIN MỪNG NHẤT LÃM
Trong lịch sử Giáo hội Tin mừng Marcô thường bị bỏ quên, nó chỉ được dùng một cách họa hiếm trong việc giảng giải hay trình bày về giáo lí. Hàng chục bản chú giải Tin mừng về Mattheô, Luca và Gioan đã được các Giáo phụ thực hiện, nhưng không có một bản nào  về  Marcô  đã  được  viết  ra  cho  tới  đầu  thời  Trung  Cổ.  Theo Michael Cahill (Revue Biblique 101, 1994) bản chú giải Tin mừng Marcô đầu tiên là của thánh Bede (673-735 AD) hoặc của một tu sĩ vô danh nào đó vào thế kỉ thứ bảy (mà người ta tưởng lầm là của thánh Hierônimô). Điều này xảy ra một phần do bởi cái nhìn xuất phát từ thánh Augustinô cho rằng về căn bản Tin mừng Marcô là một bản tóm lược của Matthêô. Thật vậy, trong 661 câu của Marcô, thì  khoảng  90  phần  trăm  đã  có  trong  Matthêô  và  55  phần  trăm trong Luca. Chỉ có một ít câu là của riêng Marcô thì mới không có trong hai sách Tin mừng Nhất lãm kia (Matthêô và Luca). Như vậy Tin mừng thứ hai không có gì đáng phải nói tới là điều tất nhiên.
Với sự xuất hiện của khoa phê bình kinh thánh vào thế kỉ mười chín, những nghiên cứu chuyên sâu được thực hiện để khám phá những chặng đường khác nhau của khẩu truyền và chữ viết mà đã dẫn tới việc hình thành các sách Tin mừng như hình thức hiện có. Người ta đã làm dấy lên sự chú tâm về điều đã được biết tới đó là Vấn đề Nhất lãm: Tại sao ba Tin mừng Nhất lãm vừa khác nhau lại vừa giống nhau đến như vậy? Có sự tương thuộc về văn thể giữa chúng hay không? Nếu có thì bản nào đã sao chép lại từ bản nào? Tin mừng nào được viết sớm nhất..? Vào thế kỉ hai mươi người ta chấp nhận một cách rộng rãi rằng Tin mừng Marcô chính là Tin mừng cổ xưa nhất, được cả Matthêô và Luca sử dụng. Sự tương ứng về ngôn từ thì rất nhiều và rất rộng đến nỗi không thể lí giải chỉ dựa vào nền tảng chung của khẩu truyền. Những đoạn văn mà cả Matthêô và Luca cùng có nhưng không xuất hiện trong Marcô bao gồm hầu hết những giáo huấn của Đức Giêsu, có lẽ đã xuất phát từ một nguồn giả định khác mà các học giả gọi là Q (tiếng Đức là Quelle, “nguồn”). Bỗng chốc Tin mừng Marcô trở thành tâm điểm: nó được coi là Tin mừng đi sát với các sự kiện thực tế nhất, nghĩa là những biến cố chỉ mang ý nghĩa tường thuật chứ không có những giải thích thần học mà các tác giả Tin mừng thêm vào sau đó.
Một  thế  kỉ  nghiên  cứu  chuyên  sâu  thêm  nữa  đã  đưa  ra những  gì  còn  thiếu  sót trong  lí thuyết  đó. Giờ đây  người  ta  nhìn nhận Marcô là một sử gia, thần học gia, và mục tử theo vị trí của riêng  ngài;  Tin mừng  của  ngài  đã  thể  hiện  những  đặc  điểm  văn chương rõ nét. Ngài không nối kết đoạn này với đoạn kia một cách tùy tiện, nhưng đã chủ ý đan kết chúng lại để đi theo một lộ trình thần học và mục vụ riêng của ngài. Điều này không có nghĩa là ngài không tường thuật một cách trung thành những gì ngài đã nhận được, hoặc là từ Phêrô hoặc từ các nguồn truyền khẩu và chữ viết khác. Nhưng điều này chỉ có nghĩa là ngài tường thuật các biến cố với mục đích là để mặc khải chiều kích duy nhất về mầu nhiệm Đức Giêsu Kitô, một chiều kích mà Giáo hội nhìn nhận như là một phần  không  thể  thiếu  trong  Sách  Thánh  của  mình  (x.  GLHTCG, 126-127).
Vấn đề về thứ tự các sách Tin mừng xuất phát từ đâu? Hầu hết các học giả ngày nay cho rằng Tin mừng Marcô được viết ra sớm nhất và được cả Matthêô cũng như Luca sử dụng. Nhưng cũng có một nhóm nhỏ các học giả vẫn kiên quyết cho rằng Matthêô chiếm  địa  vị  trước  hết  mới  là  hợp  lí.  (1)  Trong  nhiều  đoạn  văn, Matthêô và Luca khác với Marcô chút ít trong cùng một nội dung và cách hành văn, điều này cho thấy khó mà giải thích nếu hai vị sao chép của Marcô một cách độc lập. (2) Cách giải thích tốt nhất đối với những đoạn văn cả Matthêô và Luca cùng chia sẻ không phải  từ  một  nguồn  Q  giả  định  (vì  điều  này  không  thật  sự  hiển nhiên)  nhưng  là  người  này  sử  dụng  lại  tác  phẩm  của  người  kia, chẳng hạn Luca 1,1 dường như cho thấy Marcô lấy lại của Matthêô, và Luca lấy của cả Matthêô và Marcô. (3) Việc Marcô bỏ đi một số đọan văn được giải thích là ngài chủ ý viết một bản Tin mừng ngắn gọn để chuyền tải những điều cốt lõi cho những người mới trở lại.
(4) Marcô thuật lại những yếu đuối của các môn đệ là do ngài biết trực tiếp điều này từ chính Phêrô. (5) Marcô nhắc đến những khía cạnh, những phẩm chất con người của Đức Giêsu là để trình bày dung mạo con người của Đức Giêsu cho các Kitô đang phải chịu đau  khổ  tại  Rôma.  (6)  Truyền  thống  các  Kitô  hữu  tiên  khởi  cho rằng Matthêô là tác phẩm được viết trước nhất.
Các  sách  Tin  mừng  hình  thành  như  thế  nào  là  một  vấn  đề phức tạp nhưng lại thật sự hấp dẫn chúng ta, tuy nhiên điều này khó có thể tìm được lời giải thích quyết định trước khi Chúa trở lại trong vinh quang. Hầu hết những công trình nghiên cứu của các học giả đều  cho  rằng  Marcô  là  Tin  mừng  được  viết  trước  nhất.  Nhưng chúng ta cần nhớ rằng tất cả những suy đoán của chúng ta vẫn chỉ là giả thuyết. Những nguồn nào các tác giả sử dụng có lẽ cũng cần thiết nhưng không mấy quan trọng. Điều quan trọng là chúng ta cứ nghiên cứu chính tác phẩm của các ngài để hiểu rõ chủ đích thần học mà các ngài muốn trình bày cho
Trung Thành
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi