Thứ Ba tuần XXXIV Mùa Thường Niên B

Thứ hai - 22/11/2021 08:00
Thứ Ba tuần XXXIV Mùa Thường Niên B
Thứ Ba tuần XXXIV Mùa Thường Niên B
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Lu-ca 21,5-11

5Khi ấy, nhân có mấy người nói về Đền Thờ được trang hoàng bằng những viên đá đẹp và những đồ dâng cúng, Đức Giêsu bảo: 6“Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào”. 7Họ hỏi Người: “Thưa Thầy, vậy bao giờ các sự việc đó sẽ xảy ra, và khi sắp xảy ra, thì có điềm gì báo trước?”.

8Đức Giêsu đáp: “Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng: “Chính ta đây”, và: “Thời kỳ đã đến gần”; anh em chớ có theo họ. 9Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi. Vì những việc đó phải xảy ra trước, nhưng chưa phải là chung cục ngay đâu”. 10Rồi Người nói tiếp: “Dân này sẽ nổi dậy chống dân kia, nước này chống nước nọ. 11Sẽ có những trận động đất lớn, và nhiều nơi sẽ có ôn dịch và đói kém; sẽ có những hiện tượng kinh khủng và điềm lạ lớn lao từ trời xuất hiện. Đó là Lời Chúa.



Suy Niệm:

Hôm nay chúng ta bắt đầu đọc diễn từ cuối cùng của Đức Giêsu. Các nhà chú giải Kinh thánh gọi đó là “Diễn từ cánh chung”. 

Ở đây Đức Giêsu sử dụng một hình thức văn chương và những hình ảnh có sẵn, mang tính “biểu tượng”: đó là một thứ quy luật ngôn ngữ, mà thời đó mọi người đều hiểu, bởi vì nó thuộc truyền thống, trong Kinh thánh và ở ngoài Kinh thánh. Đức Giêsu nói thứ ngôn ngữ của thời Người. Người dùng lối văn Khải Huyền của thời đại... ngoài ra, còn bí nhiệm nhiều hơn so với phần lớn các kiểu nói Khải Huyền khác. Nếu chỉ đọc sơ sài thiếu tính khoa học, người ta dễ có nguy cơ bỏ qua ý nghĩa sâu xa của diễn từ.

Sự kết thúc thành Giê-ru-sa-lem và sự tận cùng của thế giới. Sự việc trước là “điềm báo” cho biến cố sau. 

Biến cố mà Đức Giêsu nhắm tới (sự phá hủy thành Giê-ru-sa-lem) đã cung cấp cho ta chiếc chìa khóa giải thích đối với nhiều biến cố khác của lịch sử thế giới. 

Thời Đức Giêsu, Đền thờ hoàn toàn mới mẻ: thậm chí chưa được hoàn thành. Công việc xây cất đã khởi sự từ mười chín năm trước Đức Giêsu Kitô. Nó được coi như “một trong bảy kỳ quan” của thế giới cổ. Đền thờ với đá hoa, vàng, màn trướng, ván bọc tường được trạm trổ... đã làm cho bao khách hành hương phải trầm trồ thán phục không ngớt... Người ta thường nói: “Ai chưa được thấy Giê-ru-sa-lem trong vẻ tráng lệ của nó, thì không khi nào bắt gặp được niềm vui. Kẻ nào chưa chiêm ngắm Thánh Điện, người đó chưa bao giờ nhìn thấy một thành phố tuyệt đẹp”. 

Đức Giêsu bảo: “Những gì anh em đang chiêm ngưỡng đó sẽ có ngày bị tàn phá hết, không còn tảng đá nào trên tảng đá nào”.

Đây là biểu tượng sự “mỏng manh, già cỗi” của những công trình đẹp đẽ nhất do con người thiết lập. Mọi công trình đẹp nhất của con người được kiến trúc trên những đổ nát của các công trình khác đã bị tàn phá. Cũng đã có tại nơi đây, xưa kia là hai công trình khác: -Đền thờ được Salômôn xây dựng vào khoảng năm 1.000 trước Đức Giêsu Kitô, đã bị Nabuchonosor phá hủy năm 586 trước Đức Giêsu Kitô.

-Đền thờ được Zôrôbabel xây lại năm 536, sau thời lưu đày, trước Đức Giêsu Kitô. 

-Đền thờ thứ ba, thời Đức Giêsu: bị quân đội của Tướng Titô tàn phá năm 70.

-Năm 687 được thay thế bằêng một “Thánh đường Hồi giáo Omar”, luôn đứng mãi chỗ này tới hôm nay! 

Không hùa theo những tiếng trầm trồ thán phục của các môn đệ, Đức Giêsu loan báo một tai họa, theo kiểu nói truyền thống của các Ngôn sứ 

Tôi suy gẫm về tính cách hết sức “mong manh” của mọi sự vật... đến sự “mỏng dòn” của chính thân tôi... đến đặc tính rất ‘vắn vỏi’ của sắc đẹp, của sự sống...

Cần biết nhìn những thực tế này trước mắt, theo lời mời gọi của Đức Giêsu: “mọi sự đều sẽ bị tiêu diệt”. Tôi có thể rút ra được những bài học .

 Trong bài Tin Mừng hôm nay còn đề cập đến chuyện: Các môn đệ đã đại diện cho ta bên cạnh Đức Giêsu. Các ông đã nêu lên câu hỏi mà hôm nay chúng ta cũng đặt ra. Có lẽ chúng ta cũng muốn biết rõ ngày nào, và dấu chỉ nào... Ta tưởng rằng biết được “ngày tháng” có lẽ sẽ lợi hơn ... 

Anh em hãy coi chừng kẻo bị lừa gạt, vì sẽ có nhiều người mạo danh Thầy đến nói rằng “Chính ta đây”, và “Thời kỳ đã đến gần”; anh em chớ có theo họ. 9Khi anh em nghe có chiến tranh, loạn lạc, thì đừng sợ hãi...

Mọi lý thuyết tiêu biểu về “ngày trở lại” được xây dựng dựa vào một thứ tiên báo rõ ràng việc Đức Kitô trở lại, đều bị phá đổ trước lời tuyên bố của Đức Giêsu trên đây....Ngày qua ngày cần phải sống trong thái độ “không cần biết đến ngày tháng”... không để mình bị lừa gạt bởi những “thứ cứu thế giả”, không để mình hoảng sợ trước những sự khủng khiếp của lịch sử.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa nắm giữ vận mạng con người và thế giới, chúng con tin Chúa sẽ cứu chúng con khỏi những sợ hãi làm nguy hại hồn xác chúng con.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây