Bài Giảng Thánh Lễ Làm Phép Dầu Thánh Của Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, ngày 27.03.2018.

Thứ năm - 29/03/2018 09:39
51bHX7j98OL  SL500 AC SS350
51bHX7j98OL SL500 AC SS350
Linh mục phải xét mình hàng ngày để biết mình chiến đấu thế nào trước những cám dỗ về đức khiết tịnh, về kiêu ngạo, về tiền bạc, về quyền lực và tiện nghi. Ngài lưu ý một nguy cơ của thời đại hiện nay là sự vô cảm, lạnh lùng

Bài Giảng Thánh Lễ Làm Phép Dầu Thánh Của Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, ngày 27.03.2018.

Anh chị em thân mến,
Hôm nay giáo phận chúng ta cử hành lễ Dầu sớm hơn qui định, đúng ra là ngày thứ Năm Tuần Thánh. Lễ này còn gọi là lễ của chức linh mục, vì thế anh chị em thấy đông đủ linh mục sum vầy quanh đức giám mục giáo phận, người có chức linh mục trọn vẹn. Hôm nay, mọi người cầu nguyện cho linh mục. Giáo Hội toàn cầu cầu nguyện cho các linh mục cách đặc biệt trong ngày thứ Năm Tuần Thánh. Các linh mục thật hạnh phúc vì không chỉ được Chúa thương yêu, mà giáo dân cũng thương mến. Tôi cũng muốn tỏ lòng thương mến linh mục qua việc gửi đến các cha trong giáo phận phần đầu của bài giảng này, phần sau sẽ nói với giáo dân.
Thưa anh em linh mục giáo phận,
Trước tình thương của Chúa và mọi người dành cho mình, chắc anh em đều muốn đáp trả cho xứng đáng. Anh em phải làm sao ? Tôi tìm được lời giải đáp mới toanh của ĐTC Phanxicô. Ngày 16.3 vừa qua, trong cuộc gặp gỡ với linh mục và chủng sinh đang theo học các đại học Tòa Thánh tại Roma, ngài đã trả lời rất thiết thực và xác đáng các câu hỏi xoay quanh chủ đề làm thế nào sống tốt sứ vụ và đời sống linh mục. Tôi xin tóm tắt trong ba chiều kích hoặc ba đối tượng: với Chúa ; với tha nhân ; với chính mình.
1. Đối với Chúa, linh mục là người linh thánh, là người thuộc về Chúa, nên phải sống trọn vẹn cho Thiên Chúa Cha, sống kết hiệp với Chúa Giêsu Kitô, và sống dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Ý tưởng này gợi nhớ châm ngôn của cha Jean-Jacques Olier, vị sáng lập Hội Linh mục Xuân Bích: “Sống hết mình cho Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô” (Vivre souverainement à Dieu en Jésus-Christ) và “Buông mình cho Chúa Thánh Thần” (Se laisser à l’Esprit). Kim Chỉ Nam Linh mục cũng bàn về căn tính linh mục trong tương quan với Ba Ngôi Thiên Chúa ở số 1-12. Vậy anh em linh mục muốn sống tốt đẹp sứ vụ và đời sống linh mục thì hãy sống hết mình cho Chúa Cha trong sự cầu nguyện, sống như là hiện thân của Chúa Giêsu Kitô (in persona Christi), và sống dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu đã sống như thế trong suốt đời Ngài. Xin anh em đọc các số trích dẫn trên đây trong ngày thứ Năm Tuần Thánh này khi chầu Thánh Thể.
2. Đối với tha nhân, trả lời câu hỏi của một phó tế Bắc Mỹ về linh đạo, tức đường lối nên thánh của linh mục giáo phận, ĐTC khuyên các linh mục giữ cho tốt đẹp mối tương giao với giám mục, với anh em linh mục và với giáo dân của mình. Ngài nói nếu linh mục giữ được ba mối tương giao này tốt, thì linh mục nên thánh rồi.
Câu trả lời của ĐTC làm cho chúng ta phải suy nghĩ.
- Mối liên kết giữa giám mục và linh mục là mối liên kết hữu cơ, do chức thánh và giáo vụ. Linh mục là cộng sự viên của giám mục, như đầu và tay chân. Thánh Inhaxiô Antiokia ví sự hòa hợp giữa giám mục và linh mục như đàn với giây, đàn mà không có giây thì không phải là đàn, giây mà không mắc vào đàn thì cũng như không ! Xin anh em linh mục cho tôi chia sẻ suy nghĩ này: tôi cảm tưởng rằng có những linh mục trong giáo phận không gắn bó với giám mục, sống xa cách với ngài, chẳng hề thăm hỏi, dù là qua điện thoại, chẳng gặp gỡ, có chăng là qua loa, không thân tình, nói tóm là không có tình nghĩa với giám mục. Có thể anh em sẽ nói: giám mục cần gần gũi chúng tôi trước rồi chúng tôi sẽ gần gũi giám mục sau ! Đúng, điều này đòi hỏi cả hai.
- Đối tượng thứ hai là linh mục đoàn. Lẽ ra các linh mục phải thân thiết với nhau, vì cùng một hội một thuyền, cùng làm việc trong cánh đồng giáo phận, là “đồng chí” với nhau. Nhưng xem ra có những linh mục sống như thể không cần ai mà cũng chẳng ai cần mình ! Linh mục mà không có tình nghĩa thiết với nhau thì nguy hiểm vô cùng. ĐTC nói trong cuộc gặp gỡ này rằng: “Linh mục đừng bao giờ cô độc một mình, cần có bạn hữu, cần có người để cho mình tựa vào”. Người ấy chắc chắn không phải là một phụ nữ, cũng không phải là những đứa con thiêng liêng, hay một người bạn, đừng nói là bạn nhậu… mà phải là một vài linh mục bạn thân. Nếu linh mục không thân thiết với nhau thì nguy hiểm lắm. Chúng ta biết câu nói: “Sacerdos sacerdotibus lupissimus” đáng sợ như thế nào!
- Đối tượng thứ ba là giáo dân, mối tương giao này cũng rất quan trọng nhưng cần có chừng mực, có khoảng cách, được đặt trên tương quan phụ-tử, huynh-đệ, thầy-trò, mục tử-chiên, yêu thương nhưng cách đúng đắn, thiêng liêng, trong sáng, không vụ lợi mà trái lại hiến trao, quên mình… Bên cạnh chiều kích thiêng thánh, đừng quên chiều kích nhân bản. Đúng vậy, linh mục là con người thiêng liêng, nhưng đồng thời cũng phải là con người rất người. Đức Phanxicô trả lời như sau cho một linh mục Mêhicô hỏi làm thế nào để giữ được thế quân bình suốt đời: “Linh mục phải là người bình thường, có khả năng vui cười, có khả năng lắng nghe người bệnh trong thinh lặng, an ủi họ bằng cử chỉ yêu thương, phải là người cha, chứ không phải công chức của chức thánh hay nhân viên của Chúa”. 
3. Đối với bản thân, ĐTC nhắc nhở linh mục phải xét mình hàng ngày để biết mình chiến đấu thế nào trước những cám dỗ về đức khiết tịnh, về kiêu ngạo, về tiền bạc, về quyền lực và tiện nghi. Ngài lưu ý một nguy cơ của thời đại hiện nay là sự vô cảm, lạnh lùng, xa cách với những con người thật bằng xương bằng thịt, để chỉ loay hoay với mối tương giao ảo của điện thoại. Ngài mời các linh mục xét xem mình sống như thế nào trong việc “giao tiếp ảo”, mình “dùng điện thoại cầm tay như thế nào”.
Muốn giữ được quân bình trong đời sống, ĐTC còn nhắc nhở các linh mục phải lưu tâm đến việc huấn luyện trường kỳ về bốn chiều kích “nhân bản, thiêng liêng, mục vụ và cộng đoàn”, (ở đây ĐGH nói đến chiều kích cộng đoàn, bởi vì là linh mục giáo phận, làm mục vụ trong các cộng đoàn giáo xứ). Đừng coi thường việc huấn luyện trường kỳ, vì “việc đào tạo này nảy sinh từ ý thức mình yếu đuối” và “các giới hạn của mình”, nên phải cập nhật hóa (update), canh tân (renew) kiến thức cũng như phương pháp mục vụ. Đừng tự mãn, tự thị, tự hào… Tại giáo phận Hưng Hóa, đức cha chính đã yêu cầu các linh mục làm mục vụ chiều sâu cho giáo dân, bao hàm việc đào sâu giáo lý, Lời Chúa, giúp giáo dân sống đạo chứ không chỉ theo đạo và giữ đạo. Linh mục không phải chỉ cử hành bí tích mà thôi, vì như thế chẳng khác gì ông thầy cúng, thầy pháp của tín ngưỡng dân gian.

Anh chị em giáo dân thân mến,
Trước mặt anh chị em là các linh mục đang phục vụ trong giáo phận nhà. Nhìn chung, chúng tôi vui mừng vì tương quan linh mục – giáo dân trong giáo phận rất tốt. Đi thăm mục vụ các xứ, tôi nhận thấy giáo dân rất yêu thương các cha. Các vị trong Hội Đồng Giáo Xứ, Ban Hành Giáo, các Hội Đoàn, Ban Ngành không quản ngại hy sinh thời gian, sức khỏe, công việc, gia đình… để giúp đỡ các cha trong công tác chung. Giáo dân thì quảng đại, hưởng ứng các công việc chung, nâng đỡ các cha. Hôm nay cũng có sự hiện diện của các tu sĩ nam nữ, chúng tôi biết các tu sĩ cũng góp phần không nhỏ vào việc giúp các cha chu toàn sứ vụ và sống tốt đời linh mục của mình. Chúng tôi xin chân thành cám ơn tất cả.
Tôi mạnh dạn góp ý thêm với anh chị em: Các linh mục cũng là người, nên vẫn có những mỏng dòn, yếu đuối, lỗi lầm, và tội lỗi. Xin anh chị em thương yêu linh mục thật sự bằng cách giúp các cha xử sự đúng, tốt, đẹp sứ vụ và đời sống linh mục. Khi thấy linh mục có gì sai trái, xin anh chị em đừng nhắm mắt, bịt tai, ngoảnh mặt, nhưng hãy chân thành góp ý, xây dựng, sửa sai… Anh chị em thương yêu linh mục thì xin đừng để các linh mục, vốn là 3 C (Cao quý, Cao cả, Cao cường) lại lâm lụy vào 3 Đ (Độc tài, Độc tôn, Độc đoán), 3 L (Làm sang, Làm phách, Làm biếng), 3 T (Tình, Tiền, Tửu) !!!
Sau cùng, xin anh chị em đừng quên cầu nguyện nhiều cho các linh mục. Chúng tôi rất cần lời cầu nguyện của anh chị em, đặc biệt của những cụ già, người bệnh tật và các em thiếu nhi. Có dư tràn ơn Chúa, chúng tôi mới có thể phục vụ anh chị em hữu hiệu. Amen.

Nguồn tin: Giáo phận Hưng Hóa

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây