“Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người, thì đáng bị đưa ra toà. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt. Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan toà, quan toà lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng”. Đó là Lời Chúa.
SUY NIỆM:
Tác giả tập sách Đường Hy vọng đã ghi lại kinh nghiệm như sau " Đừng tức tối vì người ta chỉ trích con, hãy cám ơn vì còn bao nhiêu tồi tệ khác nơi con mà người ta chưa nói tới. Chúa nói : nếu ai làm mất lòng con, hãy để của lễ về làm hoà với người ấy trước : còn con , con làm ngược lại : cứ dâng của lễ và phóng thanh cho mọi người biết. Con không khuyết điểm tại sao lại tức tối và tấn công khuyết điểm của người khác.
Thật ra, tha thứ không phải là điều dễ. Nhưng đó lại là điều kiện để tôn vinh Thiên Chúa một cách xứng đáng : " Nếu ngươi đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ anh em đang có điều bất bình với ngươi, hãy đặt của lễ trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em trước, rồi hãy đến mà dâng của lễ". Tha thứ không có nghĩa là một sự cắt đứt, nhưng là bắt đầul ại mối tương quan tốt đẹp với người anh em , theo gương Chúa đã tha thứ và bắt đầu lại mãi với mỗi người chúng ta.
Tin Mừng theo thánh Mátthêu: đừng giận ghét, đừng gian dâm, đừng nóng giận, đừng thề thốt... Về vấn đề giận dữ, thánh Gioan còn nói rõ: “Ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra toà. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hoả ngục thiêu đốt”. Hơn nữa, Ngài còn nói rõ điều kiện để được Chúa nhận lời là phải tha thứ: “Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hoà với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình”.
Lời Chúa hôm nay thúc giục chúng ta nhìn lại chính mình, đúng hơn, nhìn lại cách chúng ta sống với những người chung quanh, xem ta có giận ghét ai không, có loại trừ ai không ? Đó có thể là mẹ chồng hay con dâu, một người trong gia đình, một người hàng xóm. . . Có người thắc mắc, không được ghét người, nhưng người ta ghét mình thì sao ? Chúa Giêsu đã trả lời: anh em hãy thương yêu kẻ thù, làm ơn cho kẻ ghét anh em. . . nhưng yêu thương kẻ ghét mình đã khó mà yêu thương kẻ mình ghét lại càng khó hơn. Tại sao Chúa Giêsu đã dậy như vậy ? Là bởi vì chính người đã sống như vậy; hơn nữa chỉ có tình yêu mới cải tạo được con người; bạo lực oán thù chỉ đem lại bạo lực oán thù mà thôi.
Nhìn ra thế giới hôm nay, hận thù chiến tranh đang diễn ra hàng ngày. Ba phần tư dân số thế giới sống trong cảnh đói nghèo, nhưng hình như hầu hết đang đói tình thương hơn là đói cái ăn. Hôm nay Kinh Hòa bình của Thánh Phanxicô đang cần được mọi người hát vang lên khắp nơi: lạy Chúa xin làm cho con nên dụng cụ hòa bình của Chúa, để con đem yêu thương vào nơi oán thù... đem hòa bình vào nơi tranh chấp. . . Hát nhưng nhất là hãy sống hòa bình, trở nên khí cụ hòa bình trong cuộc sống với những người chung quanh; hãy đem hòa bình vào trong gia đình, trong xóm giềng bạn; hãy sống khoan dung tha thứ. Thế giới hôm nay chưa có hoà bình, một phần có lẽ tại tôi cũng tại bạn, chúng ta chưa trở nên khí cụ hòa bình của Chúa.
Cách đây vài năm trên báo có đưa một câu chuyện khi mà mấy năm qua vẫn lùm xùm chuyện bảo mẫu hành hạ trẻ mầm non...Đương nhiên là sự kiện đáng lên án và cần chấn chỉnh...Tuy nhiên cũng có những gương sống rất đẹp để chúng ta học hỏi...
Đấy là sự việc cháu bé 18 tháng tuổi, con của anh Đỗ Trọng Đức đã bị bảo mẫu Hồ Ngọc Nhờ đánh chết...
Anh Đức đã làm một việc vô cùng khó khăn đứng trước cái chết của con mình: đấy là tha thứ cho người bảo mẫu...Khi được hỏi sao không viết đơn kiện? Anh công nhân chân chất Đỗ Trọng Đức đã trả lời: Để cho chị ấy về với với con nhỏ của mình !
Còn chi Đức- vợ anh- thì – khi thấy đứa con khát sữa của chị Nhờ khóc – đã lặng lẽ mang hộp sữa đứa con xấu số của mình đang dùng đến cho cháu bé...
Lạy Chúa Giêsu, xin dạy cho chúng con biết yêu thương anh chị em mình bằng tình thương của Chúa. Yêu đến nỗi đi bước trước và chết cho người mình yêu. Amen.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn