“Anh em hãy nên hoàn thiện…” \

Chủ nhật - 02/08/2020 02:41
\Hình chụp do Jeffrey Bruno
\Hình chụp do Jeffrey Bruno
Mỗi Kitô hữu cần khao khát sự thánh thiện, một nỗi khao khát thường xuyên và luôn mãi. Con người chỉ có thể nên thánh nhờ ân sủng của Thiên Chúa, nhận ra tội lỗi của mình, nhưng vẫn tin tưởng khát khao hướng về tình thương của Thiên Chúa.
 
Mỗi Kitô hữu cần khao khát sự thánh thiện, một nỗi khao khát thường xuyên và luôn mãi. Con người chỉ có thể nên thánh nhờ ân sủng của Thiên Chúa, nhận ra tội lỗi của mình, nhưng vẫn tin tưởng khát khao hướng về tình thương của Thiên Chúa. Chính nhờ sức mạnh của ân sủng từ Thiên Chúa con người mới có thể sống cuộc đời của mình cách công chính giữa những cám dỗ và tội lỗi của người khác và của chính mình, là những thứ không hề thiếu trong đời sống hàng ngày hiện nay, trong niềm mong đợi cậy trông vào quyền năng và tình thương của Thiên Chúa.
 
Nên thánh nhờ ân sủng của Thiên Chúa.
Chúa Giêsu khẳng định với các môn đệ, “Sine me non potestis facere! Nếu không có Thầy, anh em không thể làm gì được!” (Gioan 15: 8).
 
Thánh Phaolô nói điều này trong thư gửi cho tín hữu Êphêsô, “Trong Ngài ta được cứu chuộc, nhờ máu Ngài, tức là ơn tha thứ tội khiên, chiếu theo lường phong phú của ân sủng”.
 
Thánh Augustinô, khi nói về nhân tính Ðức Giêsu, ngài viết: "Con người đó, làm thế nào để xứng đáng được là con độc nhất của Thiên Chúa, được Ngôi Lời đồng vĩnh cửu với Chúa Cha đảm nhận trong sự duy nhất của một Ngôi Vị Thiên Chúa ? Phần Ngài, Ngài đã làm được điều gì tốt lành trước khi xảy ra sự kết hợp đó ? Trước đó, Ngài đã làm gì, đã tin gì, đã khẩn xin gì để đạt tới phẩm vị cao vời khôn tả như thế ?". Bạn hãy tìm công phúc, tìm sự công chính và hãy suy nghĩ xem bạn có tìm thấy điều gì khác hơn là ân sủng không".[1]
 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng kêu gọi mọi Kitô hữu nhận ra rằng “mặc dù mọi người đều là tội nhân, nhưng có thể nên thánh nhờ ân sủng của Thiên Chúa”.[2]
 
Chính trong sự nhận biết đó Đức Thánh Cha khuyến khích các tín hữu, “Đừng sợ sự thánh thiện, đừng sợ nhắm đích cao vời, đừng sợ được Chúa yêu thương và thanh luyện, đừng sợ để mình cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn”.
 
Nên thánh bằng cách nhận ra mình là kẻ có tội, nhưng không mất hy vọng.
Mỗi khi tham dự thánh lễ ngày Chúa Nhật hoặc lễ trọng, chúng ta đọc Kinh Tin Kính và tuyên xưng, “Tôi tin Giáo hội duy nhất, thánh thiện…” nhưng làm thế nào chúng ta có thể nói rằng Giáo hội là thánh thiện khi Giáo Hội bao gồm phần lớn những kẻ tội lỗi, một cách rõ ràng? Đàn ông, phụ nữ, linh mục, nữ tu, Giám mục…kể cả trẻ nhỏ đều là những người ít nhiều có tội, không tội này thì tội khác, không cách này thì cách khác? Tất cả. Chẳng phải chúng ta vẫn đấm ngực và kêu lên, “Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng” đó sao? Làm thế nào một giáo hội như thế này lại có thể là thánh thiện được?
 
Thánh Phaolô cho chúng ta câu trả lời trong thư gửi cho tín hữu Êphêsô khi ngài nói rằng:
“Cả anh em nữa, anh em đã chết vì các sa ngã, các lỗi lầm của anh em. Xưa kia anh em sống trong đó, thể theo vận hội thế gian này, thể theo đầu mục thao túng cả vùng tịnh khí, tức là thần khí hiện (còn) đang hoạt động nơi bè những kẻ ngỗ nghịch. Vả chăng chúng tôi hết thảy đều thế cả: xưa chúng tôi cũng sống trong đam mê của xác thịt chúng tôi, làm theo xu hướng của xác thịt, của trí tưởng; chúng tôi bẫm sinh cũng đều là con cái nghĩa nộ như ai khác... Nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót, bởi lòng yêu mến lớn lao Người đã yêu mến ta, Người đã cho ta, những kẻ đã chết bởi sa ngã phạm tội, được cùng hồi sinh với Ðức Kitô, -- chính bởi ơn huệ mà anh em được cứu! -- và được cùng sống lại, được cùng ngự trị chốn hoằng thiên, trong Ðức Kitô Yêsu. Với mục đích là để bày tỏ cho các thế đại sẽ đến thấy sự phong phú tuyệt vời của ơn huệ Người, nhờ bởi lòng nhân hậu của Người trên ta, trong Ðức Kitô Yêsu. Vì chính bởi ơn huệ mà anh em được cứu, nhờ lòng tin, và lại không phải do tự anh em; đó là ơn Thiên Chúa ban”. (Êphêsô 2: 1-8)[3]
 
Giáo hội là thánh thiện bởi vì Giáo Hội xuất phát từ Thiên Chúa là Đấng thánh, Giáo Hội không thánh thiện do bởi công đức của chúng ta; chúng ta không thể làm cho Giáo Hội trở thành thánh thiện. Chính Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần, Đấng ở trong Tình yêu của Thiên Chúa, làm cho Giáo hội trở nên thánh thiện.
 
Giáo hội là một giáo hội gồm những tội nhân. Nhiều khi chúng ta bị cám dỗ tin rằng Giáo hội chỉ dành cho những người “thanh khiết”, còn tất cả những người khác sẽ “bị loại bỏ”, ở bên ngoài Giáo hội.
 
"Điều này không đúng! Điều này là lạc giáo!” Đức Giáo Hoàng Phanxicô khẳng định.[4]
 
Giáo hội, dù thánh thiện, nhưng không từ chối những người tội lỗi, nhưng thay vào đó, Giáo Hội chào đón mọi người tội lỗi và mời gọi mọi người hãy để mình được bao bọc trong lòng xót thương, sự dịu hiền và ơn tha thứ của Chúa Cha, điều này đem lại cho mọi người cơ may gặp được Chúa Cha để hướng tới sự thánh thiện.
 
Chính Chúa Giêsu tuyên bố, "Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi." (Mátthêu 9,13)
 
Thánh Mátthêu tường thuật lại việc Chúa Giêsu kêu gọi chính ông: ông là một người thu thuế tội lỗi. Chính Chúa Giêsu là người đi bước trước tới ông: “Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Mátthêu. Người phán bảo ông.” Bởi thế ông rất mừng và mau chóng đáp lời: “Ông ấy đứng dậy đi theo Người.” Qua kinh nghiệm này, thánh Mátthêu hiểu Chúa Giêsu là thầy thuốc của những kẻ tội lỗi bệnh tật linh hồn: “Ta không đến để kêu gọi người công chính, nhưng kêu gọi người tội lỗi.”
 
Sứ vụ của Giáo Hội, và do đó của mỗi người Kitô hữu, không phải là làm theo gương mẫu của Chúa Giêsu đó sao? Giang rộng cánh tay đón nhận tất cả những ai thấy mình là tội nhân. Tuy nhiên trước đó, người Kitô hữu phải nhận ra chính mình là một Mátthêu tội lỗi cần đến lòng thương xót của Chúa Kitô.
 
Thiên Chúa muốn chúng ta đến với Ngài bất kể tình trạng tội lỗi của chúng ta, vì liệu có ai trong chúng ta không có tội không, và còn ai khác biết rõ điều này hơn Thiên Chúa?
 
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh:
 
“Không ai trong chúng ta không có tội. Tất cả chúng ta đều mang theo tội lỗi của mình. Thiên Chúa muốn ban ơn tha thứ và biến đổi trái tim của chúng ta. Thiên Chúa mà chúng ta thấy trong Giáo hội không phải là một “thẩm phán tàn nhẫn”, mà là một con người giống như người cha trong câu chuyện dụ ngôn của đứa con hoang đàng, luôn chờ đợi”.
 
“Thiên Chúa muốn chúng ta trở thành một thành phần của Giáo hội, biết cách mở rộng vòng tay để chào đón tất cả mọi người, đó là ngôi nhà không phải của một ít người, mà là ngôi nhà của tất cả mọi người, nơi mọi người có thể được đổi mới, được biến đổi, được thánh hóa nhờ tình yêu của Thiên Chúa, bao gồm cả những người mạnh nhất và những người yếu nhất, những kẻ tội lỗi, những kẻ thờ ơ và những người cảm thấy nản lòng và lạc lối”.
 
“Giáo hội cung cấp cho tất cả mọi người khả năng theo đuổi con đường thánh thiện, đó là con đường của Kitô hữu. Người Kitô hữu có thể gặp được Chúa Giêsu qua các bí tích, đặc biệt là qua Bí tích Thánh Thể và Bí tích Hòa Giải”.
 
Nên thánh bằng cách khát khao hướng về Thiên Chúa.
Theo bản tính tự nhiên, hầu hết chúng ta sợ nên thánh hoặc sợ có khát vọng cao cả, nhất là khi chúng ta cảm thấy mình yếu đuối, bạc nhược và tội lỗi. Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng thánh thiện là chuyện cao xa, xa vời, ở trên mây trên trời, không ăn nhập gì với cuộc sống mưu sinh của con người trên đời này.
 
Thực ra, trong sâu thẳm cõi lòng của mỗi con người lúc nào cũng hiện hữu một khát khao hướng về vô biên, như một mạch suối chảy ngầm len lỏi dưới những tầng sâu lòng đất. Chúng ta thấy một khát khao sâu sắc hơn khát khao thể lý, đó là một khao khát nằm ở gốc rễ của bản thể chúng ta.
 
Thánh vịnh nói: "Lạy Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ, ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa. Linh hồn con đã khát khao Ngài, tấm thân này mòn mỏi đợi trông, như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước.” (Tv 63,2).
 
Các Giáo phụ nói về sự thao thức trong trái tim con người. Thánh Augustino nói: "Lạy Chúa, Ngài đã tạo dựng chúng con cho Ngài, và trái tim chúng con không tìm thấy sự bình an cho đến khi an nghỉ nơi Ngài". Có một khát khao nội tâm, một cơn đói nội tâm, một sự bất an…
 
Khao khát ấy luôn bị lấn át bởi biết bao náo động của cuộc đời, và cả những đam mê dục vọng thể hiện qua những thói tật hàng ngày, khiến chúng ta quên mất rằng mình vẫn có thể và cần trở nên tốt lành mỗi ngày nếu chúng ta thực sự muốn sống hạnh phúc, thanh thản và bình an ngay ở đời này. Điều này không bao giờ là chuyện xa xôi, tách biệt khỏi các hoạt động thường nhật của con người chúng ta.
 
Điều chúng ta cần làm là mạnh dạn, bất kể ai khác, để cho sự khát khao trong cõi lòng mình được trào ra khỏi đất thấp hướng về trời cao, về Thiên Chúa, là Đấng làm cho ta:
 
“Lòng thoả thuê như khách vừa dự tiệc,
môi miệng con rộn rã khúc hoan ca.
Quả thật Ngài đã thương trợ giúp,
nương bóng Ngài, con hớn hở reo vui.
Trót cả tâm tình, con cùng Ngài gắn bó,
giơ tay quyền lực, Ngài che chở phù trì” (Thánh Vịnh 63: 6-9).
 
Và:
“Chúa là Đấng nghe lời cầu khẩn,
mọi phàm nhân sẽ đến với Ngài,
thân mang đầy tội lỗi;
bao tội ác đè bẹp chúng con,
nhưng phần Chúa, Chúa tha thứ cả.
Phúc thay kẻ được Ngài tuyển chọn
và cho ở tại khuôn viên đền Ngài.
Ân huệ nhà Chúa, chúng con tận hưởng,
lộc thánh đền Ngài, lại được đầy no” (Thánh Vịnh 65: 3-5).
 
Còn Chúa Giêsu, Ngài đã không nói như thế này sao: “Phúc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được THIÊN CHÚA cho thỏa lòng”? (Mátthêu 5: 6)
Sự thánh thiện không hệ tại ở việc thực hiện những chuyện lạ thường: thị kiến dấu lạ, nói tiếng lạ, trừ quỷ, ngất trí bay bổng… nhưng hệ tại ở việc hướng lòng về Thiên Chúa, sao cho những yếu đuối vấp ngã vì thứ tự do phóng túng của chúng ta gặp được sức mạnh ân sủng có sức biến đổi của Thiên Chúa. Như thế, ngay ở đời này và cho tới cả đời sau (nếu chưa hoàn thành ở đời này, có lẽ thường là như vậy) nếu chúng ta thực sự muốn nên thánh, chúng ta không làm việc gì khác hơn là sẵn lòng để cho Thiên Chúa đi vào cuộc đời mình, để cho Ngài dần dần sửa chữa và biến đổi mọi yếu đuối tội lỗi của chúng ta theo ý muốn thánh thiện của Ngài. Đó là hành trình nên thánh của mọi Kitô hữu.  
 
Có lẽ hiểu như thế cho nên Leon Bloy, tiểu thuyết gia người Pháp trở lại đạo hồi thế kỷ 19, mới nói rằng “chỉ có một nỗi buồn trong cuộc sống; đó nỗi buồn không phải là thánh”.
 
Trong thời Cựu Ước, Đức Chúa phán với ông Môsê, để truyền lại cho dân: “"Hãy là thánh, vì Ta là Thánh, Ta, Yavê Thiên Chúa của các ngươi” (Lêvi 19, 2), “Các ngươi sẽ là chư thánh của Ta, vì Ta là Thánh” (Lêvi 20, 26).
 
Là Kitô hữu thời nay, nghĩa là những người theo Chúa Kitô trong Giao Ước Mới, chúng ta lại càng đừng đánh mất niềm hy vọng vào sự thánh thiện. Chúng ta có muốn trở nên thánh thiện không, đó là vấn đề của chúng ta? Còn Chúa Kitô, Ngài vẫn chờ đợi tất cả chúng ta với vòng tay rộng mở để đưa chúng ta đi vào con đường thánh thiện, như Ngài từng nói: “Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện” (Mátthêu 5: 48).
 
Một vài việc đạo đức cần thực hành thường xuyên.
  • Thực hành sám hối tội lỗi: quá để ý đến người đời, ganh ghét đố kỵ, nói hành nói xấu, ăn miếng trả miếng, thù hận, cứng lòng…tự kiêu, khoe khoang, nói về bản thân, thể hiện cá nhân…tư duy nhiệm kỳ, cố công tạo dấu ấn để đời…
  • Tập luyện nhân đức: ăn chay hãm mình, sống đơn sơ, từ bỏ những gì là xa xỉ “sang chảnh”, để “gần gũi hơn với người nghèo và những người túng thiếu chung quanh” (theo lời Đức Thánh Cha Phanxicô), hiền lành và khiêm nhường, dịu dàng và cảm thông, tế nhị với cảm xúc của người chung quanh và của cộng đoàn…
  • Lãnh nhận bí tích Hòa giải (xưng tội) và bí tích Thánh Thể (rước lễ) thường xuyên để gắn bó kết hợp với Chúa, luôn hoán cải, biến đổi nội tâm và cuộc sống.
  • Lãnh nhận các ân xá, đền bù tội vạ cho chính mình và cho cả người khác, nhất là linh hồn các người đã ly trần.
  • Suy niệm Lời Chúa (trong Kinh Thánh), cầu nguyện với đức tin và kiên trì, chầu Thánh Thể, lần chuỗi Mân Côi.
  • Thực hiện công việc bác ái, từ thiện, giúp đỡ người gặp khó khăn (vật chất hoặc tinh thần).
  • Chấp nhận khó khăn, đau khổ theo gương Chúa Giêsu.
  • Chuẩn bị cho cái chết: “Lạy Cha Vĩnh cửu, từ ngày hôm nay trở đi, con chấp nhận sự chết với một cõi lòng vui mừng và nhẫn nại, sự chết mà Chúa gửi đến cho con, cùng với tất cả những đau đớn và khốn cực của sự chết, miễn là điều đó làm vui lòng Chúa”.
 
Lời cầu nguyện:
Lạy Cha trên trời, Cha là Thiên Chúa thánh thiện và con cũng mong muốn trở nên thánh thiện. Xin hãy tách con ra dành riêng cho Cha để con sống cuộc đời con sao cho xứng đáng với Cha và làm vui lòng Cha.
 
Con cầu xin Cha tỉm kiếm trong trái tim con, và nếu có bất kỳ tội lỗi ấp ủ nào ẩn giấu bên trong, con xin Cha tìm kiếm và phá bỏ tội lỗi đó, vì con biết rằng chỉ những ai có đôi bàn tay thanh sạch và trái tim thanh khiết mới có thể đứng vững trước sự hiện diện của Cha.
 
Xin hãy thanh luyện trái tim con, làm sạch những suy nghĩ nội tâm của con và kiểm tra chính những nguyên cớ đằng sau những hành vi và thái độ của con, vì con mong muốn được sống trong sự thánh thiện của tâm hồn. Nếu có bất cứ điều gì không làm Cha vui lòng trong cuộc sống của con, xin Cha hãy nhổ bỏ điều ấy tận gốc rễ, nhờ ân sủng của Cha, để con có thể sống trong sự thánh thiện suốt mọi ngày trong đời con, được mặc lấy sự công chính của Chúa Kitô, được tách biệt dành riêng cho Cha và bước đi trong tình yêu hiếu kính Thiên Chúa. Con cầu xin nhờ danh Chúa Giêsu, Amen.[5]
 
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy thổi hơi thở vào con, để tất cả những suy nghĩ của con trở nên thánh.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy hành động trong con, để công việc của con cũng vậy, trở nên thánh.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy lôi cuốn trái tim của con, để con chỉ yêu những gì là thánh.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy ban sức mạnh cho con, để con có thể bảo vệ tất cả những gì là thánh.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy bảo vệ con, để con có thể luôn luôn là thánh. Amen.[6]
 
Lạy Mẹ Maria và các Thánh trên trời, xin cầu cho chúng con. Xin dẫn dắt chúng con trên con đường đức tin, để chúng con luôn an tâm và phó thác trên cuộc sống lữ hành này.
 
Phêrô Phạm Văn Trung.
 
 

[1] Saint Augustin, La prédestination des saints 15, 30 (Pl 44, 981) ; Sermons 185, 3 (Pl 38, 999).
[2] Buổi tiếp kiến chung tại quãng trường Thánh Phêrô trưa thứ tư ngày 02 tháng 10 năm 2013.
[3] Những trích dẫn Kinh Thánh trong bài này lấy từ bản dịch của LM Nguyễn Thế Thuấn, DCCT. Xin cám ơn Cha và DCCT. Xin Chúa cho Cha Giuse hưởng nhan Chúa muôn đời.
[4] Dẫn như trên.
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây