LINH ĐẠO TỰ HỦY ĐỂ CÓ SỰ TỰ DO NỘI TÂM VÌ SỨ VỤ RA ĐI NGOẠI BIÊN

Thứ sáu - 17/11/2017 00:56
0004   Copy   Copy
0004 Copy Copy
  “Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra”: Thiên Chúa Tự Hủy và tự hiến vì tình yêu, là cách thế Chúa Giêsu hoàn thành sứ vụ của mình nơi trần gian

ƠN GỌI LINH MỤC THỪA SAI
HUYỀN NHIỆM & ĐỘC ĐÁO

LINH ĐẠO TỰ HỦY ĐỂ CÓ SỰ TỰ DO NỘI TÂM
VÌ SỨ VỤ RA ĐI NGOẠI BIÊN

Ánh Sáng Tin Mừng (Ga 19, 28-42)
  “Một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra”: Thiên Chúa Tự Hủy và tự hiến vì tình yêu, là cách thế Chúa Giêsu hoàn thành sứ vụ của mình nơi trần gian

  "Thế là đã hoàn tất! " Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí. Chúa Kitô thi hành cao điểm sứ vụ thừa sai bằng Thánh lễ đời mình trên cây Thánh Giá.

  Ơn xin: Xin cho chúng ta biết sống ơn gọi và thực thi tác vụ ra đi ngoại biên của một linh mục giáo phận BMT, theo khuôn mẫu tự hủy và tư hiến của Bí Tích Thánh Thể mà chúng ta cử hành hằng ngày.

Cuộc đời và sứ vụ thừa sai của Chúa Kitô là Tự Hủy và tự hiến vì tình yêu
+ Bài ca Đức Kitô Tự Hủy và Tự Hiến (Pl 2, 6-11)
+ Đức Giêsu, cách sống Tự hủy và Tự hiến vì sứ vụ thừa sai: (*) Trong 30 năm tại Nazareth, (*) Trong 3 năm rao giảng công khai, (*) Trong cuộc khổ nạn, (*) Trong màu nhiệm Hội Thánh chứng nhân tới ngày Cánh Chung

- Những cám dỗ của cách sống tự hủy
Chúa Giêsu chịu cám dỗ trong hoang địa (Mt 4, 1-11), trên đường lên Giêrusalem (Mt 16, 21-23), và trong vườn cây dầu (Mt 26, 36-46) nhắm làm lạc hướng và mất hướng.

- Nguy cơ lạc hướng và mất hướng của người thừa sai (*) Nguội lạnh trong đời sống thiênh liêng; (*) Tính thế tục trong đời sống và tác vụ linh mục; (*) Thái độ bi quan; (*) Các mối tương quan “phản thừa sai”.
Biểu hiện mất hướng và lạc hướng: Mất dần cảm thức thánh thiêng trong cuộc sống, đặc biệt là trong ơn gọi và sứ vụ. Cụ thể là thái độ coi thường – thỏa hiệp – tiêu cực: (*) Về đời sống nội tâm; (* )Về Vâng Lời – Khó Nghèo – Khiết Tịnh; (*) Về đời sống cộng đoàn; (*) Về sứ vụ loan báo tin mừng; (*) Về bổn phận thường huấn để thăng tiến

- Linh Mục thừa sai sống Màu Nhiệm Đ.Kitô Tự Hủy

   1. Mầu nhiệm Nhâp Thể = Tự Hủy để sống hiện diện
      “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và ở giữa chúng ta. Chúng tôi đã nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và chân lý” (Ga 1, 14)
     Các linh mục, đồng hình đồng dạng với Đức Kitô: (*) - Hiện diện: Đến với – Sống với - Trở nên giống anh chị em mình; (*) - Để chia sẻ kiếp sống làm người của anh chị em mình, nhất là người nghèo (*) - Để sống chứng nhân của giá trị tin mừng, cụ thể là 8 mối phúc thật; (*) - Để thiết lập một cộng đoàn mới như gia đình của Thiên Chúa, điển hình là Cộng đoàn Thánh Gia tại Nazareth; (*) - Nhiều khi là sự hiện diện âm thầm (không làm được – không được làm…); (*) - Các Giám mục và Linh mục hưu bệnh

   2. Mầu nhiệm Nhập Thế = Tự Hủy để sống phục vụ.
Đức Giêsu: “Thần Khí Đức Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo tin mừng cho người nghèo hèn, Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc 4, 18)

  Linh Mục, với sự sai đi từ Đức giám mục giáo phận: (*) - Chủ yếu là Yêu Thương Phục Vụ: Con người là đối tượng để phục vụ “Ngày Sabat được tào ra cho con người” ; (*) - Cùng hợp tác phục vụ con người sống xứng với phẩm giá làm người ; (*) - Cùng hợp tác xây dựng một cộng đoàn hướng về lý tưởng Nước Thiên Chúa: trời mới đất mới; (*) - Cộng đoàn giáo hội thời sơ khai (Cv 2, 42-46) là mô hình – Các cha thừa sai trong “Làng Hồ”

   3. Mầu nhiệm Khổ Nạn = Tự Hủy để sống tự hiến

Đức Giêsu“Dầu là con Thiên Chúa, Đức Giêsu đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người” (Dt 5, 8-9)

Các Linh Mục, mục tử như lòng Chúa mong ước: (*) - Người mục tử tự hiến vì đoàn chiên: “Không có tinh yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám hiến mạng sống mình vì người mình yêu”(*) - “Tôi hoàn thành nơi thân xác tôi những gì còn thiếu trong cuộc khổ nạn của Chúa Kitô để sinh ích cho thân thể Người là Hội Thánh” ; (*) - Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp

   4. Mầu Nhiệm Phục Sinh - Tự Hủy để sống Hiệp Thông

Đức Giêsu: "Này chúng ta lên Giê-ru-sa-lem, và Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và kinh sư. Họ sẽ kết án xử tử Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại nhạo báng, đánh đòn và đóng đinh vào thập giá và, ngày thứ ba,Người sẽ trỗi dậy (Mt 20,18-19)

Các Linh Mục

- Đích cùng phải là sự sống của, với và trong Thiên Chúa: “Thiên Chúa Yêu thế gian, đến nỗi đã ban con một mình, để hễ ai tin vào Ngài thì được hưởng sự sống đời đời” (Ga 3, 16).

- Để Chúa Thánh Thần “lột xác – tái sinh – biến đổi” trong từng giây phút của cuộc đời nhờ luôn “chỗi dậy” trong chân lý, tình yêu, và tự do nội tâm để xứng với lời hứa “Ngay hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.

- Vui mừng và hy vọng là kết quả của cách sống Màu Nhiệm Chúa Kitô: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết và tuyên xưng Chúa Sống Lại, cho tới khi Chúa đến.”

Thánh  Lễ: Mầu nhiệm tự hủy của linh mục

(1) Linh mục là nhà tạm của Chúa Giêsu Thánh Thể, để Chúa Giêsu tiếp tục hiện diện trong thế giới hôm nay. (2) Linh mục là ngôn sứ rao giảng Lời Thiên Chúa, để Chúa Giêsu tiếp tụcphục vụ “loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4, 18-19). (3) Linh mục là tấm bánh được bẻ ra cho con người, để Chúa Kitô tiếp tục tự hủy và tự hiến cho con người ngày nay. (4) Linh Mục là dấu chỉ cho sự quy tụ tham dự bữa tiệc cánh chung trong trời mới đất mới. (5) Và các linh mục tiếp tục cử hành Thánh Lễ cuộc đời, trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô tự hủy và hiến tế vì sứ vụ, cũng phải là cách thế các linh mục hoàn thành sứ vụ của mình

  Tông huấn Giáo Hội Tại Á Châu: Dù những chương trình đào tạo và các kế hoạch rao giảng Tin Mừng có quan trọng như thế nào đi nữa, cuối cùng thì việc tử đạo mới mạc khải cho thế giới thấy điều cốt yếu nhất của sứ điệp Kitô giáo. Từ "tử đạo" (martyr), có nghĩa là chứng tá, và những ai đã đổ máu mình vì Đức Kitô đã nêu lên chứng tá tột bực cho giá trị thật của Tin Mừng….Qua các thời đại, Á Châu đã cung cấp cho Giáo Hội và thế giới một đoàn đông đảo các vị Anh Hùng Đức Tin, và từ con tim của Á Châu, trổi lên bài ca vĩ đại: Te martyrum candidatus laudat exercitus (đoàn tử đạo quang huy hùng dũng, máu đào đổ ra minh chứng về Ngài). Đó là bài ca của những vị đã chết vì Đức Kitô trên phần đất Á Châu trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội, và đó cũng là tiếng kêu đầy vui mừng của những người nam và nữ của các thời gần đây, như thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo, thánh Lôrensô Ruiz và các bạn tử đạo, thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo, thánh Anrê Kim Taegon và các bạn tử đạo. Xin đoàn đông đảo Các Thánh Tử Đạo Á Châu xưa cũng như nay, không ngừng dạy dỗ Giáo Hội tại Á Châu biết thế nào là làm chứng cho Chiên Con mà các ngài đã giặt trắng áo trong máu của Người (x. Kh 7,14). Ước chi các ngài luôn là những chứng nhân bất khuất cho chân lý này, là các Kitô hữu được kêu gọi, luôn luôn và mọi nơi, loan báo không điều gì khác ngoài quyền lực của Thánh Giá Chúa! Và xin cho máu Các Thánh Tử Đạo Á Châu, bây giờ cũng như mãi mãi, là hạt giống sinh sự sống mới cho Giáo Hội tại mọi hang cùng ngõ hẻm của lục địa! (Số 49)

Suy tư và cầu nguyện
* Nhìn lại cung cách chúng ta cử hành Thánh Lễ để điều chỉnh và canh tân để làm sáng tỏ động lực của ta khi cử hành Thánh lể là trở nên giống Chúa Kitô tự hủy và tư hiến cho cộng đoàn giáo xứ, giáo họ mà Đức giám mục giáo phận sở cậy trao cho ta.

* Làm mới lại lời cam kết sống màu nhiệm tự hủy và tự hiến trong ơn gọi và tác vụ linh mục trong sinh hoạt thường nhật như một thánh lễ cuộc đời

Cầu nguyện cho hàng giáo sĩ trong linh mục đoàn giáo phận và trong toàn Giáo Hội, biết sống mầu nhiệm Chúa Kitô tự hủy để tự hiện trong tác vụ linh mục “chịu đựng nắng nôi khó nhọc suốt ngày” trong vườn nho Giáo Hội.

GM. Giu- se Trần Văn Toản

Nguồn tin: Giáo phận Ban mê thuột

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây