Ở Âu châu có nhiều trung tâm hành hương kính viếng Đức Mẹ Maria, như Lourdes ở Pháp, Fatima ở Bồ đào nha, Loreto bên Ý, Đức Mẹ đen bên Balan...
Vào năm 1885, Giáo hội Công Giáo Việt Nam (CGVN) phải hứng chịu một đợt sóng bách hại khác. Sau khi vua Tự Đức băng hà (1883), vị vua trẻ Hàm Nghi lên ngôi vào năm 1884, khởi xướng phong trào Cần Vương (phò vương, bảo vệ nhà vua) nhằm mục đích chống lại thế lực của thực dân Pháp. Phong trào này, gồm hầu hết quan chức trong triều đình, theo đường lối giải phóng của vua Hàm Nghi, đã tàn lụi khi vua Hàm Nghi bị Pháp bắt vào năm 1888 và đày sang Algeria.
Than phiền bài giảng của các linh mục đã trở thành chuyện dài nhiều tập đến nỗi đi vào cả Tông huấn của Giáo hoàng: “Tôi đặc biệt chú ý đến bài giảng lễ và việc chuẩn bị bài giảng vì có quá nhiều lời ta thán về phận vụ quan trọng này, và chúng ta không thể không biết đến…
Cách đây không lâu, tôi nhận được thư của một giáo dân nêu thắc mắc về lưỡi đòng đâm vào cạnh sườn Chúa Giêsu. Người giáo dân nói rằng ông quan sát tượng Thánh Giá trong các nhà thờ cũng như trong các gia đình Công giáo, có tượng thì Chúa bị đâm vào cạnh sườn bên phải, có tượng lại đâm vào bên trái! Theo ông, chân lý chỉ có một nên phải xác định rõ là bên nào, nếu sai thì phải sửa. Và ông muốn tôi có câu trả lời rõ ràng: bên trái hay bên phải!
Đức Giám mục Giáo phận có đầy đủ quyền lãnh đạo, được phân biệt thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp (Gl. 135). Về quyền lập pháp, người phải đích thân thi hành vì người là nhà lập pháp duy nhất của Giáo phận; còn về quyền hành pháp và quyền tư pháp, người có thể đích thân thi hành hay thi hành qua những người đại diện (Gl. 391 §2).
Chúa Kitô đã phục sinh ! Alleluia ! Các bạn có biết rằng thứ Hai lễ Phục Sinh cũng được gọi là thứ Hai Thiên Thần không ?
Donald Senior,CP
Donald Senior, CP
CHỦ ĐỀ:
lời chúa trên
14 Chặng Đàng Thánh Giá
Theo thông lệ, từ “Ơn gọi” thường được dùng để diễn tả một sứ mạng, ví dụ như: Ơn gọi Kitô hữu, Ơn gọi tu trì, Ơn gọi sống đời gia đình,… Nhưng đã có bao giờ chúng ta nghĩ tới bệnh tật cũng là một Ơn gọi chăng? Có lẽ câu chuyện về Tôi tớ Chúa Bertilla Antoniazzi, sẽ cho chúng ta một ý niệm mới: Bệnh tật cũng là một Ơn gọi!
Hôm nay Mẹ Maria mời gọi chúng ta bước vào năm mới, sống một khoảng thời gian mới, với nhiều sự việc trong một tương lai chưa xác định. Mẹ mời chúng ta bước vào năm mới như vậy vì chính Mẹ cũng đã sống cuộc sống của chính mình, theo hoàn cảnh và cung cách riêng của Mẹ. Mẹ mời chúng ta bước vào cuộc sống của chính chúng ta, theo hoàn cảnh và cung cách riêng của chúng ta.
Trong thư thứ I gửi Timôthê 6:16, thánh Phaolô viết: “Chỉ mình Ngài là Đấng trường sinh bất tử, ngự trong ánh sáng siêu phàm, Đấng không một người nào đã thấy hay có thể thấy.” Tác giả mô tả Chúa Giêsu đang ở trong “ánh sáng siêu phàm” “Đấng không một người nào đã thấy”, “không thể thấy”.
Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ, truyền kiểm tra dân số trong khắp cả thiên hạ. Đây là cuộc kiểm tra đầu tiên, được thực hiện thời ông Qui-ri-ni-ô làm tổng trấn xứ Xy-ri. Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giu-se từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê lên thành vua Đa-vít tức là Bê-lem, miền Giu-đê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đa-vít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Ma-ri-a, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.
Têrêsa Ruocco bị ung thư nhưng em sống với căn bệnh này bằng một đức tin kiên vững vào Chúa Giêsu.Têrêsa luôn muốn tất cả mọi người biết tình yêu Chúa mạnh mẽ thế nào đối với em, cũng như tình yêu bao la mà Chúa dành cho tất cả mọi người.
Thôn Beauraing, thuộc miền Ardennes, cách thị trấn Namur 48 cây số về phía nam, cách biên giới Pháp-Bỉ 9 cây số về phía đông. Năm 1932, Beauraing là một thôn nhỏ ít ai biết và cũng không có tên trên nhiều bản đồ.
Hằng năm, thường vào cuối tháng 11 Dương lịch, Giáo hội Công Giáo bắt đầu năm phụng vụ mới.
Năm Phụng vụ của Giáo Hội có 52 tuần lễ, khởi đầu từ Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng và kết thúc vào chiều thứ Bảy sau Chúa Nhật thứ 34 mùa thường niên, Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ. Thật vậy, dưới nhãn quan thần học, “Giáo hội triển khai toàn bộ mầu nhiệm Đức Ki-tô qua chu kỳ một năm, từ mầu nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh đến Thăng Thiên, đến ngày lễ Ngũ Tuần, và cho đến việc mong đợi niềm hy vọng hồng phúc và cuộc Ngự đến của Chúa” (Giáo lý Hội thánh Công giáo, số 1194).
Mùa Vọng bắt đầu vào Chúa Nhật trước Lễ Giáng Sinh bốn tuần hoặc Chúa Nhật gần nhất với ngày 30 tháng 11 và kết thúc vào Đêm Giáng Sinh tức là 24 tháng 12. Nếu đêm Giáng sinh rơi vào Chủ nhật thì được coi là Chủ nhật thứ tư của Mùa Vọng và thời điểm sau khi mặt trời lặn được coi là Đêm Giáng sinh.
Nhiều người chúng ta gọi sách ngôn sứ Isaia là “Tin mừng thứ năm” bởi lẽ khá nhiều chủ đề trong các sách Tin mừng liên quan đến cuộc đời Chúa Giêsu xuất phát từ sách ngôn sứ Isaia. Mối liên hệ của Isaia với câu chuyện của Chúa Giêsu lại đặc biệt rõ nét hơn trong Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh. Ngay cả tên của vị ngôn sứ- Isaia có nghĩa là “Giavê cứu chuộc”- cũng đã nói đến câu chuyện Giáng Sinh rồi.
Đức Kitô là vị Thầy tối cao, Đấng mặc khải và là Đấng được mặc khải. Đây không chỉ là vấn đề học hỏi điều Người đã dạy nhưng là học hỏi chính Người. Theo viễn tượng ấy, chúng ta có thể có vị thầy nào tốt hơn là Đức Ma-ri-a không? Từ quan điểm của Thiên Chúa, Thánh Linh là vị Thầy nội tâm dẫn đưa chúng ta đến sự thật toàn vẹn của Đức Kitô (x. Ga 14,26; 15,26; 16,13). Nhưng trong số các tạo vật, không ai biết rõ hơn Đức Kitô bằng Đức Ma-ri-a; không ai có thể dẫn chúng ta đến một sự hiểu biết sâu xa về mầu nhiệm của Người hơn là Mẹ của Người.