Suy Niệm Thứ Năm tuần II Mùa Chay A

Thứ tư - 08/03/2023 20:00
Thứ Năm tuần II Mùa Chay A
Thứ Năm tuần II Mùa Chay A
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca 16,19-31

Qua dụ ngôn, chúng ta học được một số bài học luân lý trong cuộc sống, chẳng hạn về sự giàu nghèo, đức công bằng, lòng bác ái,… giữa người với nhau. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở tựa đề này, có lẽ là sự thiếu xót khá lớn khi toàn bộ dụ ngôn tập trung xoay quanh cuộc đối đáp giữa Apraham và người phú hộ. Hơn nữa, kết thúc trình thuật lại nhắc nhớ về Môsê và các ngôn sứ, những nhân vật nổi trội trong thời Cựu ước. Vì thế, trình thuật Tin Mừng như là lời mời gọi, nới rộng tầm nhìn của chúng ta về những giá trị căn bản của cuộc sống, và tất cả phải được đặt trên nền tảng của lời Chúa.

Người ăn mày xuất hiện ngay ở đầu dụ ngôn với cái tên là “Lazarô”. Trong khi, người phú hộ lại không có bất cứ một tên riêng nào xác định. Thêm vào đó, tác giả Tin Mừng đặt người Lazarô nghèo trước cửa nhà của tên phú hộ. Điều này không chỉ tạo ra một khoảng cách mà còn đẩy họ đến chỗ “chẳng có gì ăn nhập” với nhau. Thế nhưng, trong cái chết, họ đã gặp nhau và gặp Apraham. Lúc này đây, sự thật được phơi bày và xảy ra sự nghịch đảo giữa hai thân phận: người giàu được người đời đem chôn dưới ba tấc đất, trong khi đó, Lazarô được các thiên thần đem vào dự tiệc trong lòng Apraham. Tới đây, chúng ta vẫn chưa thể hiểu nguyên dẫn đến hậu kết bi thương của người phú hộ. Nếu chỉ dựa trên lời của Apraham, thì chẳng lẽ đời này được phúc lành lại là cớ để con người phải chịu đau khổ đời sau? Điều đó sẽ trở nên hết sức vô lý nếu chúng ta không lần đến những may mối trong sách Đệ Nhị Luật chương 15: “Thiên Chúa sẽ chúc phúc cho anh em, nếu giữa anh em có một người anh em nghèo, thì anh em đừng có lòng chai dạ đá, cũng đừng bo bo giữ của không giúp, mà phải mở rộng tay, và cho họ vay mượn tất cả những gì họ thiếu.” . Dựa vào điểm này, chúng ta nhận thấy người phú hộ không do sự giàu có mà mang tội, nhưng chính là vì ông đã để cho của cải và thú vui làm mờ mắt mình, khiến ông dửng dưng với người bên cạnh. Vì thế, ông đánh mất Lời Chúc Phúc từ Thiên Chúa.

Hơn nữa, cụm từ “lòng chai dạ đá” sách Đệ Nhị Luật vừa nhắc tới không chỉ là thái độ đóng kín đối với tha nhân, mà nó đã trở thành thuật ngữ Kinh Thánh quen dùng để ám chỉ thái độ chối từ lời Chúa. Điều này cũng thật trùng hợp với lời của Apraham trong dụ ngôn: “Môsê và các ngôn sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin”. Phải chăng “lòng chai dạ đá” đối với lời Chúa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến “lòng chai dạ đá” đối với tha nhân? Đây chính là nút thắt quý giá xuyên suốt trong Tin Mừng Luca: khi đứng trước lời của Chúa Giêsu, hầu như những biệt phái và kinh sư luôn lầm bầm, xầm xì, biện minh, cười nhạo, thậm chí là gào thét,… chủ ý chỉ để lấn át âm vang lời Chúa đang xoáy sâu vào tâm hồn và cuộc sống của họ. Cho nên, những người này chẳng bao giờ có được bình an thật, thay vào đó tâm hồn họ đầy dẫy mọi thứ ồn ào trống rỗng, cần được san lấp bởi đủ điều vô bổ của trần gian mà dụ ngôn đã tinh tế khi đặt chúng dưới hình ảnh: “ngày ngày yến tiệc linh đình”. Đó cũng chính là lời cảnh báo dành cho mọi Kitô hữu ngày hôm nay.

Thư Do Thái có một câu nổi tiếng như sau: “Lời Thiên Chúa sống động và linh hoạt, sắc bén hơn mọi thứ gươm hai lưỡi, và đâm nhập vào tận ranh giới giữa tâm với linh, giữa cốt với tủy, Lời đó phê phán tâm tình cũng như ý tưởng của lòng người” (4,12). Chúng ta xin cho ơn được can đảm đón nhận lời của Chúa ngay trong cuộc sống của chính chúng ta, không chỉ bằng khối óc, lời nói hay đôi tay, nhưng bằng cả con tim chân thành, không giả dối. Ngõ hầu, cuộc sống chúng ta trở nên lời chúc phúc mà Thiên Chúa gởi đến mọi người trong thời đại này. Amen

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây