TÌM HIỂU LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY, NĂM B

Chủ nhật - 10/03/2024 07:10
Tiếp tục suy niệm về vai trò của Chúa Kitô đối với đời sống của chúng ta, các bài đọc Lời Chúa hôm nay trình bày một chủ đề không bao giờ có thể suy thấu, đó là lòng thương xót của Thiên Chúa đối với thế gian, được thể hiện qua ba chiều kích: Thiên Chúa tỏ lòng thương xót của Ngài bằng một hành động cao cả: ban con của Ngài; Lòng thương xót ấy nâng chúng ta lên địa vị cao quý; các phúc lành của Thiên Chúa tuôn chảy từ việc Con của ngài được giương lên cao.
TÌM HIỂU LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY, NĂM B

Tiếp tục suy niệm về vai trò của Chúa Kitô đối với đời sống của chúng ta, các bài đọc Lời Chúa hôm nay trình bày một chủ đề không bao giờ có thể suy thấu, đó là lòng thương xót của Thiên Chúa đối với thế gian, được thể hiện qua ba chiều kích: Thiên Chúa tỏ lòng thương xót của Ngài bằng một hành động cao cả: ban con của Ngài; Lòng thương xót ấy nâng chúng ta lên địa vị cao quý; các phúc lành của Thiên Chúa tuôn chảy từ việc Con của ngài được giương lên cao.

BÀI ĐỌC 1: 2Sb 36.14-16,19-23
Dân Chúa hủy bỏ Giao ước
Trong các bài đọc thứ nhất cho các Chúa Nhật Mùa Chay, chúng ta đã tìm hiểu lịch sử đầy hứa hẹn nhưng bi thảm của Israel, lịch sử của những lời Thiên Chúa hứa, về những lời hứa đã bị phá bỏ rồi được bắt đầu lại. Chúng ta đã thấy điều này qua những câu chuyện về Giao ước với ông Nôê, sự vâng lời tín thác của Ápraham, những mệnh lệnh được ban cho Môsê để giúp cho dân Israel trung thành với Chúa. Bây giờ chúng ta nhận thấy thảm họa cuối cùng, chắc chắn là do sự thất bại và lòng bất trung lặp đi lặp lại của Israel. Toàn bộ lịch sử của Israel được viết ra với chủ đề nền tảng này: trung thành với Chúa sẽ mang lại sự thịnh vượng và phúc lộc, còn nếu lìa bỏ Ngài tất yếu sẽ lãnh nhận hình phạt. Trong chương cuối cùng của cuốn sách này, nhà sử học nhìn lại thảm họa cuối cùng của cuộc Lưu đày ở Babylon, và một dân tộc Israel mới được phục hồi trở lại Thành Thánh. Ngay cả khi đó những phúc lành được Chúa hứa dường như vẫn bị trì hoãn. Họ là một cộng đồng nhỏ bị áp bức, tụ tập quanh Giêrusalem, bị quấy nhiễu bởi các nước láng giềng và bị thống trị bởi hết thế lực ngoại bang này đến thế lực ngoại bang khác. Sau một số năm, họ đã thu tích đủ năng lực và tài nguyên để xây dựng lại Đền thờ, nhưng họ vẫn tiếp tục khao khát sự can thiệp quyết định của Thiên Chúa, vốn sẽ giúp họ có thể phục vụ Thiên Chúa của họ một cách tự do và sự cống hiến trọn vẹn.
ĐÁP CA: Tv 137,1-6
Bài ca của những người lưu đày
Thánh vịnh này là một lời than thở của những người Giuđa lưu đày nhớ lại biến cố sụp đổ thành Giêrusalem và sự hủy diệt Đền Thờ Đức Chúa. Cuộc chinh phạt của người Babylon đã cưỡng buộc công dân của Vương quốc Giuđa bị trục xuất vào ngày thứ mười của tháng thứ tư (tháng 6-7) năm 587/6 trước Công nguyên. Sion là ngọn núi mà dân Israel đã xây dựng Đền thờ Giêrusalem của Đức Chúa; núi này còn được gọi là Môrigia trong 2 Sử biên niên 3,1. Tuy nhiên, từ “Sion” cũng được đồng nhất với dân của Giao Ước Cũ (Is 28,16).
Trong cuộc tái định cư của người dân theo ở Babylon, những tên lính canh đã thúc giục họ chia sẻ những bài thánh ca của quốc gia mình. Họ từ chối vì hầu hết các bài hát là một phần của cử hành phụng vụ được hát trong Đền Thờ là “Nhà của Đức Chúa”, và nhiều bài hát trong số đó do vua Đavít vĩ đại sáng tác. Họ sẽ không hát những bài thánh ca vui mừng của Đức Chúa, nhưng trong lời than thở, họ hứa sẽ không quên những bài thánh ca ngợi khen Đức Chúa hoặc quê hương của họ, nơi họ thờ phượng Thiên Chúa của Israel trong vẻ đẹp và sự thật.
Người Do Thái không thể nào quên Giêrusalem bởi vì nó là biểu tượng cho lịch sử của họ cũng như dấu chứng của lòng Chúa ưu ái dành cho họ. Giao ước kí kết với Dân Chúa qua ông Môsê có thành Giêrusalem với Đền Thờ là dấu chỉ rõ ràng nhất. Một cách tương tự, Đền Thờ của Giao ước mới là Chúa Kitô và Thành Thánh chính là Quê Trời (x. GLHTCG 163, 229, 1680, 1827, 2020).

BÀI ĐỌC 2: Ep 2,4-10
Ân sủng của Thiên Chúa

Thư gửi tín hữu Êphêsô thường được coi là thiên bình luận và suy tư đầu tiên về tư tưởng của Phaolô hơn là chính tác phẩm của vị tông đồ. Tác phẩm này trình bày về ơn cứu rỗi mà Chúa Kitô mang lại. Sau phần ghi lại trong bài đọc thứ nhất về những thất bại lặp đi lặp lại của dân Israel, sứ điệp được lặp lại hai lần rằng ơn cứu chuộc chỉ do bởi ân sủng Thiên Chúa ban. Ân sủng ở đây không phải là một chất liệu  được rót vào linh hồn chúng ta để cung cấp một loại năng lượng cứu rỗi nào đó, nhưng là lòng thương xót và lựa chọn nhưng không của Thiên Chúa. Đó là một mối tương giao cá nhân hơn là vật chất, thậm chí cũng không phải là một món quà tinh thần. Chúa đã mỉm cười với mỗi chúng ta và mời chúng ta đi vào tình bạn của Ngài. Dưới ánh sáng của món quà bằng hữu này, chúng ta được củng cố và khuyến khích để phục vụ Ngài, để món quà tình bạn này trở thành một yếu tố ngày càng mạnh mẽ và quan trọng hơn trong cuộc sống của chúng ta. Chúa cho chúng ta thấy tình yêu của Ngài và chúng ta đáp lại. Vì vậy, Ngài lại cho chúng ta thấy tình yêu thậm chí còn lớn hơn. Nhưng món quà lớn nhất trong tất cả, đó là Con Ngài và ơn cứu chuộc, cùng với sự sống mới do mà Chúa Kitô giành cho chúng ta.

TIN MỪNG: Ga 3,14-21
Thiên Chúa yêu thế gian

Các chủ đề trong bài đọc này chuyển động như những đợt sóng biển. Mỗi đợt lại tăng thêm sức mạnh, dâng cao thêm, và sau đó biến mất cho đợt kế tiếp. Hình ảnh được dồn gấp lại mỗi lúc rõ hơn cho đến khi toàn bộ câu chuyện về sự cứu rỗi đã được kể lại: giương cao, Con Một / Con Thiên Chúa, thế gian, tin / xét xử, ánh sáng / bóng tối.
Cũng như sự chữa lành đã xảy ra cho những ai nhìn lên con rắn bằng đồng mà Môsê đã dựng lên trước mặt họ trong hoang địa (Ds 21,8-9), thì sự sống đời đời cũng được ban cho những ai tin vào Con của Ngài, được giương lên cao trong cả sự ô nhục và sự tôn vinh. Hình ảnh của một cái gì đó được giương lên gợi ý rằng Chúa Giêsu bị trói vào một cái cột, cũng như hình nộm con rắn. Tuy nhiên, động từ được sử dụng có nghĩa là “được giương cao trong sự tôn vinh.” Chọn động từ này với nhiều ý nghĩa khác nhau của nó, thánh sử muốn nói rằng chính trong sự hạ mình sâu thẳm mà Chúa Giêsu được tôn vinh. Suy nghĩ này gợi nhớ đến người tôi tớ đau khổ trong Isaia, ông cũng chịu đau khổ vì người khác và trong sự đau khổ của mình, đã “được vươn cao, nổi bật và suy tôn đến tột cùng” (Is 52,13).
“Con Người” là một thành ngữ Sêmit chỉ một nhân vật tượng trưng, người sẽ khai mở triều đại cuối cùng (x. Đn 7,13-14). Chiều hướng tư tưởng này được khai triển ở đây, là tư tưởng đưa đến kết luận rằng người Con của Nhân loại (Con Người) này cũng là Con một của Thiên Chúa (cc. 14-16). Sự đặt cạnh nhau hai danh hiệu này tập hợp các chiều hướng thần học đa dạng và phong phú mà mỗi danh hiệu đại diện. Có thể có những biểu tượng khác nhau, nhưng ở đây một đặc điểm chung mà hai danh hiệu cùng có chung: cả Con Người và Con Thiên Chúa đều là tác nhân của sự sống vĩnh cửu cho tất cả mọi người
Tác giả khẳng định rằng tình yêu của Thiên Chúa dành cho thế gian sâu đậm và cao cả đến nỗi Ngài không giữ lại gì, ngay cả Con Một của Ngài, vì sự cứu rỗi nhân loại. Thiên Chúa đã ban/ sai Con của Ngài  trước hết trong biến cố nhập thể, và sau đó trong cái chết cứu chuộc đau thương. Mặc dù đó không phải là ý định của Thiên Chúa, kế hoạch cứu rỗi đã trở thành cuộc xét xử đối với loài người. Từ “xét xử” có nghĩa là “đưa ra một quyết định tư pháp”, nhưng nó thường được sử dụng để chỉ một phán quyết phủ định. Các quyết định được thực hiện trên căn bản các tiêu chí nhất định. Trong đoạn văn này, tin vào Con Thiên Chúa là yếu tố quyết định. Những ai tin thì được cứu; những ai không tin sẽ tự mình chịu xét xử.
Chủ đề thứ hai trình bày cùng một ý tưởng, đó là chủ đề về ánh sáng. Sự phong phú của biểu tượng này có thể thấy trong vài câu ngắn. Trước hết, đó là một mô tả đặc tính của Con Người, Đấng đã đến thế gian (c. 19). Nó cũng tương ứng với tính chân thực đi kèm với việc sống một đời sống công chính (cc. 20-21). Những chủ đề này thực sự là những chiều kích của cùng một thực tại: Đức Kitô là ánh sáng thật, và những ai chọn Đức Kitô thì sống trong ánh sáng ấy, tức là trong sự thật; còn những ai không tin thì ở trong bóng tối.
Cuối cùng, bài đọc này nói về thế gian. Mặc dù nó được tạo nên là tốt, nhưng nó thường đối nghịch với Thiên Chúa và do đó, nó cần được cứu chuộc. Đây là tình trạng đã cho thấy ở đây, nếu không sẽ không cần đến ơn cứu độ. Đây là thế gian mà Thiên Chúa yêu thương (c. 16); đây là thế gian mà Người Con đã được sai đến (c. 17); đây là thế gian mà ánh sáng soi đến (c. 19).


 
   

THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
+ GLHTCG 389, 457-458, 846, 1019, 1507 : Đức Kitô, Đấng Cứu Thế
+ GLHTCG 679 : Đức Kitô là Chúa của đời sống vĩnh cửu
+ GLHTCG 55 : Thiên Chúa ban sự sống vĩnh cửu cho con người
+ GLHTCG 710 : Cuộc lưu đày của dân Israel báo trước cuộc Khổ Nạn

 
Linh mục Giuse Ngô Quang Trung

 

Tác giả: tinvui

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi