:ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI BEAURAING, NƯỚC BỈ NĂM 1932-1933

Thứ tư - 30/11/2022 00:05
:ĐỨC MẸ HIỆN RA TẠI BEAURAING, NƯỚC BỈ NĂM 1932-1933
 Thôn Beauraing, thuộc miền Ardennes, cách thị trấn Namur 48 cây số về phía nam, cách biên giới Pháp-Bỉ 9 cây số về phía đông. Năm 1932, Beauraing là một thôn nhỏ ít ai biết và cũng không có tên trên nhiều bản đồ.
Sống đạo :
Ngày 29-11
 Thôn Beauraing, thuộc miền Ardennes, cách thị trấn Namur 48 cây số về phía nam, cách biên giới Pháp-Bỉ 9 cây số về phía đông. Năm 1932, Beauraing là một thôn nhỏ ít ai biết và cũng không có tên trên nhiều bản đồ.
 Khoảng 6g30 chiều ngày 29 tháng 11, 1932, Fernande và Albert Voisin, có 2 người con gái của ông bà Degeimbre cùng đi, đến đón em là Gilberte Voisin ở trường các Nữ Tu dòng Christian Doctrine. Gần cổng trường có hang đá Đức Mẹ Lộ Đức. Trong khi chờ đợi Gilberte từ tu viện đi ra, Albert Voisin tình cờ nhìn về phía hang đá Đức Mẹ, cậu thấy thứ gì sáng mờ mờ. Cậu có vẻ sợ hãi. Kế đến cả ba cô kia cũng nhìn thấy bóng sáng đó. Khi Gilberte Voisin từ trong tu viện đi ra, cô bé cũng nhìn thấy hiện tượng đó. Các cô cậu thôi không nhìn vào bóng sáng nữa mà ra về.
 Ngày hôm sau, 30 tháng 11, 1932, các cô cậu lại thấy hiện tượng bóng sáng hôm trước tại đài Đức Mẹ. Ngày 1 tháng 12, 1832, cũng vậy. Hôm nay các cô cậu nói cho bà Degeimbre biết về bóng sáng các cô cậu nhìn thấy ở đài Đức Mẹ. Bà Degeimbre cùng với một vài người bà con và lối xóm đi đến nơi xem thế nào. Các bà đi cùng với Albert, Fernande Voisin và Andrée Degeimbre.
 Tới nơi, Fernande, Albert Voisin và Andrée Degeimbre thấy Vị Phụ Nữ hiện ra, cả ba cô cậu lập tức quì gối đọc kinh Kính Mừng Maria. Bà Degeimbre và các người lớn khác không nhìn thấy gì. Vì nóng lòng muốn tìm hiểu, bà Degeimbre bước tới gần hang đá. Andrée Degeimbre, con gái bà, la lên:
 "Má! Má đừng bước thêm bước nào nữa! Má đứng ngay vào chỗ Đức Mẹ đứng đó!"
 Đức Mẹ biến đi.
 Chiều thứ Sáu, 2-12-1932, ông bố của Gilberte Voisin đến đón cô. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, cả năm cô cậu và một nhóm người lớn trở lại hang đá Đức Mẹ. Vừa mới tới nơi lập tức các cô cậu cùng có cảm giác ngây ngất, xuất thần, quì xuống và lớn tiếng đọc kinh "Kính Mừng Maria" khiến các người lớn ngạc nhiên.
 Những lần trước, các cô cậu chỉ thấy bóng dáng khuôn mặt người ta, nhưng lần này các cô cậu thấy một "Vị Phụ Nữ đẹp". Sau khi đọc kinh "Kính Mừng", Albert Voisin bất chợt hỏi:
 "Thưa Bà, Bà có phải là Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm Nguyên Tội không?"
 Vị Phụ Nữ gật đầu xác nhận.
 Albert lại hỏi:
"Đức Mẹ muốn chúng con làm gì?"
  Đức Mẹ đáp:
 "Mẹ muốn các con tốt lành."
 
Tới đây Đức Mẹ biến đi.
 Lối 9 giờ tối, các em trở lại hang đá Đức Mẹ, lần này những người lớn đi theo đông hơn. Lần này (lần thứ hai trong ngày) cũng xảy ra như lần trước, nhưng khác là riêng Andrée Degeimbre  được Đức Mẹ bảo phải "tốt lành."
Chúa Nhật, 4-12-1932, cả năm cô cậu trở lại hang đá Đức Mẹ, có nhiều người lớn đi theo. Trong số này có một lão bà khiếm thị, và một thiếu niên khập khiễng cũng trạc tuổi các em. Khi Đức Mẹ hiện ra, Albert xin Đức Mẹ chữa hai người đó. Rồi không chờ kết quả lời xin Đức Mẹ chữa hai người, cậu hỏi tiếp:
 "Ngày nào chúng con phải tới?"
  Đức Mẹ đáp:
 "Ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội."
 Đến đây Andrée Degeimbre, lớn nhất trong 5 cô cậu, hỏi:
 "Chúng con có phải xin xây nhà nguyện dâng kính Đức Mẹ không?"
 Đức Mẹ đáp:
 "Có."
 Đức Mẹ biến đi.
 Thứ Hai, 5 tháng 12, 1932, khi Đức Mẹ hiện ra, Albert Voisin xin Đức Mẹ làm phép lạ, nhưng Đức Mẹ không đáp. Khi cậu lặp lại lời xin và không được trả lời, cậu khóc. Nhưng khi cậu hỏi:
 "Bao giờ chúng con lại tới đây?"
 Đức Mẹ đáp:
 "Tối nay."
 Tối ngày 5 tháng 12, 1932, Đức Mẹ lại hiện ra như đã hứa. Ngày thứ Ba, 6 tháng 12, 1932, Đức Mẹ cũng hiện ra hai lần, nhắc lại lời yêu cầu các bé trở lại vào ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, thứ Năm, 8 tháng 12, 1932.
 Thứ Sáu, 6 tháng 12, 1932, rất đông người đã chờ sẵn tại hang đá Đức Mẹ khi năm thiếu niên được thị kiến tới nơi. Cả phóng viên báo chí cũng chờ sẵn. Qua báo chí, tin Đức Mẹ hiện ra tại Beauraing đã mau chóng phổ biến khắp nước Bỉ. Người ta từ khắp nơi trong nước bắt đầu đến Beauraing. Các em được thị kiến và hai gia đình bị báo giới và những người hiếu kỳ vây quanh để phỏng vấn, tìm hiểu. Khi đáp lời phỏng vấn, Fernande và Albert Voisin một đôi lần nói Đấng Hiện Ra là Đức Trinh Nữ.
 Ngày 8 tháng 12, 1832, ngày Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, có tới mười ngàn người đến nơi Đức Mẹ hiện ra gần cổng nhà dòng tại Beauring. Hôm nay Đức Mẹ đến sớm hơn, ở lại lâu hơn, và rực rỡ hơn. Một phái đoàn y khoa, do bác sĩ Maistriaux hướng dẫn, đã thí nghiệm thể lý các em được thị kiến khi Đức Mẹ hiện ra và các em trong tình trạng xuất thần. Cây quẹt đỏ lửa châm vào lòng bàn tay, nhéo thật mạnh, cả đến đâm mũi nhọn vào má, nhưng các em không phản ứng gì. Khi thị kiến chấm dứt, các bác sĩ khám nghiệm các em thì những chỗ trên bàn tay bị đốt, chỗ má bị đâm, không còn dấu vết gì.
Ngày 17 tháng 12, 1932, các em được thị kiến lại nói chuyện với Đức Mẹ, các em đồng thanh hỏi:
 "Theo lời các linh mục, chúng con xin Đức Mẹ cho chúng con biết Đức Mẹ muốn chúng con làm gì?"
  Người ta nghe các em đồng thanh đáp:
 "Vâng, chúng con sẽ xin xây nhà nguyện tại đây."
 Ngày 23 tháng 12, 1932, khi trả lời câu hỏi chi tiết về linh địa, Đức Mẹ đáp:
 "Để mọi người tới hành hương."
 Ngày Áp Lễ Giáng Sinh, có ít nhất sáu ngàn người đến hang đá Đức Mẹ. Lần này các em xin Đức Mẹ làm phép lạ chữa lành những người bệnh tật hiện diện. Nhưng hình như Đức Mẹ không nhận lời xin. Sau lần này, một vài em đôi khi không được thị kiến Đức Mẹ, riêng Albert Voisin ít nhất ba lần không được thị kiến khi Đức Mẹ hiện ra.
 Thứ Hai, 2 tháng 1, 1933,
 Đức Mẹ nói:
"Ngày mai Mẹ sẽ nói riêng với từng người các con."
 Ngày 3 tháng 1, 1933, Fernande Voisin không được thị kiến phần đầu, và chỉ được Đức Mẹ nói riêng với lời:
 "Adieu = Từ biệt."
 Gilberte Degeimbre nghe Đức Mẹ nói:
 "Từ biệt. Mẹ sẽ cải hóa các tội nhân."
 Albert Voisin nói Đức Mẹ dạy cậu điều gì mà cậu không được nhắc lại với người khác. Khi bị cật vấn, cậu chỉ nói:
 "Ồ, thông điệp đó khá buồn nếu người ta muốn biết."
 Việc kiến thiết linh địa mới gặp khó khăn và hàng giáo phẩm cũng hoài nghi, không cho phép chính thức tổ chức hành hương tới Beauraing. Sáu tháng đầu năm 1933, sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại đây hầu như chìm dần vào quên lãng, vì không có phép lạ nào xảy ra. Nhưng sự việc đổi mới khi Đức Mẹ làm phép lạ chữa lành ông Tilman Come, 58 tuổi.
 
Ông Tilman Come ở thôn Pontaury, cách Beauraing gần 50 cây số, bị tê bại vì liệt xương sống, ông đau đớn gần chết. Ông nài nỉ bà vợ đưa tới Beauraing. Ngày 11 tháng 6, 1933, ông bà lên đường. Dọc đường ông Tilman bị đau đớn kinh khủng. Khi tới hang đá Đức Mẹ, ông đọc được một vài kinh "Kính Mừng Maria." Sau khi chờ một lúc, không thấy bệnh tật thuyên giảm, ông tính quay về Pontaury. Ngay lúc đó một cơn đau dữ dội xảy đến với ông, ông lớn tiếng nói với bà vợ: "Tôi chết mất!" Tiếng kêu đau đớn này khiến đám đông người hành hương xót xa cho cái đau đớn của ông. Nhưng lập tức, trước mắt ngỡ ngàng của mọi người, ông Tilman Come đứng dậy, bước ra khỏi xe, đứng thẳng lên, dang tay dang chân, cái đau đớn đã biến mất.
 Tin tức về phép lạ lành bệnh mau chóng loan truyền khắp Beauraing. Ông Tilman và mọi người hiện diện quì gối và từ trái tim thốt lên "lời tâm thành tạ ân." Sau đó ông Tilman nói cho những người chung quanh ông biết về giây phút lạ lùng đó. Ông nói ông không còn biết đến những gì chung quanh ông, trong một phút xuất thần ông thị kiến Đức Mẹ mỉm cười nhân từ nhìn ông và bảo ông Người "sẽ gặp ông ngày mai."
 Trên đường về Pontaury, ông Tilman ghé lại Hastière tham dự Thánh Lễ, và khi về tới Pontaury ông chầu Mình Thánh Chúa tại nhà thờ. Sáng hôm sau ông đi bộ 3 cây số đến Mettet, đáp xe lửa đi Beauraing để giữ hẹn với Đức Mẹ, và trước đám đông đang chờ đợi, ông được thị kiến Đức Mẹ.
 Lần này Đức Mẹ nói với ông Tilman:
 "Mẹ đến đây vì danh dự Nước Bỉ và để bảo vệ đất nước này khỏi lại bị xâm lăng. Các con phải mau mắn lên."
 Tin này có nghĩa Nước Bỉ lại bị xâm lăng, điều này hầu như không thể xảy ra, vì Nước Bỉ đã được hiệp ước quốc tế bảo đảm.
 Tin tức này lập tức loan truyền khắp nước. Bốn ngày sau, 16 tháng 6, 1933, ông Tilman trở lại hang đá, và có năm em được thị kiến trước, các em được Đức Mẹ nhắc lại yêu cầu:
 "Một nhà nguyện, một nhà nguyện lớn."
 Từ đây ông Tilman trở nên người được thị kiến chính. Đức Mẹ hiện ra với ông nhiều lần cho tới tháng 8, 1933. Một trong những lần Đức Mẹ hiện ra với ông Tilman, Đức Mẹ cho biết Người muốn được tôn xưng là "ĐỨC MẸ BEAURAING" và ký thác cho ông nhiều bí mật. Ông Tilman đã được hội đồng y khoa và giáo sĩ chất vấn, khám nghiệm trong nhiều giờ.
 Linh địa Beauraing được thiết lập không phải tại địa điểm nơi Đức Mẹ hiện ra gần nhà dòng, mà ở phía bên kia đường xe lửa. Đức Mẹ chỉ dẫn nhiều chi tiết về kiến thiết bàn thờ trong thánh đường này.
Sau phép lạ chữa ông Tilman Come, nhiều người khác được Đức Mẹ chữa lành tại linh địa Beauraing. Vào cuối tháng 8 năm 1933, hàng ngày có nhiều ngàn khách hành hương viếng nơi Đức Mẹ hiện ra tại đây.
Năm 1935, đức giám mục tại Namur chỉ định một ủy ban điều tra sự kiện Beauraing, nhưng ngài từ trần trước khi cuộc điều tra kết thúc. Đức giám mục André Marie Charue, kế vị, tiếp tục công việc của ngài.
 Ngày 2 tháng 2 năm 1943, trong Đệ Nhị Thế Chiến, quân Đức chiến đóng Nước Bỉ, đức giám mục André cho phép việc tôn kính Đức Mẹ tại Beauraing. Ngày 2 tháng 7 năm 1949, đức giám mục chỉ thị cho các linh mục trong giáo phận xác nhận rằng: "ĐỨC NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG thực sự đã hiện ra với năm thiếu niên tại Beauraing. Ngài chính thức chấp nhận việc quyên góp xây dựng thánh đường và linh địa Beauraing. Thánh đường tôn kính MẸ THIÊN CHÚA, ĐỨC NỮ VƯƠNG THIÊN ĐÀNG được dâng hiến ngày 21 tháng 8 năm 1954.
 
 
Ngưỡng Nhân Lưu Ấu Nhi
Theo Thanh Linh
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây