ƠN GỌI LINH MỤC THỪA SAI BƯỚC TỚI NGOẠI BIÊN CỦA SỰ SỐNG VÀ CUỘC VƯỢT QUA ĐINH MỆNH

Thứ sáu - 17/11/2017 00:36
1604759 854235147937744 4900274688376617307 n
1604759 854235147937744 4900274688376617307 n
Cuộc hành trình của một linh mục thừa sai là vượt qua từ vĩnh cửu vào thời gian: Với căn tính “là con yêu dấu được Thiên Chúa sai đi; để sống sứ vụ đi ra ngoại biên rao giảng Tin Mừng Tình Yêu của Thiên Chúa là Cha - Rồi vượt qua cái chết để trở về Vĩnh Cửu, sống với Thiên Chúa Cha cùng với anh chị em mình trong nhà của Thiên Chúa.
Cái chết chính là ngoại biên của sự sống và là cuộc vượt qua định mệnh.

ƠN GỌI LINH MỤC THỪA SAI
BƯỚC TỚI NGOẠI BIÊN CỦA SỰ SỐNG
VÀ CUỘC VƯỢT QUA ĐINH MỆNH

Lời Chúa: Lc 23, 33-48
Cuộc hành trình của một linh mục thừa sai là vượt qua từ vĩnh cửu vào thời gian: Với căn tính “là con yêu dấu được Thiên Chúa sai đi; để sống sứ vụ đi ra ngoại biên rao giảng Tin Mừng Tình Yêu của Thiên Chúa là Cha - Rồi vượt qua cái chết để trở về Vĩnh Cửu, sống với Thiên Chúa Cha cùng với anh chị em mình trong nhà của Thiên Chúa.
Cái chết chính là ngoại biên của sự sống và là cuộc vượt qua định mệnh.

Ơn xin: (1) Xin cho ta kết thúc tuần tĩnh tâm với niềm vui mình đang vượt qua/phục sinh/lột xác/thức tỉnh/tái sinh. (2) Xin cho ta luôn trở nên xác tín rằng mỗi thời gian sống qua đi, ta đang bước gần đến sự phục sinh để bước vào gia đình thân yêu nhất của ta, đang chờ đợi ta. (3) Xin cho ta nhờ xác tín trên, biết tổ chức đời sống mình trong Năm Thánh của giáo phận, như quãng đường cuối cùng để ta sống ơn gọi và sứ vụ thừa sai trong bầu khí của gia đình giáo phận

Người thừa sai đi trọn cuộc hành trình đời mình
Đích cùng của cuộc hành trình đời mình là sự sống của Thiên Chúa trong cõi vĩnh hằng “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã sai con một Ngài để ai tin vào con của Ngài thì không phải chết, nhưng được sống đời đời” (Ga 3, 16).
Luôn hướng lòng về sự sống đời đời không phải là dễ, nhất là trong một thế giới vội vã kiếm tìm những giá trị trần thế (quán trọ) mà lơ là với giá trị trường tồn (Nhà Cha). “Trong nhà cha ta có nhiều chỗ ở”

Một trong những phương cách để giữ luôn ý thức về đích cùng cuộc đời: Tâm Nguyện – Lectio Divina. Tâm nguyện giúp ta đặt Chúa trở lại trung tâm của cuộc đời ta. “Chỉ có một điều cần mà thôi, Maria đã chọn phần tốt nhất và không ai cướp mất được
Quả thật, cuộc sống của ta vẫn nhiều lo toàn, bận rộn với nhiều đòi hỏi cấp thiết, nhưng khi nào ta biết dành thời gian và không gian để trở về với Thiên Chúa, thì khi ấy, ta cảm nhận ra rằng, mọi sinh hoạt trong đời ta đều có thể đưa ta tới gần đích cùng hơn, và khi cùng đích ấy trở nên mờ nhạt, thì chính việc tâm nguyện sẽ làm cho nó trở nên rõ ràng trở lại.

Sự sống đời đời chính là sự sống trong và với Thiên Chúa, và Thiên Chúa đang có mặt tại chỗ tôi đang ở, nghĩa là ở đây và lúc này “Ngay hôm nay, anh sẽ ở trên thiên đàng với ta”
Mầu nhiệm lớn lao nhất của sự sống thiêng liêng là “Hãy ở lại trong Thày như Thày ở trong anh em”. Sự sống đời đời chính là việc Thiên Chúa ở lại trong ta – và ta hiệp thông với Thiên Chúa. Và sự chết không còn là ranh giới nữa. Sự chết không còn là sự sợ hãi: “Đừng sợ, Thày đã chiến thắng”

Người thừa sai nuôi dưỡng sự sống vĩnh cửu
Sống định mệnh của con người là vượt qua: (*) Khởi đầu cuộc đời là sự vượt qua từ vĩnh cửu để hiện diện trong thời gian này. (*) Cuộc sống con người được hình thành bởi những bước nhẩy vượt qua nối tiếp nhau, từ thai nhi đến hài nhi, đến thiếu nhi, đến thiếu niên, đến thanh niên, đến trung niên, đến lão niên. (*) Kết thúc cuộc đời là cuộc vượt qua định mệnh, từ sự sống vượt qua cái chết để bước vào sự sốtng vĩnh cửu.

Điều quan trọng: thường xuyên nuôi dưỡng sự sống đời đời đã có trong ta rồi: (*) Bí tích thánh tẩy đem lại cho ta sự sống này; (*) Thánh Thể duy trì sự sống này. (*) Tâm nguyện (sinh hoạt đạo đức) giúp ta đào sống và củng cố sự sống này

Bí tích và Lời Chúa dần dần làm cho ta sẵn sàng từ bỏ thân xác hay chết của ta, và hướng về sự bất tử. Sự chết không phải là kết thúc, nhưng phải là một người bạn cầm tay ta và dắt vào vương quốc của tình yêu vĩnh cửu, nơi đó Cha ta đang đợi chờ ta.

Người thừa sai phải làm bạn với cái chết.
Tuesday with Morris – “Học nghệ thuật sống bằng chuẩn bị cho cái chết - Learn how to live by learning how to die”

Danh ngôn: “Hãy sống như ngày mai sẽ chết – hãy làm việc như không bao giờ chết
Chuẩn bị chết là điều quan trọng, và rất quan trọng ngay từ bây giờ. Ta cần làm bạn với cái chết ngay từ bây giờ. Đề ta có tự do đích thực (không nô lệ cho sợ hãi)
Làm sao ta có thể làm bạn với cái chết? thưa Tình Yêu. Tình yêu không biết đến cái chết. Tình yêu đích thật tồn tại đến muôn đời. Tình yêu của Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết và chính Ngài đã chỗi dậy khọi mồ vào ngày thứ ba, và đã chữa lành bản tính phải chết của ta.

Người thừa sai sống sự sống phục sinh
Phục sinh phải là một cách diễn tạ sự trung thành của Thiên Chúa đối với Chúa Giêsu, và với tất cả con cái của Ngài. “Con là con của ta, và tình yêu của ta là một tình yêu vĩnh cửu.” Phục sinh là một mạc khải rằng tình yêu mạnh hơn sự chết.

Nhờ Phục Sinh, Chúa Kitô đã chiến thắng sự chết. Nhờ chiến thắng này, ta tìm được ngôi nhà của ta trong Thiên Chúa. Nơi đây không có chỗ cho sự chết và sự sống trong tình yêu sẽ tồn tại muôn đời.

Tuy ta còn ở trong thế giới nay, nhưng ta không còn lệ thuộc vào nó. Đức tin vào tình yêu cho phép ta, ngay bây giờ (here and now) trở thành một thành viên trong gia đình của Thiên Chúa và được nếm cảm tình yêu của Thiên Chúa. Chính niềm tin vào tinh yêu này sẽ giải thoát ta khỏi sự sợ hãi cái chết, và vui mừng loan truyền niềm tin vào sự Phục Sinh.

Cha Henri Nouwen dùng hình ảnh của sự hòa điệu giữa thái độ của người tung bay với thái độ của người đón bắt trong đoàn xiếc để diễn tả về sự vượt qua. Trong giờ hấp hối, Chúa Giêsu cầu nguyện: “Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay cha”. Chết là tín thác tuyệt đối của người bay vào người đón bắt

Linh mục thừa sai làm chứng cho Tin Mừng vượt qua (Trích di chúc của một linh mục triều thuộc giáo phận Long Xuyên)
Cùng với Linh mục đoàn giáo phận Long Xuyên, chúng con như những cây tre làm thành cây cầu tre nối hai bờ kênh, với ước mong có nhiều người bước qua đó để đến với nhau; ước mong có những học sinh vùng quê nghèo bước qua đó để đến trường; ước mong có nhiều giáo dân bước qua đó để đến nhà thờ gặp Chúa; ước mong có nhiều trẻ em chạy nghịch qua đó để tận hưởng niềm vui đơn giản của tuổi trẻ tại vùng nông thôn nghèo; ước mong có nhiều bạn trẻ bước qua đó để gặp giáo hội và khám phá ơn Chúa gọi, đặc biệt là ơn gọi linh mục. Như cây cầu tre chỉ là tạm thời trong đà tiến của xã hội, chúng con ước mong khi không còn vững chắc để tiếp tục được sử dụng như một cây cầu, những khúc tre cũ mục vẫn còn được sử dụng để đun sôi một ấm nước, hay nấu chín một nồi cơm. Và cũng ước mong ít tro tàn còn lại của những khúc tre này sẽ được trộn với phân người và vật để làm phân bón cho một luống rau của một gia đình nghèo. Thế là chúng con mãn nguyện về đời mình để sẵn sàng “ra đi bình an theo lời Chúa đã hứa”.

Trong cuộc hành trình cuộc đời, đặc biệt là vào lúc hoàng hôn cuộc đời, Lời Chúa vang lên trong con: “Hãy ăn năn sám hối, vì Nước Trời đã gần đến”. Vì thế, “Đây là lúc thuận tiện”, để con tỏ lòng sám hối về những “tội phạm trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu xót”. Chính vì thế, con xin Chúa và mọi người tha thứ cho con về những lỗi phạm trong ơn gọi là người và là Kitô hữu. Con xin giáo hội, đặc biệt là giáo phận Long Xuyên tha thứ cho con về những tội lỗi trong ơn gọi linh mục. Con xin Đức Cha giáo phận, với tư cách là đại diện Chúa Kitô và là đấng kế vị các tông đồ, tha thứ cho con về mọi tội lỗi và thiếu xót của con trong ơn gọi và tác vụ linh mục do các đức cha giáo phận bổ nhiệm. Con xin mọi người tha thứ và cầu nguyện cho con được ơn tha thứ.

Bởi con đã chọn con đường tự hủy, con ước mong sẽ trung thành với định hướng này cho đến cùng. Vì tự hủy, mãi mãi con xin hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa “cho đến chết” trong mọi sự, cụ thể là qua quyết định của Đức Giám Mục Giáo phận. Vì thế, con xin trao cho giáo phận tất cả những gì được gọi là tài sản của con (đính kèm theo bản liệt kê tài sản), kể cả những gì do cha mẹ, các em, và các cháu của con đã dành cho con. Xin hoàn toàn tùy quyết định của ĐGM giáo phận. Quả thật, khi còn sống, con là linh mục, không những con đã không giúp gì về tài chánh cho cha mẹ già, các em và các cháu, mặc dù con là con trai cả trong gia đình. Ngược lại, con được trợ giúp rất nhiều về tài chánh từ cha mẹ và các em các cháu. Nay con xin cha mẹ, các em và các cháu, đã từng dâng con cho Chúa và giáo hội, nay xin tiếp tục dâng hiến trọn vẹn.

Ước nguyện của con là: như một người nghèo, con xin giáo phận ban ân huệ cuối cùng cho con là tổ chức lễ an táng của con, một đám tang đơn giản, với quan tài của người nghèo, không kèn trống, không vòng hoa, không khăn tang, không phúng điếu. Còn nơi chôn cất, con hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định của giáo phận. Điều mà con cần trong lễ an táng của con là xin tha thứ và cầu nguyện cho linh hồn con được hưởng lòng xót thương của Chúa

Lời nói cuối cùng trên môi miệng con là “Con chỉ là đầy tớ vô dụng, xin thương xót linh hồn con. Xin từ biệt mọi người trong niềm tin phục sinh”  (Kỷ niệm Ngân Khánh Linh Mục).

Đối diện với Thiên Chúa trong Tin Yêu – Tín Thác – Tín Trung
- Con có yêu mến thầy hơn những anh em này không?
- Thưa Thầy có, Thầy biết mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thày
- Hãy chăn dắt chiên của Thày. Khi con còn trẻ, anh tự thắt lưng và đi đến nơi mà anh muốn. Nhưng khi về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh chẳng muốn (Ga 21, 15-19).

GM Giu-se Trần Văn Toản

Nguồn tin: Gp. Ban Mê Thuột

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây