Công bố Tông thư Đức Thánh cha gửi dân Chúa về vấn đề phụng vụ

Thứ năm - 30/06/2022 00:56
  Công bố Tông thư Đức Thánh cha gửi dân Chúa về vấn đề phụng vụ
G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA
30/06/2022
·
Hôm 29 tháng Sáu năm 2022, Đức Thánh cha Phanxicô đã công bố Tông thư mới gửi dân Chúa, về việc huấn luyện phụng vụ cho các tín hữu.
Tông thư dài 19 trang chữ nhỏ, được chia làm 65 đoạn, trong đó Đức Thánh cha kêu gọi chấm dứt những tranh luận và bút chiến về phụng vụ, và hãy tái khám phá vẻ đẹp của phụng vụ. Đây không phải là một huấn thị hay chỉ nam mới, nhưng là những suy tư của Đức Thánh cha, dựa trên những kết luận của khóa họp toàn thể của Bộ Phụng tự và kỷ luật bí tích hồi tháng Hai năm 2019 và tiếp theo Tự sắc “Traditios custodes”, Những người giữ gìn truyền thống, với mục đích tái khẳng định tầm quan trọng của tình hiệp thông Giáo hội quanh nghi thức nảy sinh từ cuộc cải tổ phụng vụ hậu cộng đồng.
Cuối tông thư, trong đoạn số 65, Đức Thánh cha yêu cầu “tất cả các giám mục, linh mục và phó tế, các nhà đào tạo chủng viện, các giáo sư các phân khoa thần học và các trường thần học, các giáo lý viên nam nữ, hãy giúp dân thánh của Thiên Chúa kín múc nơi nguồn mạch chính yếu của linh đạo Kitô. Ngài tái khẳng định những qui định đã đề ra trong tự sắc “Người giữ gìn truyền thống” hạn chế tối đa việc cử hành thánh lễ theo nghi thức tiền Công đồng chung Vatican II, với mục đích “để Giáo hội có thể dâng lên, trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, một kinh nguyện duy nhất và đồng nhất có khả năng diễn tả sự hiệp nhất của mình”, và kinh nguyện duy nhất này là Nghi thức Roma nảy sinh từ cuộc cải tổ của Công đồng và được các thánh Giáo hoàng Phaolô VI và Gioan Phaolô II thiết định”.

Kitô giáo tại Đức sa sút trầm trọng

 
 
 

Theo thống kê mới nhất, do viện thống kê quốc gia và Hội đồng Giám mục Công giáo Đức công bố hôm 27 tháng Sáu vừa qua, trong năm 2021 số tín hữu Công giáo làm đơn xin ra khỏi Giáo hội đạt tới con số kỷ lục, gần 370.000 người (369.338), tức là tăng 26% so với năm 2020 trước đó (272.771).


G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

Trong cùng thời gian đó, chỉ có 1.465 người xin gia nhập Công giáo và 4.116 xin trở về với Giáo hội, sau khi đã rời khỏi Giáo hội trước đó.

Tổng cộng số tín hữu Công giáo tại Đức hiện nay là hơn 21 triệu 600.000 người, tương đương với 26% dân số toàn quốc và là cộng đoàn Kitô đông nhất tại nước này.

Số giáo xứ cũng giảm sút do sự thay đổi cơ cấu, và hiện có 9.790 giáo xứ, tức là giảm 68 giáo xứ. Số linh mục giảm mất 2.252 vị, và hiện còn 10.313 linh mục, và trong năm 2021 chỉ có 62 tân linh mục tại Đức, trong số này có 48 linh mục giáo phận và 14 tân linh mục thuộc các dòng tu.

Đức cha Georg Bätzing, Giám mục giáo phận Limburg, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, bình luận rằng sự suy giảm trên đây là dấu hiệu một sự khủng hoảng sâu đậm của Giáo hội Công giáo tại Đức. Đức giám mục nói: “Thật không phải là điều hay, đẹp khi nói về điều này. Tôi cảm thấy bị rúng động sâu đậm vì con số người ra khỏi Giáo hội cực kỳ cao như vậy”. Theo Đức cha Bätzing, Con đường Công nghị của Công giáo Đức là điều đúng, và Giáo hội tại Đức tiếp tục tiến bước theo đường hướng con đường công nghị đã được đề ra.

Theo Đức cha Bätzing, phần lớn những người xin ra khỏi Giáo hội là những người từ lâu không còn tiếp xúc hay liên hệ giới giáo xứ của họ nữa. Đức cha hy vọng nhờ con đường Công nghị, giáo dân sẽ xích lại gần hơn với các giáo xứ của họ.

Theo thống kê công bố hồi tháng Ba năm nay, Tin lành tại Đức trong năm 2021 có 19 triệu 720.000 tín hữu thuộc 20 Giáo hội khác nhau, chiếm 23,7% dân số toàn quốc. Có ba triệu tín hữu Chính thống và một triệu 800.000 tín hữu thuộc các Giáo hội Kitô khác. Cũng theo thống kê này, có 280.000 tín hữu Tin lành làm đơn ra khỏi các Giáo hội liên hệ, một con số kỷ lục từ trước đến nay.

Tại Đức có chế độ thuế Giáo hội. Những người nào làm đơn xin ra khỏi Giáo hội thì sẽ không phải nộp thuế cho Giáo hội của mình. Số tiền thuế này tương đương tới 8% hoặc 9% số thuế lợi tức họ đóng cho nhà nước.

(KNA 27-6-2022)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây