Chúa Nhật Sau Lễ Giáng Sinh
- Chủ nhật - 08/01/2023 19:27
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Lễ Hiển Linh

“Hiển Linh” một từ ngữ diễn tả sự ‘tỏ mình ra’ của Thiên Chúa. Sau các mục đồng Do Thái, đến các Đạo Sĩ, Chúa Giêsu tỏ mình cho họ biết qua việc mời họ đến Bêlem. Như Thánh Phaolô nói : Thiên Chúa muốn tỏ cho nọi người biết Ơn Cứu Độ trong Chúa Giêsu Kitô cần phải được soi chiếu tỏa rạng đến tất cả mọi dân tộc trên mặt đất.
Thiên Chúa sẽ qui tụ tất cả mọi người không phân biệt nguồn gốc quanh Chúa Giêsu Kitô để thiết lập Dân Chúa, Nước Chúa và Giáo Hội phổ quát của Ngài.
I. Khám Phá Sứ Điệp Tin Mừng
Trình thuạât Tin Mừng về sự kiện các Đạo Sĩ Phương Đông tìm đến Bêlem cho thấy một dấu chỉ tôn giáo rất quan trọng : Ánh sáng Tin Mừng, thể hiện bằng ngôi sao chỉ đường, được chiếu tỏa trên tất cả các quốc gia, các dân tộc.
1. Trình thuật mặc khải về tính phổ quát của ơn Cứu Độ : Lc thuật lại việc các mục đồng đến viếng thăm Hài Nhi Giêsu, tường thuật ấy nằm trong ý định chọn lựa người nghèo làm đối tượng đón nhận Tin Mừng của ông. Với Matthêu, ông kể lại chuyện các Đạo Sĩ Phương Đông đến thăm Hài Nhi cũng nằm trong ý hướng của Thánh Sử. Matthêu viết Tin Mừng nhắm đến độc giả là người gốc Do Thái, và nhắm mục đích mạc khải màu nhiệm Nước Trời. Một màu nhiệm đạt tới cao điểm và được sáng tỏ trong cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa Giêsu Kitô. Trình thuật này làm sách tỏ chủ đề quan yếu trong màu nhiệm Nước Trời : “ Đức Giêsu Kitô, Vua muôn dân.”, Người mới là vị Vua đích thực của Nước trời. Với lăng kính này, việc các Đạo sĩ được kể đến ngay từ đầu Tin Mừng, cho thấy, họ là những người của miền đất xa xôi mà Đấng Phục Sinh sẽ sai các môn đệ tới trước khi Người về trời : “Các con hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy…” ( Mt 28, 19). Sứ mệnh của Chúa Giêsu khi đến trần gian là qui tụ trong hiệp nhất một dân mới bao gồm tất cả mọi dân tộc trên trần gian này. Chính những người không phải là dân riêng của Chúa đã nhận thấy mạc khải về vị Vua Do thái đã sinh ra qua việc nghiên cứu một ngôi sao lạ. Họ đã thấy, đã tin và lên đường tìm kiếm cho bằng được. Ơn Cứu độ không phải là đặc quyền của dân Do Thái nữa mà ánh sáng cứu độ đã chiếu toả trên muôn dân.
2. Trình thuật Tin Mừng gợi mở một hành trình Thiên Chúa gặp gỡ con người : Hình ảnh khá nổi bật xuyên suất bản văn là Ngôi sao chỉ đường. Hình ảnh Ngôi sao này làm nổi bật ba dấu chỉ đức tin tể hiện cuộc đối thoại gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người : một sự kiện tự nhiên, Kinh Thánh và chính Chúa Giêsu. Đây chính là ba dấu chỉ hay ba cách thế Thiên Chúa ngỏ lời với nhân loại. Từ sự xuất hiện của Ngôi sao lạ, một hiện tượng tự nhiên, các nhà Đạo sĩ khám phá ra sứ điệp từ trời cao : Vua Dân Do Thái đã sinh ra. Các ông lên đường đến triều bái Người, nhưng lại không biết rõ nơi ở của Người, nhờ lời Kinh Thánh, các ông biết Bêlem để đến triều bái. Và khi đến nơi các ông đã gặp chính Chúa Giêsu Hài Đồng trong máng cỏ. Hành trình gặp gỡ giữa cádc nhà Đạo Sĩ và Thiên Chúa cũng chính là cách thế mà Thiên Chúa thường dùng để mạc khải cho con người biết về Ngài, về công trình yêu thương của Ngài. Thiên Chúa ngỏ lời với con người qua vũ trụ tự nhiên theo con đường gián tiếp. Ngài cũng ngỏ lời qua Kinh Thánh, qua lời các Tiên Tri … và đến thời sau hết Thiên Chúa nói với nhân loại qua chính người con là Chúa Giêsu Kitô. Mọi hành trình tìm kiếm khám phá Thiên Chúa cũng phải khởi đi theo trình tự ấy để rồi cuối hành trình là cuộc gặp gỡ thân thiết với chính Chúa Giêsu. Người là Thiên Chúa hiện diện trong lịch sử nhân loại, là lời, là mạc khải viên mãn của Chúa Cha.
II. Chiêm Ngắm Chúa Giêsu : Việc Thiên Chúa tỏ mình cho các nhà Đạo Sĩ phương Đông, cho thấy ý định của Thiên Chúa yêu thương muốn cứu độ tất cả mọi dân nước. Chúa Giêsu được sai đến trần gian không chỉ vì mỗi dân Do thái nhưng vì tất cả nhân loại. Chúa Giêsu là Vua Muôn Dân. Người là Vị Vua khiêm tốn, đến để qui tụ mọi người thành một dân duy nhất, hiệp nhất và yêu thương. Người dùng đủ mọi cách thừc từ những sự kiện thiên nhiên trong vũ trụ vạn vật, đến mạc khải Kinh Thánh để giúp mọi người nhận ra Người dưới dáng vẻ nghèo hèn của hang đá Bêlem. Ngày nay Người vẫn là vị Vua duy nhất. Người đang hiện diện trong xã hội, trong cộng đoàn Giáo Hội và trong từng con người với rất nhiều hình dạng phong phú. Hãy tìm kiếm và chiêm ngắm Người nơi những vẻ đẹp kỳ vĩ của tự nhiên; nơi chính Lời người được công bố trong Giáo Hội và nơi những cảnh đời khó khăn, nghèo hèn, bất hạnh trong cụôc sống.
III. Gợi Ý Bài giảng
1. Lễ Hiển Linh, lời mời gọi nối vòng tay lớn :Sứ điệp Tin Mừng lễ hiển linh cho thấy rõ ràng Thiên Chúa yêu thương muốn cứu độ tất cả mọi người không phân biệt quốc gia, dân tộc, văn hóa. Chúa Giêsu Người là vị Vua đến để qui tụ tất cả mọi người vào trong một cộng đồng duy nhất, cộng đồng Nước trời. Nước trời là nơi người ta sống hiệp nhất yêu thương nhau. Nước Trời không có chỗ cho sự chia rẽ và hận thù; không là nơi nảy sinh oán hờn và ghen ghét. Thiên Chúa yêu thương cứu độ tất cả mọi người nhờ, chúng ta những Kitô hữu hôm nay mới được đón nhận tình thương của Chúa. Chúng ta không chỉ đón nhận ơn cứu độ nhưng còn phải sống tinh thần quảng đại, sống tình yêu của Chúa, nghĩa là cũng phải biết cộng tác với Chúa để mở rộng vòng tay yêu thương đón nhận anh chị em chung quanh vào thông hiệp ơn cứu độ với mình. Thái độ cởi mở, yêu thương đón nhận là thái độ mà mỗi Kitô hữu phải có khi đến gặp gỡ, tiếp xúc với anh chị em chung quanh. Nhất là những người chưa biết Chúa. Không thể chấp nhận một thái độ hằn thù, loại trừ trong cộng đoàn Kitô hữu. “Tứ hải giai huynh đệ” là điều mà những người thiện tâm thiện chí ở đời còn sống huống chi là người Kitô hữu. Nối vòng tay lớn để qui tụ tất cả mọi người trong tình yêu của Thiên Chúa là lời mời gọi Thiên Chúa gửi đến qua lễ Hiển Linh. Nối vòng tay lớn để trang trải tình Chúa đến với tất cả nhân laọi là trách nhiệm mà Thiên Chúa trao phó vào tay Giáo Hội và Kitô hữu hôm nay.
2. Lễ Hiển Linh, lời mời gọi lên đường tìm kiếm khám phá Thiên Chúa : Hình ảnh các Đạo sĩ phát hiện ngôi sao lạ, dõi theo ánh sao, tìm đến viếng thăm Chúa Hài Đồng là một tấm gương, là lời mời gọi mỗi người cũng hãy lên đường tìm kiếm và gặp gỡ Chúa Giêsu. Thiên Chúa luôn lôi kéo và mời gọi mọi người lên đừơng tìm kiếm Ngài. Ngài dùng những sự kiện tự nhiên, dùng ánh sáng khoa học và tất cả mọi biến cố của cuộc sống để khơi lên niền tin vào Ngài, để nói cho mọi người biết về sự hiện diện của Ngài trong lòng lịch sử nhân loại và trong cuộc đời con người. Những ai niền nở đón tiếp ngài, Ngài chiếu ánh sáng và mạc khải về Ngài, về tình yêu của Ngài cho họ. Tìm kiến khám phá và gặp gỡ Thiên Chúa là cả một hành trình đức tin, một cuốc đối thoại với Thiên Chúa ngay từ thẳm sâu cõi lòng mỗi người. Hành trình này rất dài và nhiều khó khăn như các nhà đạo sĩ khi xưa tìm đến với Chúa Giêsu nơi Bêlem. Mỗi ngừơi phải thành tâm tìm hiểu ý nghĩa các sự kiện, các biến cố trong cuộc đời, xem chúng có liên hệ thế nào với Thánh kinh, với chính cuộc sống của mình. Suy niện Lời Chúa để rồi khi khám phá và gặp được Chúa rồi lên đường hoán cải canh tân cuộc sốn. Như các đạo sĩ được mộng báo tìm đường khác trở về, không quay về lối Giêrusalem nữa, không quay về với nếp sống cũ nữa, mà đi vào một đừơng lối mới, đường tình yêu của Thiên Chúa.
3. Lễ Hiển Linh, lời cảnh tỉnh cho một nếp giữ đạo thiếu sự dấn thân : Trong trình thuật Tin mừng của lễ Hiển Linh có hai nhóm người xem ra đối lập nhau, một bên là các nhà Đạo sĩ và một bên là Hêrôđê, các thượng tế, các Luật sĩ. Các nhà Đạo Sĩ là những người ở xa, những người chưa được mạc khải Kinh thánh cho biết về Vị Vua vừa sinh ra, thì ham muốn khám phá và muốn đến gặp Chúa Giêsu. Trong khi ấy nhóm người còn lại, họ biết rõ mạc hải Kinh Thánh Đấng Cứu Thế sẽ sinh ra ở đâu, thế những họ lại có thái độ thờ ơ dửng dưng và với Hêrôđê lại còn mang thái độ thù nghịch, muốn tìm cách giết hại Hài Nhi Giêsu. Điều tai hại là ở đây, có những người hiểu rõ lời Chúa, biết về Chúa, gần Chúa nhất xem ra lại từ chối Người. Biết về Chúa chưa đủ, mà còn phải thực hiện điều quan trọng hơn hết đó là lên đườngđến với Chúa. Phải chấp nhận băng mình vào trong khó khăn, vào trong cụôc đời, chấp nhận rời bỏ chính mình để đến với Chúa. Nghĩa là phải can đảm liều mình sống điều mình tin, điều mình biết về Chúa. Sứ điệp Lời Chúa hôm nay là lời cảnh tỉnh cho một nếp giữ đạo ù lỳ chai cứng, thiếu sức sống, thiếu năng động và thiếu dấn thân. Theo Chúa không dừng lại ở việc chỉ đọc kinh, cầu nguyện, lễ lạy mà phải biết sống Lời Chúa, Phải biết đi tìm và gặp gỡ yêu thương Chúa trong môi trường sống, trong anh chị em chung quanh.
IV. Lời Cầu Chung
* Lời Mở : Anh chị em thân mến, Thiên Chúa đã yêu thương ban tặng ơn cứu độ cho muôn dân nước, vì thế chúng ta được trở nên con cái Chúa. Trong tâm tình tri ân chúng ta cùng dâng lên Chúa những lời cầu xin.
1. Giáo Hội là nơi qui tụ Thiên Chúa qui tụ mọi người không phân biệt quốc gia, chủng tộc và văn hóa trong tình yêu của Ngài. Chúng ta cùng cầu nguyện cho Giáo Hội luôn có sự hiệp nhất giữa các thành phần dân Chúa; giữa các Giáo Hội với nhau.
2. Thiên Chúa luôn tỏ mình cho con người nhận biết Ngài qua vũ trụ, qua Kinh thánh và qua đời sống Giáo Hội. Chúng ta cùng cầu nguyện cho những anh chị em thành tâm thiện chí đang khao khát tìm kiếm chân lý, tìm kiếm Chúa được thấy ánh sáng cứu độ của Chúa trong cuộc sống.
3. Nhờ ánh sao chỉ đường, nhờ Lời Kinh Thánh, các nhà Đạo sĩ đã tìm đến Bêlem để thờ lạy Chúa Cứu Thế. Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho mọi người trong cộng đoàn chúng ta luôn biết yêu mến, học hỏi và sống lời Chúa để nhận ra sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa trong cuộc đời.
* Kết Nguyện : Lạy Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Chúng con cảm tạ Chúa đã yêu thương ban con một của Chúa là Đức Giêsu Kitô đến cứu độ vào qui tụ tất cả nhân loại chúng con vào gia đình của Chúa. Xin Chúa cho chúng con biết quảng đại mở lòng yêu thương đón nhận và hết lòng phục vụ lẫn nhau để kiến tạo hòa bình, công lý và thịnh