Thứ Bảy tuần XXXI Mùa Thường Niên B

Thứ sáu - 05/11/2021 20:00
Thứ Bảy tuần XXXI Mùa Thường Niên B
Thứ Bảy tuần XXXI Mùa Thường Niên B
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Lu-ca 16,9-15
9Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Phần Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu. 

10Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn. 11Vậy 

nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng tiền của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em? 12Và nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng của cải người khác, thì ai sẽ ban cho anh em của cải dành riêng cho anh em?

13“Không gia nhân nào có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được”.

14Người Pharisêu vốn ham hố tiền bạc, nên nghe các điều ấy, thì cười nhạo Đức Giêsu. 15Người bảo họ: “Các ông là những kẻ làm ra bộ công chính trước mặt người đời, nhưng Thiên Chúa thấu biết lòng các ông, bởi vì điều cao trọng đối với người đời lại là điều ghê tởm trước mặt Thiên Chúa.  Đó là Lời Chúa.



Suy niệm:

Hôm nay chúng ta nghe từ chính Đức Giêsu những lời giải thích về dụ ngôn hôm qua: dụ ngôn “người quản gia bất lương”. Qua những hình thức diễn tả, có chỗ sáng sủa, có chỗ còn bí hiểm, Đức Giêsu bày tỏ quan điểm của Người về tiền bạc. Trong một số những trình thuật Tin Mừng khác, chúng ta thấy Đức Giêsu cảnh giác trước của cải vật chất biết bao, như thể chúng là một cản trở tuyệt đối cho đời sống kitô hữu: “Phúc cho những ai nghèo khó... Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu sang... Các ngươi đã được an ủi rồi... Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu có vào Nước Trời”.(Lc6,20-24. 18,25)... Ở đây, ta sẽ gặp lại cùng một quan điểm, nhưng với những hướng dẫn rất tích cực để sử dụng tiền của.

Đối với Đức Giêsu, tiền của là “chuyện nhỏ”.Theo Đức Giêsu, việc lớn ở đây là “sự sống đời đời”. Đó là những của cải thần linh, những sự việc thiêng liêng. Trái lại, tiền của chỉ là “việc rất nhỏ”, không phải việc lớn!

Khởi đi từ xác quyết trên, ở đây, Đức Giêsu khuyên nhủ hãy trở nên một người điều hành tốt, một “quản lý tốt” cho việc bé nhỏ, ít quan trọng này, đó là của cải trần gian, để xứng đáng quản lý những viêc quan trọng hơn thuộc lãnh vực thiêng liêng. Không phải một lời khuyên sống xô bồ lãng phí, lời đầu tiên của Đức Giêsu trên đây mời gọi ta hãy “biết quản lý những của cải trần gian của ta một cách đúng đắn”.

Đối với Đức Giêsu, tiền của là vật “ngoại lai”. 

Ghi nhận thứ hai của Đức Giêsu: Đó là tiền của “không phải là của cải chân thật” của con người, làm cho người ta “trở thành” người. Của cải vật chất không làm cho một người trở nên tốt, thông minh, hạnh phúc, cao cả... Giá trị đích thực ở chỗ khác.

Không phải “sở hữu” là đáng kể, nhưng là “hiện hữu”... Người ta có thể “có” nhiều, nhưng vẫn “là” một loại người đáng thương, gian ác, bất hạnh...

Đức Giêsu không rút ra một kết án triệt để từ xác quyết trên. Trái lại, Người nói với ta: việc “quản lý của cải ngoại lai” này đối với con người, có thể là một thực tập tốt, để có khả năng “quản lý cái chân thật”của ta. 

Đối với Đức Giêsu, tiền của thường “gian dối”, một “Thần tài bất công”. 

Thầy bảo cho anh em biết: hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu. 10Ai trung tín trong việc rất nhỏ, thì cũng trung tín trong việc lớn; ai bất lương trong việc rất nhỏ, thì cũng bất lương trong việc lớn. 11Vậy nếu anh em không trung tín trong việc sử dụng tiền của bất chính, thì ai sẽ tín nhiệm mà giao phó của cải chân thật cho anh em?

Ở đây, Đức Giêsu liên kết cách rất tự nhiên với lương tri bình dân: Tiền của là vật khó kiếm và rất hữu ích, là kết quả của lao động, nhưng hỡi ôi, nó cũng là kết quả do áp bức và gian lận! Ở đây, sự bất lương đặc biệt nặng nề, vì nó lừa gạt kẻ khác những gì mà họ có quyền hưởng! 

Đối với Đức Giêsu, tiền của có thể “phục vụ”, và như thế trở nên một biểu tượng tình yêu. “Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè”

Thật ra, đây mới là ý nghĩa sâu sắc của dụ ngôn “Người quản gia bất lương”. 

Với một vẻ hài hước đáng ngạc nhiên, dụ ngôn hàm chứa bốn “nhận xét” sau đây về của cải đời này : 

- của cải : một thứ “chuyện nhỏ, không quan trọng”,

- của cải : một thứ “ngoại lai, không thuộc nội tâm”,

- của cải : một thứ “dễ sinh những điều gian ác”,

- của cải : một thứ “phương tiện để phục vụ”.

Để giới hạn hình thức, Đức Giêsu muốn nói: “Nếu két tiền của bạn đầy tràn thì càng tốt, miễn là nó sẽ “vơi dần đi theo cách nó đã được chất đầy!”

Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho chúng con biết sống “tinh thần khó nghèo” của Chúa !

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây