Tin giả trên Twitter gây náo động với báo cáo sai sự thật rằng Đức Bênêđíctô XVI qua đời

Thứ sáu - 15/07/2022 00:46
Tin giả trên Twitter gây náo động với báo cáo sai sự thật rằng Đức Bênêđíctô XVI qua đời
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã cảnh báo rằng Đức Bênêđíctô vẫn còn sống và mạnh khoẻ.
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, đã cảnh báo rằng Đức Bênêđíctô vẫn còn sống và mạnh khoẻ. Cảnh báo trên được đưa ra sau khi một số cơ quan truyền thông Công Giáo loan tin từ trần của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16, trích dẫn một một tài khoản Twitter được cho là của Giám Mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức.
Theo CNA, tài khoản Twitter sử dụng tên của Đức Cha Georg Bätzing, là mạo danh, và đã đăng một bài báo sai sự thật rằng Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI đã qua đời.
Tài khoản @BischofBatzing sau đó đã bị xóa. Trước khi biến mất, cũng tài khoản này đã khẳng định rằng báo cáo nó đưa ra trước đó là sai sự thật về sự ra đi của vị giáo hoàng đã nghỉ hưu 95 tuổi. Ngài vẫn còn sống. Đồng thời, tài khoản này cũng ngạo nghễ khẳng định rằng đây là tác phẩm của kẻ chơi khăm khét tiếng trên Twitter người Ý Tommasso De Benedetti.
De Benedetti nói với tờ The Guardian vào năm 2012 rằng “Twitter hoạt động hiệu quả đối với những trường hợp tử vong.”
Trò chơi khăm này đã khiến một số cơ quan Công Giáo bị lừa vì quá nhanh nhẩu, và là một minh chứng hùng hồn cho luận điểm của De Benedetti.

Câu chuyện của Marie Lussignol, nữ diễn viên đóng vai các vị thánh
Marie Lussignol là nữ diễn viên nổi tiếng của Pháp. Câu chuyện của cô xoay quanh những chia sẻ về đời sống nội tâm được biến đổi nhờ một cuộc gặp gỡ với Chúa trong một nhà thờ vào năm 18 tuổi và nhờ đảm nhận các vai diễn của các vị thánh.
Ngọc Yến - Vatican News
Trước tiên, Marie Lussignol cho biết, sứ vụ luôn hiện diện trong cuộc sống của cô. Mẹ của nữ diễn viên là một người Công giáo thực hành, trong khi bố thì vô thần. Khi cha mẹ cô chia tay, người mẹ đưa cô đi lễ Chúa Nhật và cô đã càu nhàu, tỏ ra khó chịu; nhưng tuần sau đó, khi ở với bố, bố không đưa cô đi lễ thì cô lại cảm thấy thiếu một điều gì đó.
Vào năm 18 tuổi, khi đến Paris, cô đã có cuộc gặp gỡ cá nhân thực sự với Chúa. Cô nói: “Khi còn là sinh viên, tôi sống trong một phòng dành cho người giúp việc, có những lúc tôi cảm thấy chán nản và cô đơn. Tôi đến từ một tỉnh nhỏ, vì thế đối với tôi thật khó sống trong một nơi rộng lớn mênh mông này. Tôi cảm thấy lạc lõng giữa đám đông. Tôi đặt ra cho mình nhiều câu hỏi, cảm thấy cần phải tìm ý nghĩa cho cuộc sống, có xu hướng cố gắng đẩy Chúa vào một góc. Vào một buổi chiều tối, trong lúc đang đi dạo trên đường phố, tôi bước vào nhà thờ Saint-Ferdinand des Ternes ở quận 17. Ở bên cạnh, trong nhà nguyện Thánh Thể có một ngọn đèn đang cháy sáng. Tôi đến bên Thánh Thể và cảm thấy sự hiện diện của Chúa tràn ngập con người mình, như thể ai đó đang ôm tôi vào lòng. Tôi như một người khác, ở một mình với Chúa Giêsu. Thật là tuyệt vời. Đây là một cuộc gặp gỡ thực sự”.
Marie cho biết, kể từ đó cô cảm thấy như mình được sinh ra lần thứ hai. Cô cảm thấy đã đến lúc cô phải có một đức tin trưởng thành nhưng mọi sự không dễ dàng. Lúc đó cô 20 tuổi, vẫn còn một chút hờn giận với Giáo hội và gia đình. Như một số người khác, cô bị tổn thương khi nghe về những vụ lạm dụng. Theo cô, Chúa biết tất cả những điều này và hướng dẫn cô.
Cho tới nay, cô chú ý đến Đấng Quan Phòng nhiều hơn, quan tâm đến những gì cuộc sống mang lại cho mình, những gì Chúa gửi đến. Cô nói: “Chúa hiểu rằng tôi đang hờn dỗi, nhưng Chúa nói với tôi rằng Người cần tôi. Chúa luôn đến với tôi để tìm tôi và chạm vào tâm hồn tôi”.
Về các vị thánh do cô đảm nhận các vai diễn, Marie nói rằng khi đóng vai thánh Têrêsa hay thánh Faustina đã làm cho cô trở nên gần gũi với các thánh. Các thánh nữ này trở nên người hơn, gần gũi hơn, như những người bạn.
Một diễn viên luôn bảo vệ nhân vật của mình, luôn ủng hộ vai diễn. Vì thế, trước đây Marie không quan tâm đến thánh Têrêsa, nhưng khi đảm nhận vai này, cô đã xin thánh nữ giúp đỡ. Một ngày kia cô cảm thấy Chúa nói: “Con cần Ta nhưng Ta cần, cần cái nhìn thánh thiện, những gì con cảm nhận được và những gì Ta có thể dạy con”. Đối với Marie những lời này là lời mời gọi đến tự do, làm thay đổi cái nhìn của cô đối với thánh nữ, giúp cô đảm nhận vai diễn tốt hơn.
Cô chia sẻ về điều này như sau: “Một lần, tôi vào vai thánh Têrêsa, nhưng chiều đó tôi không được khoẻ. Chúng tôi chỉ có vài giờ để chuẩn bị, không đủ thời gian để kiếm người thay tôi. Tôi không biết phải làm sao, công chúng đang đợi tôi, làm sao tôi có thể diễn đây, liệu tôi có thể diễn và không làm mọi người thất vọng không? Một loạt câu hỏi đến với tôi. Sau đó tôi cảm thấy có một cái gì đó đang chạm vào tôi. Tôi hiểu đó là lời dạy của thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu, đó là sự tin tưởng phó thác: ‘Hãy bắt đầu bằng một bước nhảy ra khỏi vỉa hè cho đến khi nhảy ra khỏi một vách đá’. Tôi tự hỏi mình đã có đủ sự phó thác chưa? Tôi đã làm hết mình, với tất cả sức lực và mọi thứ diễn ra thật tuyệt vời. Nhiều khán giả nói họ đã xúc động mạnh mẽ với màn trình diễn của tôi chiều tối đó”.
Với vai diễn thánh Faustina, Marie đã có những trải nghiệm mạnh mẽ và nhận được một bài học sâu sắc. Trong cuộc đời thánh nữ đã phải đấu tranh rất nhiều. Faustina đã gõ cửa nhiều nhà dòng và bị từ chối vì xuất thân từ một gia đình nghèo. Đến khi được gia nhập dòng, thánh nữ bị các chị em khác đối xử không tốt vì quan điểm của chị, cho chị là người không bình thường. Trong khi đóng vai vị thánh này, Marie hiểu sự hoàn thiện không đến từ con người nhưng đến từ Chúa, con người chỉ cần để Thiên Chúa thực hiện.
Thánh Augustinô nói: “Hát là cầu nguyện hai lần”, còn đối với Marie khi diễn xuất là cầu nguyện hai lần. Vì thế cô luôn nói chuyện với những người bạn thánh một cách đơn giản như thưa chuyện với Chúa. Cô luôn tạ ơn Chúa về những gì Chúa đã ban cho cô. Cô bộc bạch: “Khi cầu nguyện tôi không quá khách sáo. Mỗi ngày tôi tạ ơn Chúa nhiều hơn vì những gì Người đã ban cho tôi. Đúng là tôi đã có những lúc bất xứng, nhưng tôi luôn cố gắng bắt đầu lại, trở lại tương quan thân mật với Chúa. Tôi luôn cảm thấy đàng sau mọi sự là lòng nhân hậu và thương xót của Chúa đổ xuống trên tôi”.
ĐGH Phanxicô gửi lời chia buồn tới Nhật Bản sau khi cựu Th.T Shinzo Abe bị bắn


Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ lời chia buồn trước vụ ám sát Ông Shinzo Abe, cựu thủ tướng Nhật Bản, người bị bắn hôm thứ Sáu khi đang có bài phát biểu tại thành phố Nara.
“Đức Thánh Cha Phanxicô vô cùng đau buồn khi biết về vụ ám sát ông Shinzo Abe, cựu thủ tướng Nhật Bản, và ngài gửi lời chia buồn chân thành tới gia đình, thân hữu và người dân Nhật Bản,” bức điện tín ngày 9 tháng Bảy do Quốc Vụ khanh Đức Hồng y Pietro Parolin ký, cho biết.
“Sau hành động vô nghĩa này, ngài cầu nguyện để xã hội Nhật Bản sẽ được củng cố trong cam kết lịch sử của mình đối với hòa bình và bất bạo động.”
Ông Abe, 67 tuổi, đang có bài phát biểu tranh cử trên một con phố ở thành phố Nara, miền trung nam Nhật Bản vào sáng thứ Sáu thì ông bị ám sát.
Các bác sĩ cho biết nhà chính trị này đã bị bắn vào cổ và tim, theo BBC. Ông được đưa đến bệnh viện, nơi ông được cho là đã chết vào khoảng 5:00 giờ chiều, giờ địa phương ngày 8 tháng Bảy.
Một nghi phạm 41 tuổi, hiện đang bị cảnh sát tạm giữ, thừa nhận đã dùng súng tự chế bắn Ông Abe.
Ông Abe đã kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng ba năm lần thứ tư vào tháng Chín năm 2020.
Vào năm 2019, ông đã chào đón Đức Thánh Cha Phanxicô đến Nhật Bản trong chuyến toeng du tới quốc gia Đông Á này từ ngày 23-26 tháng Mười Một.
Nhật Bản hôm thứ Bảy để tang vụ ám sát cựu thủ tướng Shinzo Abe, thi hài của ông đang được chuyển đến Tokyo từ thị trấn phía tây, nơi ông bị bắn hạ ở cự ly gần trên đường chiến dịch.
Vụ sát hại chính trị gia nổi tiếng nhất Nhật Bản đã làm rúng động đất nước và gây ra làn sóng chấn động khắp thế giới, đặc biệt là do mức độ tội phạm bạo lực thấp và luật súng nghiêm ngặt của quốc gia này.
Người đàn ông bị buộc tội bắn Abe đang bị giam giữ, cảnh sát cho biết anh ta đã thú nhận ám sát cựu thủ tướng, được thúc đẩy bởi niềm tin rằng Abe có liên quan đến một nhóm không xác định.
Cảnh sát đang điều tra lý lịch của người đàn ông 41 tuổi thất nghiệp, gồm cả những tuyên bố anh ta từng phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Hàng hải, hải quân Nhật Bản, và cho biết anh ta dường như đã sử dụng một khẩu súng thủ công.
Ông Abe đang có bài phát biểu ở Nara trước cuộc bầu cử thượng viện vào Chúa Nhật thì bị bắn, và chiến dịch vận động được tiếp tục vào sáng thứ Bảy, với các chính trị gia nói rằng họ quyết tâm thể hiện nền dân chủ sẽ thắng thế.
“Chúng ta tuyệt đối không được dung thứ cho bạo lực trong một cuộc bầu cử nhằm ngăn chặn phát ngôn,” Thủ tướng Fumio Kishida nói với khoảng 600 người ủng hộ ở vùng Yamanashi, miền Trung Nhật Bản, theo báo Yomiuri Shimbun.
Yomiuri và các phương tiện truyền thông khác của Nhật Bản tại sự kiện vận động tranh cử đầu tiên của Ông Kishida kể từ vụ ám sát mô tả tâm trạng căng thẳng và mức độ an ninh cao, với hàng rào kim loại được dựng lên để ngăn cách nhà lãnh đạo với đám đông.
Đầu ngày thứ Bảy, một chiếc xe tang chở Bà Akie, phu nhân Ông Abe và được cho là chở thi hài của cựu lãnh đạo đã rời bệnh viện ở miền tây Nhật Bản, nơi ông được điều trị.
Các bác sĩ cho biết hôm thứ Sáu rằng Ông Abe không có dấu hiệu sinh tồn khi đến nơi và đã chết vì mất nhiều máu, mặc dù đã được truyền nhiều máu.
Họ mô tả nhiều vết thương trên cổ của chính trị gia, với trái tim tổn thương sâu bên trong.
Vụ sát hại Ông Abe đã gây rúng động Nhật Bản, với Ông Kishida mô tả vụ giết người là một “hành động man rợ” và hành động đó “không thể tha thứ.”
Ông tỏ ra rất xúc động sau cái chết của nhà cựu lãnh đạo được xác nhận hôm thứ Sáu, tuyên bố rằng bản thân “không thể nói nên lời.”
Phản ứng của quốc tế cũng gay gắt tương tự, với việc Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng ông “sửng sốt, xúc phạm và vô cùng đau buồn,” đồng thời ra lệnh treo cờ rũ trên những tòa nhà chính phủ Hoa Kỳ.
Úc Đại Lợi thông báo rằng Nhà hát Opera Sydney sẽ được thắp sáng vào Chúa Nhật để tưởng nhớ Ông Abe.
Ngay cả những cường quốc trong khu vực mà Ông Abe từng đụng độ cũng bày tỏ sự chia buồn. Tổng thống Hàn Quốc gọi vụ sát hại là “hành động không thể chấp nhận được,” và Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản ca ngợi “đóng góp của Ông Abe trong việc cải thiện và phát triển” những mối quan hệ.
Các nhà điều tra vẫn đang ghép hình ảnh của kẻ đứng sau vụ ám sát và động cơ của hắn.
Thủ phạm đã được xác định là Tetsuya Yamagami, và cảnh sát cho biết hôm thứ Sáu rằng anh ta thừa nhận đã nhắm mục tiêu vào Ông Abe vì thù hận với một tổ chức mà anh ta tin rằng cựu lãnh đạo có liên quan.
Họ từ chối nêu tên tổ chức, mặc dù các phương tiện truyền thông Nhật Bản mô tả đó là một nhóm tôn giáo.
Các điều tra viên cho biết, khẩu súng mà anh ta sử dụng “rõ ràng là được làm thủ công,” và một số vũ khí có vẻ như được làm thủ công khác đã bị cảnh sát phát hiện trong trang phục bảo hộ, những người đã đột kích vào nhà của Yamagami hôm thứ Sáu.
Nghi phạm, người đã bị bắt vì tình nghi giết người, đã nổ súng vào Ông Abe ngay trước trưa thứ Sáu.
Đoạn phim từ đài truyền hình công cộng NHK cho thấy Yamagami, mặc áo sơ mi xám và quần tây nâu, tiếp cận từ phía sau trước khi rút vũ khí từ một chiếc túi.
Ít nhất hai phát súng dường như đã được bắn ra, mỗi phát tạo ra một đám khói. Khi khán giả và phóng viên cúi xuống, anh ta bị an ninh đè xuống đất.
Truyền thông Nhật Bản đưa tin rằng một cuộc canh thức sẽ được tổ chức vào tối thứ Hai và lễ tang vào thứ Ba cho gia đình và các cộng sự thân thiết của Ông Abe.
Vào đêm thứ Sáu và sáng thứ Bảy, một lượng lớn người đến viếng tang đã đặt hoa và cầu nguyện cho Ông Abe, người từng là thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản.
“Tôi không thể ngồi lại và không làm gì cả. Tôi phải đến,” Sachie Nagafuji, 54 tuổi, người dân Nara, đến thăm hiện trường cùng con trai, cho biết.
Ông Abe là con của một gia đình chính trị và trở thành thủ tướng trẻ nhất của đất nước thời hậu chiến khi ông lên nắm quyền lần đầu tiên vào năm 2006, ở tuổi 52.
Nhiệm kỳ đầu tiên đầy sóng gió của ông kết thúc bằng việc từ chức vì lý do sức khỏe, nhưng ông trở lại nắm quyền vào năm 2012 và tại vị cho đến khi căn bệnh viêm loét đại tràng quay trở lại buộc ông phải từ chức lần thứ hai vào năm 2020.
Quan điểm diều hâu, chủ nghĩa dân tộc của ông gây chia rẽ, đặc biệt là mong muốn cải cách hiến pháp hòa bình của đất nước để công nhận quân đội của đất nước, và ông đã vượt qua một loạt vụ bê bối, gồm cả cáo buộc về chủ nghĩa thân hữu.
Nhưng ông được những người khác ca ngợi vì chiến lược kinh tế được mệnh danh là “Abenomics” và nỗ lực đưa Nhật Bản vững chắc trên trường quốc tế, gồm cả việc vun đắp mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây