Truyền Thông Công Giáo Tin Vui

http://tinvui.org


HỌC HỎI NĂM THÁNH

trong Sống Lời Chúa mỗi ngày

Số 4: Từ chúa nhật 27/3- chúa nhật 15/5

 

Chúa nhật 27/3 :

Hỏi 53 : Khái niệm về “lòng thương xót” trong Cựu Ước, có đặc điểm nào ?

Đáp 53: Khái niệm về “lòng thương xót” trong Cựu Ước, có một lịch sử lâu dài và phong phú.

Hỏi 54 : Những người được nghe Chúa Giêsu giảng và được thấy những việc Người làm để bày tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa có khái niệm gì về vấn đề này ?

Đáp 54: Họ không chỉ nhận biết lòng thương xót mà còn rút ra từ lịch sử lâu đời của mình một kinh nghiệm đặc biệt về lòng thương xót của Thiên Chúa, một kinh nghiệm vừa có tính xã hội và cộng đồng, vừa có tính cá nhân và nội tâm.

Hỏi 55 : Họ thường tìm đến lòng thương xót của Thiên Chúa khi nào ?

Đáp 55: Họ thường tìm đến lòng thương xót của Thiên Chúa khi ý thức được sự bất trung của mình trong việc thực thi giao ước với Người.

Hỏi 56 : Kinh nghiệm này có giúp họ hiểu được mặc khải về lòng thương xót của Chúa Giêsu hay không ?

Đáp 56: Kinh nghiệm này giúp họ hiểu đầy đủ hơn lòng thương xót mà Chúa Giêsu đã mặc khải.

Thứ tư 30/3 :

Hỏi 57 : Các sách Cựu Ước cho thấy Dân Thiên Chúa đã ý thức được sự bất trung của mình, và tìm đến lòng thương xót của Thiên Chúa, trong một số sự việc và bản văn quan trọng nào ?

Đáp 57: Các sách Cựu Ước cho thấy Dân Thiên Chúa đã ý thức được sự bất trung của mình, và tìm đến lòng thương xót của Thiên Chúa, trong một số sự việc và bản văn quan trọng như buổi đầu lịch sử các thẩm phán, lời Sa-lô-mon cầu nguyện khi cung hiến Đền Thờ, đoạn kết của ngôn sứ Mi-ca, những đoan hứa đầy khích lệ trong I-sai-a, lời khẩn nài của dân Do Thái bị lưu đày, và lễ ký lại giao ước sau khi trở về từ chốn lưu đày.

Thứ bảy 2/4 :

Hỏi 58 : Khi giảng dạy, các ngôn sứ thường nối kết tội lỗi của Dân với một Thiên Chúa như thế nào ?

Đáp 58: Khi giảng dạy, các ngôn sứ thường nối kết tội lỗi của Dân với một Thiên Chúa giàu lòng thương xót.

Hỏi 59 : Theo các ngôn sứ, Thiên Chúa đã yêu thương Dân Người bằng một tình yêu như thế nào?

Đáp 59: Theo các ngôn sứ, Thiên Chúa đã yêu thương Dân Người bằng một tình yêu tuyển chọn đặc biệt, giống như tình yêu của một người chồng vì yêu thương sẵn sàng tha thứ cho những bất trung và phản bội của vợ mình, nếu như người ấy hết lòng sám hối và thật sự trở về.

Hỏi 60 : Trong lời các ngôn sứ giảng dạy, lòng thương xót được hiểu ra sao?

Đáp 60: Trong lời các ngôn sứ giảng dạy, lòng thương xót là sức mạnh đặc biệt của tình thương, mạnh hơn tội lỗi và sự bất trung của dân được tuyển chọn.

Chúa nhật 3/4 :

Hỏi 61 : Nguyên do nào khiến con cái Ít-ra-en đến với Thiên Chúa và khẩn cầu lòng thương xót của Người?

Đáp 61: Sự dữ thể lý cũng như sự dữ tinh thần của những người đang lâm cảnh đau khổ hay đang sống trong tình trạng tội lỗi là nguyên do khiến họ đến với Thiên Chúa và khẩn cầu lòng thương xót của Người.

Hỏi 62 : Trong các sách Cựu Ước, có những trường hợp điển hình nào cho thấy con cái Ít-ra-en đến với Thiên Chúa và khẩn cầu lòng thương xót của Người?

Đáp 62: Trong các sách Cựu Ước, có những trường hợp điển hình cho thấy con cái Ít-ra-en đến với Thiên Chúa và khẩn cầu lòng thương xót của Người như trường hợp của vua Đa-vít, ông Gióp và bà Ét-te. Vua Đa-vít đã trở về với Thiên Chúa khi ý thức đầy đủ về tình trạng tội lỗi của mình. Ông Gióp cũng vậy, sau những nổi loạn, đã trở về với Thiên Chúa trong cảnh khốn cùng. Còn bà Ét-te thì đến với Thiên Chúa khi ý thức về mối đe dọa diệt vong đang bao phủ dân tộc mình.

Thứ ba 5/4 :

Hỏi 63 : Ngay từ thời xuất hành, Dân Ít-ra-en đã có kinh nghiệm nào về lòng thương xót của Thiên Chúa?

Đáp 63: Ngay từ thời xuất hành, Dân Ít-ra-en đã có kinh nghiệm này về lòng thương xót của Thiên Chúa: “Chúa đã thấy cảnh khốn khổ của dân Người dưới ách nô lệ, Người đã nghe những tiếng họ kêu than, đã thấu suốt ngững lo âu của họ và đã quyết tâm giải thoát họ”.

Hỏi 64 : Dựa vào đâu các ngôn sứ nhận ra được tình thương và lòng trắc ẩn của Thiên Chúa?

Đáp 64: Dựa vào hành động cứu độ của Thiên Chúa, các ngôn sứ đã nhận ra được tình thương và lòng trắc ẩn của Người.

Hỏi 65 : Dựa vào đâu Dân Ít-ra-en tìm được sức mạnh và lý do để quay về với Thiên Chúa và khẩn cầu Người thứ tha sau mọi lỗi phạm?

Đáp 65: Dựa vào lời Thiên Chúa long trọng tuyên bố với ông Mô-sê: “Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín”, Dân Ít-ra-en tìm được sức mạnh và lý do để quay về với Thiên Chúa và khẩn cầu Người thứ tha sau mọi lỗi phạm.

Thứ sáu 8/4 :

Hỏi 66 : Thiên Chúa đã mặc khải lòng thương xót của Người bằng cách nào?

Đáp 66: Thiên Chúa đã mặc khải lòng thương xót của Người bằng hành động cũng như lời nói.

Hỏi 67 : Thiên Chúa đã mặc khải lòng thương xót của Người với những sắc thái nào?

Đáp 67: Thiên Chúa đã mặc khải lòng thương xót của Người với mọi sắc thái của tình yêu: Người yêu thương Dân Ít-ra-en giống như người Cha yêu thương con cái mình, vì họ là con đầu lòng của Người; Người cũng yêu họ giống như chàng rể yêu tân nương hay “người yêu”, “người thương” của mình.

Thứ bảy 9/4 :

Hỏi 68 : Các tác giả Thánh Vịnh ca ngợi Thiên Chúa là Đấng thế nào?

Đáp 68: Các tác giả Thánh Vịnh ca ngợi Thiên Chúa là Đấng yêu thương, trìu mến, thương xót và trung thành.

Hỏi 69 : Trong các sách Cựu Ước, chúng ta có dễ dàng tìm được một định nghĩa chính xác về lòng thương xót không?

Đáp 69: Trong các sách Cựu Ước, chúng ta khó có thể tìm được một định nghĩa chính xác về lòng thương xót, vì nó không chỉ là phẩm tính của Thiên Chúa, nhưng còn là nội dung của đời sống thân mật hay cuộc đối thoại của Dân Ít-ra-en với Người.

Chúa nhật 10/4 :

Hỏi 70 : Cựu Ước làm cách nào để diễn tả sự phong phú của lòng Chúa thương xót?

Đáp 70: Cựu Ước dùng nhiều thuật ngữ khác nhau, mỗi thuật ngữ trình bày một khía cạnh của lòng Chúa thương xót.

Hỏi 71 : Cựu Ước làm cách nào để lòng thương xót của Thiên Chúa trở nên gần gũi với con người trong những hoàn cảnh khác nhau?

Đáp 71: Cựu Ước khuyến khích những kẻ bất hạnh, nhất là những ai nặng gánh tội lỗi, khẩn cầu lòng thương xót của Thiên Chúa; giúp những người thất bại và ngã lòng, tin tưởng vào lòng Chúa thương xót bằng cách nhắc lại lòng thương xót của Người; cảm tạ và tôn vinh Thiên Chúa, mỗi khi lòng thương xót của Người được biểu lộ trong đời sống của cộng đoàn hay của từng người dân.

Thứ hai 11/4 :

Hỏi 72 : Lòng thương xót của Thiên Chúa liên hệ với sự công bình của Người như thế nào?

Đáp 72: Lòng thương xót của Thiên Chúa, theo một nghĩa nào đó, tương phản với sựn công bình của Người, và trong nhiều trường hợp, nó không những mạnh mẽ mà còn sâu xa hơn sự công bình.

Hỏi 73 : Khi xem công bình thật sự là một nhân đức nơi con người và là sự trọn hảo nơi Thiên Chúa, phải chăng Cựu Ước coi trong công bình hơn tình yêu?

Đáp 73: Khi xem công bình thật sự là một nhân đức nơi con người và là sự trọn hảo nơi Thiên Chúa, Cựu Ước vẫn coi tình yêu cao trọng và lớn hơn sự công bình, vì tình yêu không những đi trước mà còn là nền tảng của sự công bình.

Thứ năm 14/4 :

Hỏi 74 : Sự trổi vượt của tình yêu trên sự công bình được mặc khải chính xác ở đâu?

Đáp 74: Sự trổi vượt của tình yêu trên sự công bình được mặc khải chính xác nơi lòng Chúa thương xót.

Hỏi 75 : Các tác giả Thánh Vịnh và các ngôn sứ còn cho thấy tình yêu trổi vượt sự công bình ở điểm nào?

Đáp 75: Các tác giả Thánh Vịnh và các ngôn sứ còn cho thấy tình yêu trổi vượt sự công bình, khi dùng từ công bình để chỉ hành động cứu độ Thiên Chúa đã thực hiện do lòng thương xót của Người.

Thứ sáu 15/4 :

Hỏi 76 : Làm thế nào để chứng tỏ lòng thương xót tuy khác biệt nhưng không nghịch lại sự công bình?

Đáp 76: Chính sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử loài người chứng tỏ lòng thương xót tuy khác biệt nhưng không nghịch lại sự công bình.

Hỏi 77 : Vì sao sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử loài người lại chứng tỏ lòng thương xót tuy khác biệt nhưng không nghịch lại sự công bình?

Đáp 77: Vì hai lý do này:

Một là trong mầu nhiệm tạo dựng, Thiên Chúa đã tự nguyện liên kết mình với các loài thụ tạo bằng một tình yêu đặc biệt, vốn loại trừ cả sự ghen ghét lẫn ước muốn điều ác cho những người mình yêu;

Hai là trong mầu nhiệm tuyển chọn, trước là chọn Dân It-ra-en sau là toàn thể gia đình nhân loại, Thiên Chúa đã loan báo: “Ta đã yêu thương ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta sẽ trung thành với ngươi” cho dù “ núi có dời có đổi, đồi có chuyển có lay, tình nghĩa của Ta đối với ngươi vẫn không thay đổi”.

Thứ bảy 16/4 :

Hỏi 78 : Mặc khải về lòng thương xót của Thiên Chúa trong Cựu Ước chuẩn bị cho Mặc khải của ai trong Tân Ước?

Đáp 78: Mặc khải về lòng thương xót của Thiên Chúa trong Cựu Ước chuẩn bị cho Mặc khải của Chúa Giêsu về Chúa Cha.

Hỏi 79 : Vào buổi tối trước ngày chịu chết, Chúa Giêsu đã chỉ cho ông Phi-líp-phê làm cách nào để thấy Chúa Cha?

Đáp 79: Chúa Giêsu đã nói với ông Phi-líp-phê những lời đáng ghi nhớ này: “ Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”.

Thứ tư 20/4 :

Hỏi 80 : Khởi đầu Tân Ước, trong Tin Mừng Thánh Luca, có hai bài ca hòa tiếng ngợi khen và chúc tụng lòng thương xót của Thiên Chúa; đó là những bài ca nào?

Đáp 80: Khởi đầu Tân Ước, trong Tin Mừng Thánh Luca, có hai bài ca hòa tiếng ngợi khen và chúc tụng lòng thương xót của Thiên Chúa; đó là bài ca “Ngợi Khen” của Đức Maria và bài ca “Chúc Tụng” của ông Da-ca-ri-a.

Hỏi 81 : Vì sao cả hai bài ca làm vọng lại toàn bộ truyền thống Cựu Ước?

Đáp 81: Cả hai bài ca làm vọng lại toàn bộ truyền thống Cựu Ước vì nhắc lại lời Chúa hứa sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên và nhớ lại lòng thương xót dành cho tổ phụ Áp-ra-ham và con cháu đến muôn đời.

Thứ bảy 23/4 :

Hỏi 82 : Trong giáo huấn của Chúa Giêsu, hình ảnh Cựu Ước truyền lại về lòng thương xót của Thiên Chúa được vận dụng thế nào?

Đáp 82: Trong giáo huấn của Chúa Giêsu, hình ảnh Cựu Ước truyền lại về lòng thương xót của Thiên Chúa được vận dụng một cách khéo léo, vì thế, trở nên đơn giản và sâu sắc hơn.

Hỏi 83 : Hình ảnh Cựu Ước truyền lại về lòng thương xót của Thiên Chúa được vận dụng khéo nhất trong dụ ngôn “Người con hoang đàng”.

Chúa Nhật 24/4 :

Hỏi 84 : Trong dụ ngôn “Người con hoang đàng”, Chúa Giê su đã vận dụng hình ảnh này một cách khéo léo như thế nào?

Đáp 84: Trong dụ ngôn “Người con hoang đàng”, Chúa Giê su không dùng đến từ “lòng thương xót” nhưng dùng phép “loại suy hay đối chiếu” tình thương của người cha với sự hoang đàng cùng tội lỗi của người con, để giúp chúng ta hiểu rõ hơn được mầu nhiệm lòng Chúa thương xót.

Hỏi 85 : Từ hình ảnh người con làm mất gia tài được cha ban cho, chúng ta có thể liên tưởng đến những ai?

Đáp 85: Từ hình ảnh người con làm mất gia tài được cha ban cho, chúng ta có thể liên tưởng đến người đầu tiên đã làm mất gia tài ân sủng và sự công chính nguyên thủy là A-đam, E-và, rồi đến những con người của mọi thời đại đã từng đánh mất ân sủng Chúa ban vì tội lỗi của mình.

Hỏi 86 : Khi mất hết của cải vật chất và rơi vào cảnh khốn cùng, người con ý thức được điều gì?

Đáp 86: Khi mất hết của cải vật chất và rơi vào cảnh khốn cùng, người con ý thức mình đã mất phẩm giá làm con trong nhà của cha; điều mà trước đây hắn không nghĩ tới khi xin cha chia gia tài để rồi đi xa, hay khi tự nhủ: “Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói”.

Thứ tư 27/4 :

Hỏi 87 : Ý thức về phẩm giá bị mất nơi người con đã tiến triển thế nào?

Đáp 87: Ý thức về phẩm giá bị mất nơi người con tăng dần trong hoàn cảnh khó khăn về vật chất: ý thức rõ rệt khi lấy quyết đĩnh trở về; và chín muồi khi trở về, để xin cha nhận mình như một người làm công: “Thôi, ta đứng lên đi về cùng cha và thưa với người: ‘Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy’”.

Hỏi 88 : Khi trở về và xin cha nhận mình như một người làm công, phải chăng người con đã trở về vì bị thúc bách bởi nạn đói khát và cảnh khốn cùng?

Đáp 88: Đúng vậy, nhưng ẩn dưới lời cầu xin của người con là ý thứ đầy đủ về sự mất mát sâu xa hơn mà nó đáng phải chịu và về những gì nó còn có quyền được hưởng theo tiêu chuẩn của sự công bình; đó là quyền của người làm thuê trong nhà cha. Như thế, trong tâm thức của người con hoang đàng, đã xuất hiên nhận thức về phẩm giá bị mất, phẩm giá phát xuất từ tương quan giữa người con và cha mình.

Thứ bảy 30/4 :

Hỏi 89 : Trong dụ ngôn này, Chúa Giê su không nói đến “công bình” và “thương xót”, nhưng tương quan giữa công bình và tính thương vẫn được thể hiện và thể hiện ra sao?

Đáp 89: Trong dụ ngôn này, Chúa Giê su không nói đến “công bình” và “thương xót”, nhưng tương quan giữa công bình và tình thương vẫn thể hiện thật rõ nét, đặc biệt là tình thương biến thành lòng thương xót, khi vượt qua tiêu chuẩn chính xác và khít khao của sự công bình.

Hỏi 90 : Dựa vào lẽ công bình, người con hoàng đàng đã gây ra những gì và phải gánh chịu những hậu quả nào?

Đáp 90: Dựa vào lẽ công bình, người con đã tiêu sạch của cải cha ban cho, thì sau khi trở về nó phải làm việc trong nhà cha như một kẻ làm thuê, để kiếm lại số của cải bị mất, nhưng chắc hẳn chẳng bao giờ kiếm đủ; người con còn xúc phạm nặng nề đến cha vì cách ăn ở của mình, nên đánh mất phẩm giá làm con, phẩm giá phát xuất từ tương quan giữa người con và cha mình.

Hỏi 91 : Dựa vào lòng thương xót của người cha, người con hoang đang ý thức rõ điều gì?

Đáp 91: Dựa vào lòng thương xót của người cha, người con hoang đàng ý thức rõ mình vẫn là con của cha và không có lối cư xử nào có thể biến đổi hay phá hủy tương quan này; ý thức này cho người con thấy rõ phẩm giá đã mất và suy xét đúng về vị trí mình có thể có trong nhà của cha.

Chúa Nhật 1/5 :

Hỏi 92 : Hình ảnh người cha trong dụ ngôn tỏ cho chúng ta biế Thiên Chúa là ai?

Đáp 92: Hình ảnh người cha trong dụ ngôn tỏ cho chúng ta biết Thiên Chúa là Cha.

Hỏi 93 : Cách cư xử và toàn bộ hành vi biểu lộ thái độ bên trong của người cha, giúp chúng ta khám phá lại những gì?

Đáp 93: Cách cư xử và toàn bộ hành vi biểu lộ thái độ bên trong của người cha; giúp chúng ta khám phá lại những cách nhìn khác nhau của Cựu Ước về lòng thương xót trong một cái nhìn tổng hợp hoàn toàn mới, rất đơn giản mà sâu sắc.

Thứ tư 4/5 :

Hỏi 94 : Sự trung thành của người cha với tư cách làm cha cũng như với tình thương dồi dào ogn6 dành cho người con, được thể hiện như thế nào?

Đáp 94: Sự trung thành của người cha trong dụ ngôn với tư cách làm cha cũng như với tình thương dồi dào ông dành cho người con, được thể hiện bằng việc mau mắn đón tiếp nó trở về, bằng niềm vui và bằng việc ăn khao một cách hào phóng, đến nỗi gây phẫn nộ cho người anh cả.

Hỏi 95: Sự trung thành của người cha với chính mình, được thể hiện như thế nào?

Đáp 95: Sự trung thành của người cha trong dụ ngôn với chính mình, được thể hiên qua việc ông “chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để”.

Hỏi 96 : Sự trung thành của người cha với chính mình hoàn toàn tập trung vào điều gì?

Đáp 96: Sự trung thành của người cha với chính mình hoàn toàn tập trung vào nhân tính của người con hư hỏng, vào phẩm giá của nó.

Hỏi 97 : Điều này đem lại cho người cha những gì?

Đáp 97: Điều này đem lại cho người cha một niềm vui vô hạn, vì biết rằng nhân tính của người con đã được cứu hay tìm lại: “Chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy!”

Thứ bảy 7/5 :

Hỏi 98 : Vì sao người cha lại quan tâm đến phẩm giá của người con?

Đáp 98: Vì ông là cha của nó nên tình yêu đòi buộc ông phải quan tâm đến phẩm giá của người con.

Hỏi 99 : Mối quan tâm đến phẩm giá của người con là thước đo tình yêu của ông, tình yêu nào?

Đáp 99: Mối quan tâm đến phẩm giá của người con là thước đó tình yêu của ông, tình yêu như Thanh Phao-lô đã viết: “Đức mến thì nhẫn nhục, hiền hậu…không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật…hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả và không bao giời mất được”.

Thứ tư 11/5 :

Hỏi 100 : Lòng thương xót mà Chúa Giê su trình bày trong dụ ngôn có tính chất của tình thương nào trong Tân Ước?

Đáp 100: Lòng thương xót mà Chúa Giê su trình bày trong dụ ngôn có tính chất của tình thương a-ga-pê trong Tân Ước.

Hỏi 101 : Tình thương a-ga-pê có những đặc điểm nào?

Đáp 101: Tình thương a-ga-pê có thể vươn tới từng người con hoang đàng, từng nỗi thống khổ của con người, và trên hết, tới từng nỗi thống khổ luân lý, tới tội lỗi. Với tình yêu này, người được thương xót không cảm thấy bị hạ nhục, nhưng được tìm thấy và “phục hồi giá trị”.

Hỏi 102 : Người cha đã thể hiện tình thương này đối với người con như thế nào?

Đáp 102: Người cha tỏ cho người con thấy ông rất vui, vì nó đã được “tìm thấy” và “sống lại”. Niềm vui này cho thấy nó vẫn là con dẫu có hoang đàng, hơn nữa, có một thiện hảo lại được tìm thấy, đó là việc người con trở lại với sự thật về chính mình.

Thứ năm 12/5 :

Hỏi 103 : Dụ ngôn người con hoang đàng bác bỏ thành kiến coi lòng thương xót là mối quan hệ bất bình đẳng giữa người cho và kẻ nhận, do đó, chống lại phẩm giá con người ra sao?

Đáp 103: Dụ ngôn người con hoang đàng cho thấy mối quan hệ của lòng thương xót đặt nền tảng trên kinh nghiệm chung coi con người là một thiện hảo và mỗi người đều có phẩm giá. Kinh nghiệm này một mặt giúp người con hoang đàng bắt đầu nhìn chính mình và các hành động của mình trong sự thật tròn đầy; mặt khác giúp người cha nhờ ánh sáng huyền diệu của sự thật và tình thương, thấy rõ sự thiện hảo mình đạt được, đến nỗi như quên hết mọi sự dữ và con ông đã làm.

Hỏi 104 : Dụ ngôn người con hoang đàng diễn tả sự hoán cải như thế nào?

Đáp 104: Dụ ngôn người con hoang đàng diễn tả sự hoán cải diễn tả sự hoán cải cách đơn giản mà sâu sắc. Hoán cải là biểu hiện cụ thể nhất, là tác động của tình thương và là sự hiên diện của lòng thương xót trong thế giới.

Thứ bảy 14/5 :

Hỏi 105 : Qua dụ ngôn, chúng ta thấy thương xót nghĩa là gì?

Đáp 105: Qua dụ ngôn, chúng ta thấy thương xót không chỉ là được sự dữ luân lý, thể lý hay vật chất, nhưng còn là phục hồi giá trị, cổ võ và rút ra được sự lành từ sự dữ trong thế giới cũng như trong lòng người.

Hỏi 106 : Với ý nghĩa này, lòng thương xót có liên hệ gì với sứ điệp và sứ mạng của Chúa Giê su?

Đáp 106: Lòng thương xót là nội dung căn bản của sứ điệp cứu thế của Chúa Giê su và là sức mạnh cấu tạo nên sứ mạng của Người.

Hỏi 107 : Các Tông Đồ và các môn đệ của Chúa Giê su đã hiểu và thực thi lòng thương xót theo cách thức nào?

Đáp 107: Các Tông Đồ và các môn đệ của Chúa Giê su đã hiểu và thực thi lòng thương xót theo cách thức này: một là tỏ lòng thương xót qua tâm tình và hành động của mình; hai tỏ lòng thương xót qua “chiến thắng sự dữ bằng sự lành”.

 

 

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây