Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, nó thể hiện sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt.
Tết Nguyên Đán là lễ hội truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt. Tết đến xuân về không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh mứt và nhất là được nhận lì xì mà nó còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây; còn thể hiện sự gắn kết trong cộng đồng, gia tộc và gia đình. Tết Nguyên đán còn là dịp để hướng về cội nguồn. Đó là giá trị tâm linh, cũng là giá trị tình cảm sâu sắc của người Việt, trở thành truyền thống tốt đẹp.
Vậy Tết Nguyên Đán thực chất có nguồn gốc từ đâu và ý nghĩa tên gọi của nó là như thế nào?
Tết Nguyên Đán - hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là: Tết. “Tết” là cách đọc âm Hán - Việt của chữ “tiết”. Hai chữ "Nguyên Đán" có gốc chữ Hán: "Nguyên" có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và "Đán" là buổi sáng sớm. Cho nên đọc đúng phiên âm phải là "Tiết Nguyên Đán". Tết Nguyên Đán được người Việt Nam gọi với cái tên rất thân thương "Tết Ta", là để phân biệt với "Tết Tây" (Tết Dương lịch).
Tết Nguyên Đán được tính từ ngày nào?
Tết Nguyên Đán của Việt Nam được tính theo Âm lịch. Vì Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Tết là dịp để gia đình đoàn viên cùng nhau nhìn lại một năm và hứa hẹn, mong rằng sang năm mới sẽ khang trang, sung túc, ấm no và hạnh phúc hơn.
*Zing trích dẫn bài dự thi "Ký ức sum vầy ngày Tết" của độc giả Lê Thanh Thủy:
Nhắc đến Tết Nguyên đán, Tết cổ truyền có lẽ không ai trong chúng ta đều không cảm thấy rộn ràng và có những cảm xúc khó tả. Có thể với một số ít người, Tết không còn nhiều ý nghĩa vì không thích phải bận rộn cơm nước khách khứa, vất vả, tốn kém hay vì Tết bây giờ nhạt hơn xưa…
Nhưng với cá nhân tôi, Tết là thời điểm đánh dấu kết thúc năm cũ đồng thời cũng là khởi đầu một năm mới, Tết là dịp để gia đình đoàn viên cùng nhau nhìn lại một năm và hứa hẹn, mong rằng sang năm mới sẽ khang trang, sung túc, ấm no và hạnh phúc hơn. Tết là không khí tất bật chuẩn bị rửa lá dong chuẩn bị cho nồi bánh chưng, là mùi thơm của nồi nước lá mùi già trong ngày 30 Tết, là được ngắm các cây cảnh, hoa đào, hoa mai, hoa lan, quất, cam canh, bưởi,… bày trên đường đi làm.
Tết là dịp để gia đình đoàn viên cùng nhau nhìn lại một năm và hứa hẹn, mong rằng sang năm mới sẽ khang trang, sung túc, ấm no và hạnh phúc hơn.
*Zing trích dẫn bài dự thi "Ký ức sum vầy ngày Tết" của độc giả Lê Thanh Thủy:
Nhắc đến Tết Nguyên đán, Tết cổ truyền có lẽ không ai trong chúng ta đều không cảm thấy rộn ràng và có những cảm xúc khó tả. Có thể với một số ít người, Tết không còn nhiều ý nghĩa vì không thích phải bận rộn cơm nước khách khứa, vất vả, tốn kém hay vì Tết bây giờ nhạt hơn xưa…
Nhưng với cá nhân tôi, Tết là thời điểm đánh dấu kết thúc năm cũ đồng thời cũng là khởi đầu một năm mới, Tết là dịp để gia đình đoàn viên cùng nhau nhìn lại một năm và hứa hẹn, mong rằng sang năm mới sẽ khang trang, sung túc, ấm no và hạnh phúc hơn. Tết là không khí tất bật chuẩn bị rửa lá dong chuẩn bị cho nồi bánh chưng, là mùi thơm của nồi nước lá mùi già trong ngày 30 Tết, là được ngắm các cây cảnh, hoa đào, hoa mai, hoa lan, quất, cam canh, bưởi,… bày trên đường đi làm.
Tết là thời điểm gia đình đoàn tụ, con cái thể hiện được tấm lòng của mình với cha mẹ, ông bà.
Tết là thời điểm gia đình đoàn tụ, con cái thể hiện được tấm lòng của mình với cha mẹ, ông bà.
Tôi thấy thích cái râm ran của chợ Tết, thích không khí ấm cúng của ngôi nhà mình, thích được dọn dẹp trang hoàng đón Tết. Thích nhất là Tết được về quê, được mừng tuổi các cụ cao niên, trẻ nhỏ và ngắm bọn trẻ xúng xính áo dài mới đi chúc Tết.
Tết trong tôi là là thời điểm trong năm gia đình đoàn tụ, con cái thể hiện được tấm lòng của mình với cha mẹ, ông bà. Đây cũng là dịp mọi người có thể tưởng nhớ hoặc dành nhiều thời gian cho người thân của mình hơn.
Tết là bánh chưng xanh,
Tết là áo dài đỏ.
Em ước mình còn nhỏ,
Tết đong đầy yêu thương!
Người Việt Nam ta tin rằng ngày Tết Nguyên Đán khởi đầu cho một năm mới, là ngày của sự đổi mới với những niềm tin mới, tạm biệt những quá khứ của năm cũ. Vì vậy, mọi người thường tân trang lại nhà cửa cho thật sạch đẹp, ngăn nắp, mới mẻ để chào đón cái mới của năm mới. Những gì không may mắn, không thuận lợi của năm cũ sẽ được xua đi để đón nhận những điều lạc quan, đầy hy vọng, đầy đẹp tươi trong năm mới đến.
Ngày Tết Nguyên Đán cũng là cơ hội để mọi người thể hiện sự yêu thương, quan tâm, gửi đến nhau những lời chúc chân thành, tốt đẹp nhất. Tin tưởng vào ý nghĩa đó, tôi cũng rất yêu thích Tết và luôn cho rằng "Ký ức sum vầy hạnh phúc là tài sản quý giá nhất" trong mỗi chúng ta! Xin được gửi tới mọi người lời chúc một năm mới an khang, thịnh vượng, gia đình sum họp, vạn sự đều may!
Sưu tầm