KHÁM PHÁ TIN MỪNG MÁC-CÔ

Thứ tư - 06/03/2024 21:44
LỜI GIỚI THIỆU
KHÁM PHÁ TIN MỪNG MÁC-CÔ

LỜI GIỚI THIỆU

 

 

Mác-cô là sách Tin Mừng ngắn nhất và có trước nhất trong bốn sách Tin Mừng của Tân Ước. Trong quá khứ tác gỉa Mác-cô thường chỉ được coi là một người gom góp, sao chép lại các truyền thống không ăn khớp với nhau và viết thành Tin Mừng. Nhưng ngày nay các nhà chuyên môn Thánh Kinh đều thống nhất ý kiến trong việc đánh gía rất cao Tin Mừng theo thánh Mác-cô. Thật vậy càng ngày người ta càng khám phá ra Mác-cô là một tác giả có nhiều tài năng về thần học và nhiều kỹ năng về văn chương. Tin Mừng Mác-cô là một câu chuyện được viết một cách nghệ thuật bởi một người kể truyện có óc sáng tạo thực sự. Nội dung các phần đều ăn khớp với nhau và tạo thành một tác phẩm có cấu trúc hài hòa về thời gian và không gian. Tác phẩm không phải là bản sao chép lại cái thế giới mà từ đó cuốn sách ra đời, dù rằng tác phẩm có phản ánh các thực tại xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa và tôn giáo của một xã hội nông nghiệp thuộc xứ Pa-lét-tin và xứ Sy-ri bị đế quốc Rô-ma chiếm đóng ở thế kỷ thứ nhất. Thật vậy có hai bối cảnh hiện lên trong thế giới các câu chuyện của Tin Mừng: một là bối cảnh của xứ Pa-lét-tin bị đế quốc Rô-ma chiếm đóng trong đó Đức Giê-su thi hành sứ vụ của mình và hai là bối cảnh của xứ Sy-ri mà nhiều người cho rằng đây là nơi xuất xứ của Tin Mừng Mác-cô. Trong một câu chuyện của Tin Mừng thường thì rất khó xác định được các chi tiết nào phản ánh các thực tại quá khứ thuộc sứ vụ của Đức Giê-su được lưu giữ trong truyền thống và các thực tại hiện tại nào của thế giới của Mác-cô được sát nhập vào truyền thống để hiện tại hóa câu chuyện cho độc giả của mình.

Những từ La tinh được dịch bằng các từ Hy Lạp không nhất thiết phải là vì tác phẩm nhắm vào Cộng Đoàn Ki-tô hữu ở Ro-ma, mà có thể chỉ là các từ quân sự hay kinh tế phản ánh bối cảnh của một đất nước đang bị đế quốc Rô-ma xâm chiếm (Kelber). Có nhiều chi tiết khác cho thấy rằng những người đầu tiên mà Tin Mừng nhắm tới có lẽ là những người dân quê sống tại vùng nông thôn bị các đạo quân Rô-ma chiếm đóng. Anh hưởng sê-mít rất nổi bật và điều đó cho thấy đó là một xã hội mà trong đó người Hy Lạp và người Do Thái sống cạnh nhau. Có những chi tiết khác cho thấy rằng những Ki-tô hữu thuộc dân ngoại này thuộc về một tầng lớp thấp kém của xứ Sy-ri bị Rô-ma chiếm đóng. Họ là những người nông dân và thợ thủ công.

Người ta đồng ý với nhau rằng sự sắp xếp của Tin Mừng và sự tiếp nối nhau của các phần không đúng như diễn tiến lịch sử của các biến cố trong cuộc đời công khai của Đức Giê-su Na-da-rét. Dù rằng Tin Mừng phản ánh cuộc đời Đức Giê-su từ ngày Người chịu Phép Rửa của Gio-an cho đến ngày Người chết trên thập giá và phục sinh, nhưng chúng ta không thể dựa vào đó mà viết nên tiểu sử của Đức Giê-su được. Không thể coi Tin Mừng là một cuốn sách sử, theo nghĩa chúng ta hiểu ngày nay về lịch sử.

Tập tài liệu này được soạn làm tài liệu học tập cho Khóa “KHÁM PHÁ TIN MỪNG NHẤT LÃM” của Mục Vụ Giới Trẻ Giáo phận Thành Phố Hồ Chí Minh . Nội dung đề ra cho Khóa là học hỏi về bốn Tin Mừng Mác-cô, Mát-thêu, Lu-ca và Gio-an. Để soạn nên tập tài liệu nhỏ này, chúng tôi đã dựa vào các tài liệu sau đây: 1) Phần dẫn nhập Tin Mừng theo thánh Mác-cô của Nhóm PHIÊN DỊCH CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ, 2) Cuốn The Gospel of Mark của DENIS Mc BRIDE, C.Ss.R., 3) Cuốn Throu Fire của JOHN FUELLENBACH, SVD, 4) Cuốn From one Jesus to four Gospels và 5) Cuốn A Key to the Gospel of Mark : cả hai cuốn sau này đều của HERMAN HENDRICKK, CICM. “Chúng tôi dựa vào” phải được hiểu là có chỗ chúng tôi chỉ lấy ý, có chỗ chúng tôi sao chép nguyên văn, có chỗ chúng tôi phỏng dịch. Mong các tác giả các tài liệu và sách kể trên rộng lượng thông cảm, vì công việc chúng tôi làm chỉ nhằm mục đích phục vụ Giáo Hội và không hề cầu lợi.

Để phù hợp với thời gian được phân bổ cho TIN MỪNG MÁC-CÔ, tập tài liệu này sẽ gồm các chương sau đây:

 

* Chương một: TÁC GIẢ, ĐỘC GIẢ, NƠI VÀ THỜI GIAN BIÊN SOẠN TIN MỪNG MÁC-CÔ.

 

* Chương hai: BỐ CỤC TIN MỪNG MÁC-CÔ.

 

* Chương ba: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN MỪNG MÁC-CÔ.

 

* Chương bốn: MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUAN VỀ TIN MỪNG MÁC-CÔ.

 

* Chương năm: PHẦN DẪN NHẬP (Mc 1,1-13) VÀ PHẦN PHỤ TRƯƠNG (Mc 18,9-20) CỦA TIN MỪNG MÁC-CÔ.

 

* Chương sáu: MỘT SỐ ĐOẠN QUAN TRỌNG KHÁC CỦA TIN MỪNG MÁC-CÔ.

 

* Chương bẩy: THÔNG ĐIỆP HAY GIÁO HUẤN CỦA TIN MỪNG MÁC-CÔ.

 

Ước mong tài liệu này giúp ích các bạn trẻ và quí anh chị giáo dân khao khát “Khám phá và Chia Sẻ Tin Mừng”. Cũng ước mong nhận được sự góp ý xây dựng của các nhà chuyên môn để tài liệu này sẽ được cải sửa cho hoàn hảo hơn trong tương lai. Thân ái.

 

 

Người biên soạn
GIÊRÔNIMÔ NGUYỄN VĂN NỘI

 

Tác giả: tinvui

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi