Linh mục với giáo dân

Thứ tư - 15/11/2017 02:49
P1010691
P1010691
Vấn đề đối xử với bổn đạo ngày nay gặp nhiều khó khăn thực tế, vì xã hội biến đổi và vì những phong tục, cốt cách của ngày nay không còn là những phong tục và cốt cách của ngày xưa nữa. Càng nhận thấy những cách cư xử đổi thay, ta càng cần phải tìm hiểu những nguyên lý hướng dẫn cách cư xử của ta ở bất cứ thời đại nào. Biết được các nguyên lý đó, ta sẽ biết thích nghi thái độ của ta đối với giáo dân thế nào cho phù hợp với thời đại, mà không sợ mắc phải tội xu thời, hoặc làm tổn thương đến chức vụ linh mục và sứ mạng của ta. Chúng ta hãy tìm hiểu các nguyên lý đó, mà sắc lệnh về chức vụ linh mục cống hiến cho ta.
Suy niệm về đời sống và chức vụ Linh mục

 Linh mục với giáo dân
Vấn đề đối xử với bổn đạo ngày nay gặp nhiều khó khăn thực tế, vì xã hội biến đổi và vì những phong tục, cốt cách của ngày nay không còn là những phong tục và cốt cách của ngày xưa nữa. Càng nhận thấy những cách cư xử đổi thay, ta càng cần phải tìm hiểu những nguyên lý hướng dẫn cách cư xử của ta ở bất cứ thời đại nào. Biết được các nguyên lý đó, ta sẽ biết thích nghi thái độ của ta đối với giáo dân thế nào cho phù hợp với thời đại, mà không sợ mắc phải tội xu thời, hoặc làm tổn thương đến chức vụ linh mục và sứ mạng của ta. Chúng ta hãy tìm hiểu các nguyên lý đó, mà sắc lệnh về chức vụ linh mục cống hiến cho ta.
I. Mọi người đều là chi thể của Chúa Kitô
Trong mình mầu nhiệm Chúa Kitô, hết mọi người đều là anh em với nhau, mọi người đều đã được chịu phép Rửa tội, mọi người đều đã có chức tư tế chung, mọi người đều phải dâng của lễ thiêng liêng lên Thiên Chúa, mọi người đều phải xây dựng Hội Thánh, mọi người đều thông hưởng các ơn lành mà kẻ khác nhận được. Nói tóm lại, trong Hội Thánh, linh mục cũng như giáo dân đều là con cái Thiên Chúa như nhau, đều có những bổn phận thờ kính Thiên Chúa và thánh hoá bản thân như nhau. Nhìn ở phương diện định mệnh của con người, thì ai cũng như ai: ai cũng phải nên trọn lành như Cha Cả trên trời là Đấng trọn lành. Do đó linh mục chúng ta phải tôn trọng ở người giáo dân một linh hồn, cũng có một định mệnh như chúng ta; về phương diện thánh thiện, ta thấy rằng: chức linh mục không bảo đảm rằng ta hơn họ; trái lại chỉ có sự cố gắng cá nhân mới làm cho người ta tấn tới mà thôi. Một linh mục không thể ỷ lại vào chức thánh của mình mà nói rằng: mình có nhiều công lành phúc đức hơn kẻ khác được. Ta cần phải đánh tan cái thần thoại làm giáo dân tin rằng: “Các đấng bậc đều thánh thiện”. Cái thần thoại đó có thể giúp ta được sự tôn kính của họ, nhưng khi họ nhận thấy ta cũng là người, cũng có những yếu hèn sa ngã, họ sẽ vỡ mộng và mất đức tin.
II. Nhưng mọi chi thể không cùng một nhiệm vụ
Đã đành các linh mục trước hết cũng là tín hữu, cũng đã chịu phép Rửa tội và cũng có bổn phận nên thánh. Nhưng như các chi thể của một thân mình, không nhất thiết phải giống nhau. Các linh mục cũng có những trách vụ trong nhiệm thể khác với người giáo dân. Trách vụ ấy, như trước đây chúng ta đã thấy, là làm cách thiêng liêng và làm thầy dạy người ta. Nói khác đi, ngoài trách vụ phải nên thánh ở cá nhân mình, linh mục còn có trách vụ phải lãnh đạo đoàn thể của mình, thay cho Chúa Kitô, làm đầu nhiệm thể ở phạm vi của mình. Vai trò làm đầu giáo đoàn đòi hỏi ở linh mục phải giữ một số nguyên tắc trong khi cư xử với giáo dân.
1. Trước hết, linh mục là đầu giáo đoàn thay cho Chúa Kitô, vì thế, linh mục cũng phải ăn ở với giáo đoàn theo gương mẫu của Chúa Kitô, nghĩa là linh mục “cũng đến với người ta để phụng sự, chứ không phải để được phụng sự, lại để hiến đời sống làm của chuộc cho đám đông” (Mt 20,28). Để được như vậy, linh mục cần phải quên mình đi, quên những lợi lãi riêng tư, để chỉ nghĩ đến ích lợi cho các linh hồn mà thôi. Mặt khác, linh mục phải cố gắng quy tụ các giáo dân và cộng tác mật thiết với họ trong việc mở Nước Chúa. Việc cộng tác này đòi hỏi nhiều hy sinh và đức tính như: thành thật tôn trọng phẩm giá của người giáo dân và vai trò của họ trong Hội Thánh, nhận biết họ có quyền được hưởng tự do trong hành động trần gian của họ, sẵn sàng nghe lời họ, bàn hỏi với họ, tiếp nhận những nguyện vọng chính đáng của họ và nhận biết kinh nghiệm và sở trường của họ trong các ngành hoạt động nhân loại mà họ chuyên môn. Nhất là ở thời đại này, sự cộng tác của giáo dân theo sở trường của họ rất cần thiết để có thể đọc được các “dấu hiệu của thời đại”. Thí dụ: trong vấn đề hoà bình, đã đành ước vọng hoà bình thì mọi người công giáo đều phải có, nhưng phải hành động thế nào để được hoà bình? Đó là vấn đề vô cùng phức tạp, cần phải có những tay chuyên viên lành nghề nghiên cứu ở nhiều phương diện như chính trị, xã hội, kinh tế, quân sự, vv...
2. Không những linh mục phải khám phá và nhờ đến tài năng tự nhiên của giáo dân, ngài còn có bổn phận phải lấy đức tin mà khám phá những ơn lành của Chúa Thánh Thần ban xuống cho giáo dân, từ những hình thức khiêm nhượng đến những hình thức cao quý: phải vui mừng khi gặp thấy các ơn lành đó nơi giáo dân và phải nhiệt thành tìm cách vun trồng các ơn lành đó. Trong các ơn lành mà Chúa Thánh Thần ban xuống dư thừa cho giáo dân, cần phải lưu tâm đến những ơn lành làm cho giáo hữu có đời sống siêu nhiên sâu xa. Đã đành, để hướng dẫn họ, ta cũng phải có một đời sống siêu nhiên thực thụ và sâu xa. Vì thế, ta phải noi gương Chúa Kitô, thánh hoá bản thân để có thể thánh hoá những người Chúa đã trao phó cho ta coi sóc.
3. Linh mục cũng phải tin cậy vào giáo dân và trao cho họ những trách nhiệm trong Giáo Hội. Khi đã trao cho họ trách nhiệm thì phải để cho họ có đủ tự do và lãnh vực hoạt động, để họ có thể thi thố tài năng và có sáng kiến. Có như vậy, ta mới có những người giáo dân trưởng thành trong công việc tông đồ.
4. Sau hết, linh mục phải bênh vực của cải chung, giữ vững chân lý, đừng để giáo dân bị lôi cuốn bởi các phong trào tư tưởng chóng qua. Lại phải giữ gìn đoàn chiên Chúa uỷ thác cho. Vì thế, đã đành ngài phải làm cho những người hành đạo thêm sốt sắng, nhưng ngài cũng phải chú ý đến những người không còn hành đạo, không chịu các phép bí tích nữa, những người không thông hảo với Hội Thánh và những người lương dân không nhận biết Chúa Cứu Thế, để họ được hưởng nhờ ơn cứu chuộc.
Nói tóm lại, linh mục phải là sức mạnh, khả dĩ làm cho người ta hợp nhất với nhau. Trong Hội Thánh, ngài là cha chung hết mọi người, không ai vì ngài mà cảm thấy xa cách, hay bị rẻ rúng. Trong nhân loại, ngài sẽ là yếu tố hoà giải, thương yêu tận tuỵ vì phần rỗi của mọi người.
Tự vấn lương tâm
1. Khi tôi thấy dân chúng tôn kính, coi tôi là bậc thánh đức, tôi đã nghĩ gì? Tôi có lấy đấy làm tự hào không? Tôi có thơ ngây mà nghĩ rằng: mình thánh đức hơn những người giáo dân chỉ vì mình là linh mục không? Tôi có nghĩ rằng: là linh mục, tôi giỏi giang, kiến thức hơn những người khác không? Tôi có nghĩ rằng: những ý nghĩ của tôi đều hay ho và đúng hơn ý nghĩ của người chung quanh không? Tôi có nổi giận hay ít là phật ý khi người ta bất đống ý kiến với tôi không? Tôi có bàn bạc, hỏi han giáo dân khi trong họ có vấn đề phải giải quyết, hay tôi chỉ truyền khiến, ra lệnh và mọi người khác phải làm theo như ý kiến của tôi, không ai được có sáng kiến, quyết định gì không? Tôi có nghĩ rằng: không nên độc tài, nhưng hiện giờ dân chúng còn trình độ quá thấp, chưa dân chủ được không? Tôi có nghĩ rằng: huấn luyện thì rầy rà cho tôi, nhưng không huấn luyện để giáo dân trưởng thành, thì chẳng bao giờ họ trưởng thành không?
2. Tôi có nghĩ rằng: Chúa Thánh Thần có thể soi sáng đặc biệt cả những tâm hồn của giáo dân không? Tôi có lo tìm hiểu từng con chiên Chúa trao phó cho tôi mà hướng dẫn họ không? Tôi có nhận biết những linh hồn mà Chúa Thánh Thần đã đặc biệt soi sáng, cho có một đời sống bề trong sâu xa không? Tôi đã làm gì để giúp họ? Tôi có lo sống đời sống bề trong, thánh hoá bản thân và học hỏi trong đường tu đức, để có thể hướng dẫn họ một cách có kết quả không?
3. Tôi nghĩ gì về vai trò Chúa Chiên Lành mà tôi phải thực hiện thay cho Chúa Kitô đối với giáo dân của tôi? Tôi có thể nói như Chúa rằng: tôi đến họ sở tôi, để phụng sự không? Tôi có noi gương Chúa bỏ chín mươi chín con chiên ở chuồng để đi tìm kiếm con chiên lạc không? Hay tôi quanh quẩn với một nhóm nhỏ người ngoan đạo như mấy bà dòng ba, đám con cái Đức Mẹ và một số gia đình đạo đức, còn đám thanh niên cứng đầu cứng cổ, những gia đình khô đạo, những người sa ngã thì tôi bỏ mặc, không hề lo lắng gì đến họ không? Tôi có ý thức rằng: tôi hiện diện ở một nơi, không phải chỉ vì nhu cầu của giáo dân, nhưng của hết mọi người: lương cũng như giáo không? Tôi đã làm gì để những người lương dân trong vùng tôi biết đến Chúa và đạo thánh Người?
Lạy Chúa, xin cho con được soi sáng và nhiệt thành trong đời sống mục tử của con.

Lm Jos Thân Văn Tường
Giáo phận Long Xuyên

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây