NGÀY 2 THÁNG 10, 2019

Thứ tư - 02/10/2019 01:30
NGÀY 2 THÁNG 10, 2019
Thứ Tư Tuần 26 Mùa Thường Niên Lễ Nhớ Các Thiên Thần Hộ Thủ
 
Nkm 2:1-8
Tv 137:1-6
Mt 18:1-5,10
Hai bài đọc phụng vụ hôm nay, Nkm 2:1-8 và Mt 18:1-5,10 có thể được hiểu như là những cách diễn tả cơ bản về một linh đạo truyền giáo cho thời đại chúng ta.
 
Ở đoạn trước đoạn này (xem Nkm 1: 1 lb), Nơkhemia được giới thiệu là quan chước tửu của vua trong hoàng cung Ba Tư; ông mang trong mình một ký ức sống động và đau đớn về cảnh thành Giêrusalem bị tàn phá (x. Nkm 1: 5-11); đó không phải là một tình cảm yêu nước hoài cổ, mà là một khía cạnh cơ bản của lời cầu nguyện trong Kinh thánh vào thời lưu đày Babylon và hậu lưu đày (x. Tv 137: 5-6). Nó phù hợp với thông điệp về cuộc xuất hành mới từ nơi lưu đày này để trở về nơi “quê cha đất tổ” (xem Is 40: 9-11). Nó là một phần trong kế hoạch của Thiên Chúa cho dân của Người; Người thậm chí sử dụng quyền lực của một người ngoại giáo, vua Kyrô của xứ Ba Tư, một trong những ông vua hùng mạnh của trái đất vào thời đó (xem Ez 1: 1-4). Nơkhemia hiểu rằng trong vị trí của mình tại triều đình của đế chế Ba Tư - khoảng tháng 12 năm 446 tr. CN, vào thời vua Artaxerxes I, gần một thế kỷ sau săc lệnh của vua Kyrô - ơn gọi hay sứ mệnh của ông là phải xây dựng lại Jerusalem, hiểu theo nghĩa rộng là: xử lý các vấn đề cụ thể của dân Do Thái, những người bây giờ có bổn phận tái thiết cộng đồng phụng tự và quản trị tại xứ Giuđa với trung tâm là Giêrusalem.
 
Nơkhemia biết rằng khi đang ở triều đình, ông không thể tiết lộ thân phận Do Thái của mình, vì sợ vua Ba Tư có thể nghi ngờ rằng nỗi đau buồn của ông về việc Giêrusalem bị tàn phá hoang tàng có thể kích động một phong trào nổi loạn để hỗ trợ một thiểu số sắc tộc và tôn giáo trong đế chế. Vua hỏi thẳng Nơkhemia: “Vậy khanh muốn gì?” (Nkm 2:4), như thể vua đang thăm dò lý do tại sao Nơkhemia buồn rầu. Người Do Thái này trong hoàng cung Ba Tư sợ rằng mình có thể nói quá nhiều: “Thần cầu xin Thiên Chúa các tầng trời” (Nkm 2:4). Thực vậy, sách Châm Ngôn dạy chúng ta: “Suy nghĩ lo toan là việc của con người, còn nói câu trả lời là do Ðức Chúa” (Cn 16:1). Và nhờ ánh sáng đức tin này, Nơkhemia có thể được vua cho phép đi Giuđa để lo công việc tái thiết Giêrusalem (x. Nkm 2:5).
 
Trên thực tế, mọi sự bây giờ mau chóng chuyển động theo ý của Thiên Chúa. Vua chỉ hỏi Nơkhemia cần bao nhiêu thời gian để lo sứ mạng của ông tại Giuđa; rõ ràng vua đã chấp thuận cho ông đi (x. Nkm 2:6). Nơkhemia tiếp tục giữ thái độ thận trọng cần thiết để thi hành sứ mạng của mình, nhưng bây giờ chính Thiên Chúa là Đấng hành động (x. Nkm 2:8).
 
“Nhà truyền giáo” này hành động một cách thận trọng giữa cái thế giới thù nghịch mà ông đang sống, nhưng sự thận trọng và khôn ngoan là không đủ nếu không có “bàn tay dẫn dắt” của Chúa. Bây giờ ông sẽ phải có sự hiểu biết về thế giới Palestin là nơi ông sẽ đến để thi hành sứ mạng Chúa trao cho ông.
 
Đoạn Tin Mừng hôm nay, trong đó Đức Giêsu kêu gọi chúng ta hãy sống giống như những trẻ thơ, cho chúng ta thấy rõ chiều sâu của công việc hoán cải cần thiết trong chính Hội Thánh để có thể thi hành sứ mạng của mình. Sứ mạng này có thể bị phá hỏng từ bên trong cộng đoàn các môn đệ của Đức Giêsu do những cám dỗ về tính kiêu ngạo và quyền lực được khơi dậy trong ngôn ngữ tôn giáo (x. Mt 18:1). Trong những dòng cuối của đoạn Tin Mừng này, trong đó có nhắc đến các tội ngăn cản chúng ta đi theo Chúa Giêsu lên Giêrusalem, là cám dỗ cuối cùng và khó kháng cự nhất - sau cám
 
 
46        ✠ Gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô
 
dỗ về tính dục sai trái (x. Mt 19:1-12) và tham lam tiền bạc (x. Mt 19:16-26) - đó là cám dỗ về quyền lực, nó có vẻ là bất trị ngay cả đối với các môn đệ của Đức Giêsu (x. Mt 20:20-28).
 
Đối với việc phá hỏng sứ mạng bởi tội lỗi, Đức Giêsu đưa ra một cử chỉ có ý nghĩa và một sự cam kết sống còn: trở nên giống như trẻ thơ (x. Mt 18:2-4). Bất cứ ai cảm thấy mình được gọi thi hành sứ mạng cần phải có một sự hoán cải sâu xa: trở nên giống như trẻ thơ. Không phải giống trẻ thơ chỉ theo nghĩa thuần tuý nhân loại. Nơkhemia hẳn đã phải có một sự ý thức cụ thể và sâu sắc về cả thế giới ông đang sống và sắp sửa ra đi, và thế gới ông cảm thấy mình được kêu gọi phải đi đến. Cũng thế, mọi môn đệ Đức Giêsu mà cảm thấy mình được gọi thi hành sứ mạng đều phải có đức tin vào Thiên Chúa và hoàn toàn tin cậy vào Thiên Chúa. Người môn đệ truyền giáo phải có cùng một niềm tin cậy giống như các trẻ thơ tin cậy vào cha mẹ chúng, tin cậy vào tình thương và sự che chở của cha mẹ, và vì thế cũng tin tưởng vào hiện tại, vốn đã là khởi đầu của tương lai.
 
Đó cũng là cùng một trải nghiệm của Đức Giêsu với tư cách là Con của Chúa Cha, hoàn toàn ý thức về thực tại, hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng phục tùng Người. Chỉ bằng cách này, hoàn toàn trở nên giống Chúa Giêsu, chúng ta trong tư cách là môn đệ mới có thể thi hành sứ mạng mà chúng ta được kêu gọi thực hiện. Người Kitô hữu mà đã thực sự trở nên giống như trẻ thơ theo cách hiểu của Đức Giêsu, thì nhờ kinh nghiệm sẽ học được rằng những kết quả của sứ mạng luôn nằm trong tay của Đấng đã cho Đức Giêsu phục sinh từ cõi chết và là Đấng sai họ thực hiện sứ mạng. Vô phúc cho cộng đoàn Kitô hữu nào coi niềm tin này là vô nghĩa, khinh thường hay chối bỏ niềm tin này: “Anh em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời” (Mt 18:10).
 
Trở nên giống như trẻ thơ tạo cho người môn đệ truyền giáo hình dáng của mối quan hệ với Đức Giêsu, là Thầy và là Chúa. Trong Đức Giêsu, người môn đệ khám phá ra ơn gọi làm con của mình như một người con của Chúa Cha và sự tự do vâng phục của mình như là kết quả của việc thuộc về đức tin và sứ mạng. Là người con trai con gái trong Chúa Con, mỗi người môn đệ đều là người truyền giáo vì được sai đi loan báo tin vui, được nâng đỡ và đồng hành bởi các thiên thần, các sứ giả thiên quốc, giúp đỡ họ luôn mở lòng mình ra cho chiêm niệm như là nền tảng của sứ mạng, và cởi mở trước những thách thức của thế giới mà họ muốn làm chứng về Chúa cho nó. Giống như các thiên thần hộ thủ được ban cho mỗi người chúng ta, người môn đệ với tinh thần trẻ thơ luôn luôn nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Cha nơi Đức Giêsu để luôn luôn khám phá ra nơi bất cứ ai khuôn mặt của một người anh chị em mình, để yêu thương và cứu rỗi họ.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây