Chúa Nhật Lễ Lá B

Thứ sáu - 22/03/2024 20:31
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Máccô(Mc 15, 33-38)
00
00

33 Vào giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ khắp mặt đất mãi đến giờ thứ chín.34 Vào giờ thứ chín, Đức Giê-su kêu lớn tiếng: “Ê-lô-i, Ê-lô-i, la-ma xa-bác-tha-ni!” Nghĩa là: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?”35 Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói: “Kìa hắn kêu cứu ông Ê-li-a.”36 Rồi có kẻ chạy đi lấy một miếng bọt biển, thấm đầy giấm, cắm vào một cây sậy, đưa lên cho Người uống mà nói: “Để xem ông Ê-li-a có đến đem hắn xuống không.”37 Đức Giê-su lại kêu lên một tiếng lớn, rồi tắt thở.38 Bức màn trướng trong Đền Thờ bỗng xé ra làm hai từ trên xuống dưới.39 Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giê-su, thấy Người tắt thở như vậy liền nói: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa.”
Suy niệm:
 Hôm nay, Hội Thánh cử hành Chúa nhật Lễ Lá  còn gọi là Chúa nhật Thương Khó. Đây là thời gian cao điểm của cả năm Phụng vụ, chúng ta được mời gọi để tưởng niệm và sống lại những biến cố và thời khắc trọng đại trong cuộc đời của Chúa Giêsu và cũng là nền tảng cho đức tin Kitô giáo. phụng vụ Tuần Thánh sẽ giúp chúng ta kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu, tăng cường ơn đức tin và thúc đẩy chúng ta sống mạnh mẽ ơn gọi người môn đệ của Chúa Kitô. Hôm nay phụng vụ kết hợp những khoảnh khắc tương phản nhau để nói lên số phận của Chúa Giêsu trong những giờ phút cuối cùng của Người ở trần gian: vinh quang xen lẫn đau khổ; sự khải hoàn tiến vào Giêrusalem nối tiếp bi kịch của cuộc xét xử mà đỉnh điểm là chịu đóng đinh, chịu chết và mai táng trong mồ.
Bài đọc 1 là  hình ảnh Người Tôi Trung đau khổ. Đây là bài ca thứ ba của ngôn sứ Isaia về người Tôi Trung. Nội dung có thể cho chúng ta thấy là Israel lưu đày đã từ chối sứ điệp của vị ngôn sứ.
Cuộc Khổ Nạn và cái chết của Chúa Giêsu không phải chỉ là những sự kiện tách biệt mà là một phần của toàn bộ sứ vụ cứu thế của Người. Hội Thánh ngay từ buổi đầu đã nhìn thấy hình ảnh về người Tôi Trung được ứng nghiệm nơi Chúa Giêsu Kitô. Trong những năm thi hành sứ vụ, Người đã trung thành rao giảng về Nước Thiên Chúa. Người không chống lại những lời lăng nhục, thóa mạ của những kẻ bắt bớ; Người cũng không quay lưng lại với những kẻ đánh đập, tát vào mặt, hoặc khạc nhổ vào Người, nhục mạ Người bằng cách đóng đinh Người như một tên tội phạm, kết án Người. Nhưng Thiên Chúa đã không để Người phải xấu hổ; trái lại, vào ngày thứ ba đã cho Người trỗi dậy chiến thắng khải hoàn để khuất phục cả tội lỗi và sự chết
Bài Tin Mừng theo Thánh sử Macco.Trình thuật cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu là một câu chuyện liên tục với trình tự thời gian mạch lạc. Mỗi cảnh trong đó, mặc dù là một câu chuyện riêng, tự nó được kết nối với những gì trước đó để đưa toàn bộ nội dung tiến về phía trước.
 Lần lượt  là :âm mưu giết Chúa Giêsu ,cuộc chuẩn bị cho lễ Vượt Qua và các sự kiện của bữa ăn tối, báo trước Phêrô chối Thầy ,tâm trạng hãi hùng và xao xuyến tại Ghếtsêmani ,Giuđa phản bội và cuộc bắt giữ Chúa Giêsu, cuộc xét xử trước Thượng Hội Đồng , ông Phêrô chối Chúa, cuộc thẩm vấn trước Philatô , sự nhạo báng của quân lính, đóng đinh và cái chết của Chúa Giêsu, công việc chôn cất

Lễ Vượt qua trở thành khung cảnh lịch sử cho các đối thủ bàn mưu tính kế giết Chúa, bối cảnh cho Giuđa phản bội và việc cử hành Bữa ăn tối của Chúa, việc thả Baraba thay vì Chúa Giêsu… Chú tâm thuật lại các chi tiết của cuộc lễ như vậy cho thấy sự tuân thủ của Chúa Giêsu và các môn đệ của Người đối với truyền thống tôn giáo và sự giả hình của các đối thủ của Người.
Con Thiên Chúa, Đấng Kitô, Người hòa mình vào với những người bị loại ra ngoài lề xã hội. Người ăn tối tại nhà của một người phong, Người đón nhận sự phung phí, hào phóng của một người phụ nữ đến bất ngờ vào bữa tối; Người cũng là tù nhân với những tên trộm và những kẻ giết người; Người bị chế giễu bởi những người lính thi hành nhiệm vụ; Người bị đóng đinh cùng với những tên tội phạm khét tiếng...
Toàn bộ câu chuyện cuộc khổ nạn phô bày sự mâu thuẫn giữa cuộc đời của Chúa Giêsu và những nghịch lý của triều đại Thiên Chúa. Sự sợ hãi ban đầu của các nhà lãnh đạo tôn giáo cho thấy Chúa Giêsu được dân chúng đi theo, nhưng chính dân chúng đã kêu gào đòi thả Baraba và quyết định cái chết cho Người. Trong số những môn đệ thân tín, chỉ có những phụ nữ vẫn trung thành với Người: một người xức dầu thơm cho Người, những người khác đứng khóc thương nơi Người bị đóng đinh và ghi dấu chỗ chôn cất. Trong số những người đàn ông đã sống với Người, một người đã phản bội, một người khác chối bỏ, và những người còn lại chạy trốn tìm sự an toàn bản thân. Nhưng chính một người ngoại, một đại đội trưởng, đã công khai tuyên xưng thần tính của Người.
Cha Maximilianô Kolbê  ( Mát- xi- mi- li-a –n ô  Kôn- bê)bị giam tại Auschwitz ( au – quýt) được ba tháng thì có một tù nhân vượt ngục. Đảng Quốc xã liền bắt các tù nhân còn lại phải trả giá cho vụ đào tẩu đó. Họ đã chọn ngẫu nhiên mười tù nhân để bắt xuống hầm giam và bỏ đói cho chết. Hết mọi tù nhân đều đứng nghiêm lặng trong khi mười người bị lôi ra khỏi hàng. Một tù nhân đã có gia đình, là người bị chọn, bấy giờ lên tiếng xin tha mạng vì đàn con của ông. Cha Maximilianô Kolbê, không phải là người bị chọn, đã nghe biết và cảm thấy xúc động mạnh đến nỗi ngài quyết định giúp người bạn tù kia. Maximilianô Kolbê tiến lên phía trước và hỏi anh chỉ huy xem liệu ngài có thể thay thế chỗ của anh bạn tù đáng thương này không. Và người chỉ huy chấp nhận đề nghị của cha Maximilianô Kolbê.
Thế rồi, cha Maximilianô Kolbê( Mát- xi- mi- li-a –n ô  Kôn- bê) và các tù nhân khác bị giải xuống hầm giam. Họ chỉ sống được vài ngày vì thiếu thực phẩm và nước uống. Cha Maximilianô Kolbê đã giúp đỡ và an ủi từng người một. Và lần lượt chín người đã chết, cha Maximilianô Kolbê là người cuối cùng. Người ta đã tiêm cho Maximilianô Kolbê ( Mát- xi- mi- li-a –n ô  Kôn- bê)một mũi thuốc phenon (acid carbolic) và đã kết thúc cuộc đời của ngài hôm 14 tháng Tám năm 1941. Đức thánh cha Gioan Phaolô II đã tôn phong cha Maximilianô Kolbê( Mát- xi- mi- li-a –n ô  Kôn- bê) Maria lên bậc hiển thánh và tuyên nhận ngài là thánh tử đạo năm 1982.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi