Để giải phóng một sự lãng mạn điên cuồng tập thể ở Đất nước Mặt trời mọc thì không gì bằng lễ Giáng sinh
Mọi người đi bộ dưới ánh sáng theo chủ đề mùa đông, được thắp sáng bởi khoảng 1,2 triệu đèn LED 'màu vàng sâm banh', như một phần của đồ trang trí theo mùa ở khu thương mại Marunouchi của Tokyo vào ngày 21 tháng 12 (Ảnh: AFP)
Điều gì khiến Giáng sinh ở Nhật Bản trở nên độc đáo như vậy? Niềm tin không có chỗ trong đó.
Là một kỳ nghỉ thế tục không chỉ là thời gian để mua sắm thông thường mà còn là một ngày đặc biệt cho các cặp đôi hẹn hò. Sau bữa tối tại một nhà hàng sang trọng của Pháp, bạn sẽ được đi dạo qua các địa điểm “chiếu sáng” là những ngọn đèn Giáng sinh hoành tráng. Họ gọi chúng là kurisumasu irumineshon, và thường trên phông nền ấy là tiếng leng keng nổi tiếng Koibito ga Santa kionaryu (Người yêu của tôi là Ông Già Nôen).
Những địa điểm này trở thành nơi tập hợp của các cuộc du lịch giống như các cuộc hành hương thực sự - ngay cả trong thời kỳ đại dịch - để đi tìm sự bầy biện đẹp mắt nhất hoặc xa hoa nhất. Không mất nhiều công sức để phát hiện ra chúng vì chúng nằm rải rác khắp nơi trong quang cảnh đô thị, đặc biệt là gần với hàng trăm ga tàu điện là trung tâm năng động của một đô thị như Tokyo.
Sau “cuộc dạo chơi dưới ánh sáng”, cặp đôi rất có thể sẽ qua đêm trong một căn phòng khách sạn đã đặt trước.
Có những buổi tối được tổ chức cốt để dành cho một số lượng lớn đầy tai tiếng gồm những người độc thân, vào đêm Giáng sinh, thấy mình không có bạn đời. Konkatsu Giáng sinh thậm chí còn tiến xa hơn một bước khi những người tham gia dấn thân vào các bữa tiệc được tổ chức hợp lý với mục đích rõ ràng để tìm một đối tác hôn nhân tiềm năng. Và bất kỳ ai đang tìm kiếm một người bạn tri kỷ thì nên đặt chỗ trước vài tuần vì các chỗ có xu hướng lấp kín khá nhanh.
Trong những năm qua, “ngày lễ Giáng sinh” đã trở thành một phong tục phổ biến - đây là sự kiện được nhiều người tham gia thứ hai sau lễ kỷ niệm Năm mới - đến mức nó đã làm nảy sinh một huyền thoại đô thị: số lượng lớn các vụ tự tử xảy ra vào dịp Giáng sinh là do không giữ lời hứa mời tới một bữa tối lãng mạn vào ngày hôm đó.
Giống như khi người Nhật thường xuyên tổ chức đám cưới theo kiểu mà họ gọi là seiyou-shiki, còn gọi là phong cách phương Tây (có lẽ sẽ đúng hơn khi nói đó là một phong cách Thiên Chúa giáo, vì nó không chỉ liên quan đến chuyện làm sao cho gần gần giống bên trong nhà thờ mà còn có cả sự hiện diện của một linh mục do một diễn viên đóng giả), Lễ Giáng sinh cũng được tái hiện theo kiểu thẩm mỹ như vậy chỉ để tạo ra một cảm giác mừng lễ mà không cần phải chuyên chở nội dung truyền thống tôn giáo.
Nói chung, để giải phóng một sự lãng mạn điên cuồng tập thể ở Đất nước Mặt trời mọc thì không gì bằng lễ Giáng sinh, và điều đó có phần mỉa mai vì trong quá khứ việc kỷ niệm ngày lễ này ở Đất nước Mặt trời mọc là một bằng chứng không thể chối cãi của hành vi bất hợp pháp dẫn đến những hình phạt khủng khiếp nhất, một hủ tục độc ác kéo dài hơn 200 năm.
Lễ Giáng sinh được tổ chức lần đầu tiên ở Nhật Bản vào thời Sengoku Jidai, còn gọi là thời Chiến quốc, vào thế kỷ 16 khi các vị truyền đạo Thiên Chúa anh hùng nhất lần đầu tiên đến đây sau những chuyến hành trình nguy hiểm vượt qua những vùng biển đầy cướp biển với niềm hy vọng tin tưởng sẽ cải hóa ít nhất là toàn bộ quần đảo này.
Trong một thời gian ngắn ngủi, thánh Phanxicô Xaviê huyền thoại dường như đã đáp ứng được những kỳ vọng cao ngất ngưởng, khi thành công trong việc hoán cải hàng trăm nghìn người sang đức tin mới, trước khi lệnh cấm tôn giáo kéo dài hai thế kỷ buộc các Kitô hữu phải lẩn trốn, vì sợ hãi cho chính mạng sống của họ.
Lễ Giáng sinh hiện đại chỉ diễn ra ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 trong thời kỳ khôi phục của Minh Trị Thiên Hoàng khi lệnh cấm cuối cùng được dỡ bỏ và đất nước mở cửa với phương Tây sau một thời gian dài tự áp đặt cô lập.
Khi thời điểm cuối năm càng đến gần, người Nhật chuẩn bị ăn mừng lễ shougatsu và tiêu thụ osechi, một loại hộp đặc biệt với thực phẩm truyền thống, chủ yếu là rau và cá.
Đây cũng là thời điểm trong năm ghi nhận số vụ tự tử thấp nhất. Và đây không phải là một huyền thoại đô thị.
Điều gì xảy ra trong những ngày này? Tất cả mọi người, tuyệt đối là tất cả mọi người, trở về quê hương của họ ( jikka ) để ăn mừng năm mới.
Rõ ràng là bằng cách duy trì mối liên hệ chặt chẽ với gia đình của mình, người Nhật bình thường cũng đang tích cực tham gia vào liệu pháp thành công nhất chống lại bất kỳ suy nghĩ tuyệt vọng và bất hạnh nào.