SUY NIỆM:
Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói với chúng ta về cầu nguyện và dạy cách cầu nguyện. Nguời nhấn mạnh chúng ta phải đặt mình trước mặt Chúa, tương quan thân tình, hiếu thảo. Đừng đặt mình trước Thiên Chúa như các lương dân, sợ hãi Thiên Chúa, sợ không được nhận lời, chỉ muốn thúc ép Thiên Chúa theo ý mình. Chúng ta hãy biết rằng Chúa yêu ta... Người là Cha chúng ta.
Như vậy, Đức Giêsu nhắc nhở ta một trong những chiều kích cốt yếu của đời sống thâm sâu .Trong Mùa chay này, tôi đã dự liệu thời giờ để cầu nguyện dành cho Chúa hơn các ngày thường.
Mệnh lệnh thứ nhất Chúa nói: Đừng ba hoa. . . lải nhải . . . lắm lời, Ngài mời gọi ta sống giản dị, nội tâm, thinh lặng. Ta có thể cầu nguyện không cần nói gì, đơn thành, thưởng nếm sự hiện diện của Thiên Chúa, ở lặng trước nhan Người, chỉ vậy thôi, không thêm gì nữa. Chúa ở đó ! Con hiện diện với Chúa. Thế là đủ rồi cho ta.
Chúng ta nhiều khi, như dân ngoại, họ nghĩ rằng : cứ nói nhiều là được nhận lời. Khuynh hướng ngoại giáo cũng là xu hướng của ta ngày nay, áp lực Thiên Chúa, Qua sự nài van, người ta tưởng rằng họ, có quyền được nhận lời…. “có qua có lại ". . . Con đã thi hành những gì phải làm, Chúa phải nhận lời con.
Ta nên nhớ :Đừng bất chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì.
Hình ảnh của Thiên Chúa đích thực, đối lập hẳn với hình ảnh của các “thần giả dối”.
Hơn nữa, “Cha của anh” mang vẻ đơn sơ " Trước khi anh em mở miệng, Người đã biết tất cả những gì anh em cầu xin.
. Khi tôi bắt đầu một Kinh nguyện, Thiên Chúa là Cha của tôi: Người chăm chú lắng nghe tôi. Người nhìn tôi với cái nhìn trìu mến . . . như một người Cha âu yếm, như một người mẹ mến thương.
Chúa Giêsu dạy cầu nguyện mở đầu bằng lời như sau: “Lạy Cha chúng con..”, Ở đây, Đức Giêsu đã sử dụng rất đúng từ Híp-ri . "abba = Cha ơi” . Đó là từ quen thuộc nhất trong ngôn ngữ Híp-ri, mà các bé thơ thường dùng khi chúng lăn xả vào vòng tay của Cha mình ?
Tương tự như kêu lên “Ba yêu dấu”.
Chúng ta luôn có khuynh hướng trở lại với những quan niệm triết lý hay đạo đức về Thiên Chúa, như là : Hữu thể siêu việt, Đấng phải ban ơn lành.
Sự gần gũi tự' nhiên giữa người con đối với cha mình, không vì thế mà mất đi : sự tôn quý kính trọng Người Cha đó rất gần cận và rất yêu thương, nhưng cũng là Đấng "chí thánh", Đấng “hoàn hảo" . Chúng ta khâm phục trước Người. Người thật là cao cả.
Trong kinh Lạy Cha, chúng ta mong ước chúng ta danh Cha được nhận biết và “hiển vinh ".
Chúng ta cầu nguyện :
Xin cho chương trình yêu thương của Người được thành tựu.. Xin cho ngày hôm nay lương thực cần dùng. Xin Chúa tha tội cho ta và xin Chúa cho ta khỏi sa chước cám dỗ.
Qua kinh Lạy Cha chúng ta nhận ra:
Cầu nguyện không chỉ là kéo Thiến Chúa đối diện với nhu cầu của mình, mà đúng hơn là đưa bản thân mình vào trong chương trình của Thiên Chúa.
Nói cách khác: người Kitô hữu không chỉ cầu nguyện khi cần, mà còn vì Chúa Kitô dạy: phải cầu nguyện luôn, cầu nguyện là tâm sự với Cha, được hiệp thông với Chúa Giêsu và với Chúa Cha.
Điều kiện cốt yếu của sự cầu nguyện là vâng phục và tin cậy, đó là hai việc giúp ta kết hiệp với Thiên Chúa.
Sứ điệp Lời Chúa hôm nay cho chúng ta kết luận. Mẫu mực sống của chúng ta là Đức Kitô, mẫu mực của lời kinh, lời cầu nguyện của chúng ta là Kinh Lạy Cha.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn