VỀ VIỆC CÔ DÂU VÀ CHÚ RỂ ĐỌC SÁCH THÁNH TRONG LỄ HÔN PHỐI

Thứ ba - 26/10/2021 14:52
VỀ VIỆC CÔ DÂU VÀ CHÚ RỂ ĐỌC SÁCH THÁNH TRONG LỄ HÔN PHỐI
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC PHỤNG VỤ


Tác giả: Cha Edward McNamara, ngài là giáo sư phụng vụ và thần học bí tích. Cha hiện là giám đốc Học viện Sacerdos tại đại học Giáo hoàng Nữ Vương các thánh Tông đồ. (Bài này được đăng trên ePriest ngày 25 tháng 10, năm 2021)
Hỏi: Trong thánh lễ hôn phối tại Việt Nam, cô dâu và chú rể thường đọc Sách Thánh. Có người cho rằng cô dâu và chú rể không được làm việc này vì những lý do sau. Trước tiên, một số cô dâu và chú rể không đọc trôi chảy các Bài Đọc. Thứ hai, họ không mặc trang phục của thừa tác viên Lời Chúa, mà vận váy cưới và com-lê. Vì những lý do này, một số cha xứ không cho cô dâu và chú rể đọc Sách Thánh. Ngược lại, một số ý kiến cho rằng cô dâu và chú rể nên làm việc này vì nhiều người có thể đọc tốt và họ đã luyện đọc trước. Hơn nữa, họ rất thích đọc Sách Thánh trong lễ cưới trọng thể của họ. - D.T., Phú Cường, Việt Nam
Trả lời: Các quy tắc và phong tục của đám cưới có thể rất khác nhau giữa các nước và thậm chí từ vùng này sang vùng khác. Do đó, những gì tôi nói ở đây có thể không được áp dụng trong trường hợp  có những phong tục hoặc quy tắc cụ thể do giám mục ban hành liên quan đến chủ đề này.
Mặc dù nói một cách chặt chẽ, cô dâu và chú rể không bị cản trở khi đọc bài Sách Thánh trong Thánh lễ, thì điều này nói chung không được khuyến khích và thường nên can ngăn.
Các quy tắc chính thức không nói đến chủ đề ai đọc các bài đọc, mà chỉ nói rằng Phụng vụ Lời Chúa được thực hiện theo cách thức bình thường và với ba bài đọc. Nghi thức của nước Ý đưa ra lựa chọn là sau khi công bố Tin Mừng, thì sách Tin Mừng được mang đến cho cặp đôi để họ tôn kính bằng một nụ hôn.
Việc mặc trang phục lễ cưới truyền thống cũng không nhất thiết là một trở ngại. Mặc dù tại một số nơi, độc viên Lời Chúa thường mặc lễ phục đặc biệt cho tác vụ này, thì đó không phải là một quy tắc tuyệt đối phải theo mà không có ngoại lệ.
Tuy nhiên, vào năm 1996, Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình đã ban hành một tài liệu đáng chú ý, “Việc chuẩn bị cử hành Bí tích Hôn nhân”. Tài liệu này đưa ra lý do sau đây tại sao tốt hơn là cô dâu và chú rể không nên đảm nhận việc đọc Sách Thánh.
“68. Việc công bố Lời Chúa phải được thực hiện bởi những thừa tác viên đọc sách thích hợp và đã được chuẩn bị. Người đọc sách có thể được chọn trong số những người có mặt, đặc biệt là hai người làm chứng, thành viên gia đình, bạn bè, nhưng có vẻ không thích hợp cho cô dâu và chú rể làm tác viên đọc Sách Thánh. Quả thật, lúc ấy họ phải là những người ưu tiên đón nhận Lời Chúa được công bố. Tuy nhiên, việc chọn các bài đọc có thể được thực hiện phù hợp với cặp đôi đính hôn, ngay trong giai đoạn chuẩn bị gần. Bằng cách này, họ sẽ dễ dàng ghi nhớ Lời Chúa hơn để đem ra thực hành.”
Tôi tin rằng đây là lý do chính đáng tại sao tốt nhất nên tránh để cho cô dâu và chú rể đọc các bài đọc Sách Thánh. Do những cảm xúc mạnh mà cặp đôi thường trải qua vào những ngày này có thể gây bất lợi cho việc công bố Lời Chúa một cách hoàn hảo.
Việc chọn những thừa tác viên đọc sách phù hợp và được chuẩn bị kỹ lưỡng là điều quan trọng vì đây là một tác vụ thánh, qua đó Lời Chúa trở nên sống động và hiện diện trong sứ vụ loan báo. Và như vậy, mục đích của việc công bố này sẽ đạt được “để khi họ nghe các bài đọc từ các bản văn thánh, các tín hữu có thể hình dung trong lòng họ một lòng mộ mến ngọt ngào và sống động đối với Sách Thánh” (Huấn thị chung Sách Lễ Rôma, số 101).
Tuy nhiên, nếu đã có một phong tục lâu đời ở Việt Nam và đặc biệt nếu tục lệ được các giám mục đặc biệt chuẩn nhận thì đó là một lựa chọn chính đáng.
Linh mục Giuse Ngô Quang Trung (theo ePriest)

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây