Chúa Nhật XXIV Mùa Thường Niên B
- Thứ bảy - 11/09/2021 20:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Máccô 8,27-35

27 Khi ấy, Ðức Giêsu và các môn đệ của Người đi tới các làng xã vùng Xêdarê Philípphê. Dọc
đường, Người hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” 28 Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông
Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó”. 29 Người lại
hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phêrô trả lời: “Thầy là Ðấng
Kitô”. 30 Ðức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người. 31 Rồi Người bắt
đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng
kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. 32 Người nói rõ điều đó, không úp mở.
Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. 33 Nhưng khi Ðức Giêsu quay lại,
nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phêrô: “Xatan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của
anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”. 34 Rồi Ðức Giêsu gọi đám
đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình,
vác thập giá mình mà theo. 35 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều
mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Đó là Lời Chúa.
Suy Niệm:
Dưới triều đại của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần đầu tiên
đã ra đời vào năm 1984 tại Rôma. Vào ngày 15/8/2000, tức 16 năm sau, Đại Hội Giới Trẻ lần
thứ 15 lại được tổ chức tại Rôma. Nhưng Đại Hội Giới Trẻ lần này để lại nhiều ấn tượng trong
lòng các bạn trẻ vì đó cũng là Năm Thánh 2000. Có 2 triệu bạn trẻ từ 159 quốc gia đã đến
Rôma để tham dự Đại Hội.
Một trong những điều gây ấn tượng là các bạn trẻ đã cử hành nghi thức bước qua cửa Đền
Thánh Phêrô để nhận lãnh ơn toàn xá. Lễ nghi diễn ra thật cảm động biết bao !
Điều gây ấn tượng khác là trong đêm canh thức với 2 triệu bạn trẻ tại quảng trường Thánh
Phêrô, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phalô II đã hỏi các bạn trẻ câu hỏi của Chúa Giêsu : “Các
con nói Đức Giêsu là ai ?”.
Ngài muốn các bạn trẻ : trước hết hãy nhận biết Chúa Giêsu là ai, rồi sau đó can đảm đi theo
Ngài. Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh : đi theo Chúa “đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn một lập
trường. Sự lựa chọn này nhiều khi gian nan đến nỗi giống như một cuộc tử đạo mới, cuộc tử
đạo của những người được mời gọi lội ngược giòng chảy để đi theo Thầy Chí Thánh…” (ĐGH
Gioan Phaolô II, 19/8/2000).
Tâm tình của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dành cho các bạn trẻ đã dẫn đưa chúng ta trở
về với câu hỏi của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ ngày xưa mà Tin Mừng theo thánh Marcô
đã thuật lại : “Còn các con, các con bảo Thầy là ai ?”. Quả thật, Chúa Giêsu đã mong muốn các
môn đệ : trước hết, hãy khám phá xem Ngài là ai ? Sau khi đã xác tín vào Ngài, các ông can
đảm và trung thành đi theo Chúa với thập giá vác trên vai.
Khi đặt ra câu hỏi : “Còn các con, các con bảo Thầy là ai ?”, Chúa Giêsu cũng muốn các môn
đệ hiểu rõ dung mạo của Ngài và con đường Ngài đang đi.
Dung mạo thật của Ngài chính là dung mạo của Đức Kitô, Đấng được xức dầu. Ngài là người
thật và là Chúa thật. Điều quan trọng mà Chúa Giêsu muốn mạc khải cho các môn đệ đó là
dung mạo về người Tôi Tớ Đau Khổ đã được tiên tri Isaia phác họa trong bài đọc I, trích dẫn
bài ca về Người Tôi Tớ Giavê. Bản thân Người Tôi Tớ Giavê này là vô tội nhưng phải gánh chịu
rất nhiều đau khổ vì tội loài người. Hình ảnh về người Tôi Tớ Đau Khổ này được áp dụng cho
Chúa Giêsu, Đấng Messia, Đấng đã chịu nạn chịu chết trên thánh giá để cứu chuộc loài người.
Còn con đường Ngài đang đi đó chính là con đường đau khổ : “Ngài sẽ bị các kỳ lão, các
trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ và giết đi, rồi sau 3 ngày sẽ sống lại”. Chúa Giêsu không muốn
che giấu con đường đau khổ đó trước mắt các môn đệ. Ngài muốn các ông nhận thức rõ ràng
đi theo Chúa là chấp nhận đau khổ để đi vào con đường thập giá dẫn đến đỉnh Núi Sọ.
Thánh Phêrô đã nhận ra dung mạo “Đấng Kitô” nơi Chúa Giêsu nên đã thay mặt anh em tuyên
xưng : “Thầy là Đấng Kitô”. Quả thật, đó là lời tuyên tín vừa xác thực lại vừa mạnh mẽ. Nhưng
tiếc thay, thánh Phêrô nhận thức được dung mạo đích thực của Chúa Giêsu, trả lời được Chúa
Giêsu là ai, nhưng ngài lại không nhận ra được con đường Chúa Giêsu phải đi. Đúng hơn,
thánh Phêrô đã không chấp nhận con đường thập giá, con đường đau khổ mà Chúa Giêsu
đang đi tới. Vì thế, thánh Phêrô đã ngăn cản Chúa, khiến Ngài đã trách mắng thánh Phêrô nặng
lời.
Hôm nay, con đường theo Chúa của mỗi người kitô hữu còn là con đường đức tin. Trên con
đường đó, chúng ta được mời gọi để tìm kiếm và khám phá ra dung mạo đích thực của Đức
Kitô. Đức tin luôn đòi hỏi phải có việc làm, như lời thánh Giacôbê trong bài đọc II: “Đức tin
không việc làm là đức tin chết”. Việc làm của đức tin là gì nếu không phải là từ bỏ mình và vác
thập giá mỗi ngày mà theo Chúa ?
Chúng ta chỉ có thể vác được thánh giá đời mình, nếu chúng ta biết cởi bỏ con người cũ, cởi bỏ
cái tôi, cởi bỏ mọi đam mê trần thế, cởi bỏ mọi của cải vật chất và lạc thú trần gian. Lúc ấy,
chúng ta mới thực sự xứng đáng là người môn đệ chân chính của Chúa Giêsu : người môn đệ
luôn trung thành theo Chúa với thập giá vác trên vai.
đường, Người hỏi các môn đệ: “Người ta nói Thầy là ai?” 28 Các ông đáp: “Họ bảo Thầy là ông
Gioan Tẩy Giả, có kẻ thì bảo là ông Êlia, kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó”. 29 Người lại
hỏi các ông: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Phêrô trả lời: “Thầy là Ðấng
Kitô”. 30 Ðức Giêsu liền cấm ngặt các ông không được nói với ai về Người. 31 Rồi Người bắt
đầu dạy cho các ông biết Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, thượng tế cùng
kinh sư loại bỏ, bị giết chết và sau ba ngày, sống lại. 32 Người nói rõ điều đó, không úp mở.
Ông Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người. 33 Nhưng khi Ðức Giêsu quay lại,
nhìn thấy các môn đệ, Người trách ông Phêrô: “Xatan! lui lại đàng sau Thầy! Vì tư tưởng của
anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”. 34 Rồi Ðức Giêsu gọi đám
đông cùng với các môn đệ lại. Người nói với họ rằng: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình,
vác thập giá mình mà theo. 35 Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều
mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Đó là Lời Chúa.
Suy Niệm:
Dưới triều đại của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới lần đầu tiên
đã ra đời vào năm 1984 tại Rôma. Vào ngày 15/8/2000, tức 16 năm sau, Đại Hội Giới Trẻ lần
thứ 15 lại được tổ chức tại Rôma. Nhưng Đại Hội Giới Trẻ lần này để lại nhiều ấn tượng trong
lòng các bạn trẻ vì đó cũng là Năm Thánh 2000. Có 2 triệu bạn trẻ từ 159 quốc gia đã đến
Rôma để tham dự Đại Hội.
Một trong những điều gây ấn tượng là các bạn trẻ đã cử hành nghi thức bước qua cửa Đền
Thánh Phêrô để nhận lãnh ơn toàn xá. Lễ nghi diễn ra thật cảm động biết bao !
Điều gây ấn tượng khác là trong đêm canh thức với 2 triệu bạn trẻ tại quảng trường Thánh
Phêrô, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phalô II đã hỏi các bạn trẻ câu hỏi của Chúa Giêsu : “Các
con nói Đức Giêsu là ai ?”.
Ngài muốn các bạn trẻ : trước hết hãy nhận biết Chúa Giêsu là ai, rồi sau đó can đảm đi theo
Ngài. Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh : đi theo Chúa “đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn một lập
trường. Sự lựa chọn này nhiều khi gian nan đến nỗi giống như một cuộc tử đạo mới, cuộc tử
đạo của những người được mời gọi lội ngược giòng chảy để đi theo Thầy Chí Thánh…” (ĐGH
Gioan Phaolô II, 19/8/2000).
Tâm tình của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II dành cho các bạn trẻ đã dẫn đưa chúng ta trở
về với câu hỏi của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ ngày xưa mà Tin Mừng theo thánh Marcô
đã thuật lại : “Còn các con, các con bảo Thầy là ai ?”. Quả thật, Chúa Giêsu đã mong muốn các
môn đệ : trước hết, hãy khám phá xem Ngài là ai ? Sau khi đã xác tín vào Ngài, các ông can
đảm và trung thành đi theo Chúa với thập giá vác trên vai.
Khi đặt ra câu hỏi : “Còn các con, các con bảo Thầy là ai ?”, Chúa Giêsu cũng muốn các môn
đệ hiểu rõ dung mạo của Ngài và con đường Ngài đang đi.
Dung mạo thật của Ngài chính là dung mạo của Đức Kitô, Đấng được xức dầu. Ngài là người
thật và là Chúa thật. Điều quan trọng mà Chúa Giêsu muốn mạc khải cho các môn đệ đó là
dung mạo về người Tôi Tớ Đau Khổ đã được tiên tri Isaia phác họa trong bài đọc I, trích dẫn
bài ca về Người Tôi Tớ Giavê. Bản thân Người Tôi Tớ Giavê này là vô tội nhưng phải gánh chịu
rất nhiều đau khổ vì tội loài người. Hình ảnh về người Tôi Tớ Đau Khổ này được áp dụng cho
Chúa Giêsu, Đấng Messia, Đấng đã chịu nạn chịu chết trên thánh giá để cứu chuộc loài người.
Còn con đường Ngài đang đi đó chính là con đường đau khổ : “Ngài sẽ bị các kỳ lão, các
trưởng tế, các luật sĩ chối bỏ và giết đi, rồi sau 3 ngày sẽ sống lại”. Chúa Giêsu không muốn
che giấu con đường đau khổ đó trước mắt các môn đệ. Ngài muốn các ông nhận thức rõ ràng
đi theo Chúa là chấp nhận đau khổ để đi vào con đường thập giá dẫn đến đỉnh Núi Sọ.
Thánh Phêrô đã nhận ra dung mạo “Đấng Kitô” nơi Chúa Giêsu nên đã thay mặt anh em tuyên
xưng : “Thầy là Đấng Kitô”. Quả thật, đó là lời tuyên tín vừa xác thực lại vừa mạnh mẽ. Nhưng
tiếc thay, thánh Phêrô nhận thức được dung mạo đích thực của Chúa Giêsu, trả lời được Chúa
Giêsu là ai, nhưng ngài lại không nhận ra được con đường Chúa Giêsu phải đi. Đúng hơn,
thánh Phêrô đã không chấp nhận con đường thập giá, con đường đau khổ mà Chúa Giêsu
đang đi tới. Vì thế, thánh Phêrô đã ngăn cản Chúa, khiến Ngài đã trách mắng thánh Phêrô nặng
lời.
Hôm nay, con đường theo Chúa của mỗi người kitô hữu còn là con đường đức tin. Trên con
đường đó, chúng ta được mời gọi để tìm kiếm và khám phá ra dung mạo đích thực của Đức
Kitô. Đức tin luôn đòi hỏi phải có việc làm, như lời thánh Giacôbê trong bài đọc II: “Đức tin
không việc làm là đức tin chết”. Việc làm của đức tin là gì nếu không phải là từ bỏ mình và vác
thập giá mỗi ngày mà theo Chúa ?
Chúng ta chỉ có thể vác được thánh giá đời mình, nếu chúng ta biết cởi bỏ con người cũ, cởi bỏ
cái tôi, cởi bỏ mọi đam mê trần thế, cởi bỏ mọi của cải vật chất và lạc thú trần gian. Lúc ấy,
chúng ta mới thực sự xứng đáng là người môn đệ chân chính của Chúa Giêsu : người môn đệ
luôn trung thành theo Chúa với thập giá vác trên vai.