5“Anh ta liền cho gọi từng con nợ của chủ đến, và hỏi người thứ nhất: “Bác nợ chủ tôi bao nhiêu vậy?” 6Người ấy đáp: “Một trăm thùng dầu ôliu”. Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, ngồi xuống mau, viết năm chục thôi”. 7Rồi anh ta hỏi người khác: “Còn bác, bác nợ bao nhiêu vậy?” Người ấy đáp: “Một ngàn thùng lúa”. Anh ta bảo: “Bác cầm lấy biên lai của bác đây, viết lại tám trăm thôi”.
8“Và ông chủ khen tên quản gia bất lương đó đã hành động khôn khéo. Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại. Đó là Lời Chúa.
Suy niệm:
Một lần nữa, chỉ riêng thánh sử Luca thuật lại cho ta dụ ngôn này.Toàn thể dụ ngôn xoay quanh “vấn đề quản lý”.
Trước mặt Thiên Chúa, ta không phải là những “sở hữu chủ”, nhưng là những con người “quản lý”. Mọi cái tôi có: Của cải, những đức tính, vốn liếng hiểu biết về luân lý, khả năng cảm nhận, những đặc chất về nhân cách... Tôi sẽ được yêu cầu tính sổ. Tôi chỉ là “người quản lý” tất cả những sự đó, Chúa đã hiến tặng cho tôi và chúng vẫn tiếp tục thuộc về Chúa.
Tôi không có quyền lãng phí ân huệ Chúa ban.
Tôi sẽ phải tính sổ về những vốn liếng tôi không phát triển!
Việc của tôi là :Cần bảo đảm cho tương lai!Tôi có luôn lo lắng như thế? Rõ ràng cần nhắm tới “tương lai cánh chung”.
Đức Giêsu thường lặp lại tư tưởng này, đời sống trần gian, nhưng “quyết định hiện thời” của ta liên hệ đến “tương lai vĩnh cửu”
Người quản gia tận dụng thời gian còn lại để chuẩn bị cho tương lai của mình!
Khi khen hành động của tên quản gia bất lương là “khôn khéo” xem ra cách đánh giá của ông chủ này có vẻ hài hước!“Thật là bất lương! Nhưng đầy sắc sảo và khôn lanh”
Đối với Đức Giêsu, đó là một cách nghịch lý khi nói lại điều mà Người đã không ngừng lặp đi lặp lại: “Của cải, các ngươi hãy bán đi mà bố thí! Hãy sắm cho mình những ví tiền sẽ không bao giờ cũ nát, kho tàng không bao giờ vơi trên trời”.
Tuy nhiên, ta nên hiểu rõ tính hài hước này. Ở đây rõ ràng là Đức Giêsu không khuyến khích sống bất lương! Nhất là đối với tiền bạc của người khác!
Quả thế, con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại.Lời nhận xét thật đáng nản!
Trong những vấn đề kinh tế và tài chánh, con người dồn hết khả năng và trí tuệ, để nắm vững lợi nhuận và hiệu suất. Nhất là con người thời nay lại càng nhạy cảm trước vấn đề đó. Và xem ra Đức Giêsu không chủ trương gây khó khăn cho con người trong lãnh vực này!
Đức Giêsu khiển trách các kitô hữu không biết dồn tài năng và trí tuệ cho những “công việc thiêng liêng”. Nhìn dưới một số phương diện, Nước Thiên Chúa không được trao tặng để không phát huy tính hiệu năng và thiếu đầu tư trí tuệ.
Tôi có ‘dồn’ mọi phẩm chất con người, mọi khả năng, để phục vụ Nước Trời không?
“Con cái Ánh sáng”. Chúa muốn cho các kitô hữu trở nên con cái ánh sáng. Những con người tỏa sáng. Những người con của Thiên Chúa - Ánh Sáng. Thiên Chúa là Tình yêu, là Ánh sáng, là Cha chúng ta.
Để chiếu sáng, hãy làm những gì mà kẻ khác cũng đang làm cho quyền lực của bóng tối. Không nên chỉ bằng lòng với nguyên tắc đẹp. Hãy lo lắng sống sao cho có hiệu quả.
Lạy Chúa, là Ánh sáng, xin soi dẫn chúng con sống theo Chúa, dù phải hy sinh từ bỏ những của cải đời này, nhưng được Chúa là gia nghiệp đời đời.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn