TÌM HIỂU LỜI CHÚA LỄ GIÁNG SINH

Thứ sáu - 23/12/2022 12:58
TÌM HIỂU LỜI CHÚA LỄ GIÁNG SINH
Chủ đề trọng tâm của lễ Giáng Sinh là biến cố Thiên Chúa Nhập Thể làm người để cứu nhân loại khỏi ách nô lệ của tội lỗi. Do đó, lễ Giáng Sinh là lễ Thiên Chúa cứu chuộc chúng ta. Sứ điệp của Lễ Giáng Sinh là Thiên Chúa nhập thể làm người để ở với chúng ta như Đấng Cứu Chuộc, Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Lời Chúa công bố sứ điệp Giáng Sinh này.
 
 
 
 
Chủ đề trọng tâm của lễ Giáng Sinh là biến cố Thiên Chúa Nhập Thể làm người để cứu nhân loại khỏi ách nô lệ của tội lỗi. Do đó, lễ Giáng Sinh là lễ Thiên Chúa cứu chuộc chúng ta. Sứ điệp của Lễ Giáng Sinh là Thiên Chúa nhập thể làm người để ở với chúng ta như Đấng Cứu Chuộc, Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Lời Chúa công bố sứ điệp Giáng Sinh này.
BÀI ĐỌC 1: Is 52,7-10
Vui ngày trở về
 
Bài đọc này, trích từ phần thứ hai của ngôn sứ Isaia, được viết vào đêm trước khi Israel kết thúc cuộc lưu đày ở Babylon, tràn ngập niềm vui của cuộc trở về Giêrusalem sắp xảy ra. Sau nhiều năm chờ đợi và nghi ngờ, tác giả hình dung ra một vị sứ giả xuất hiện trên núi để loan báo tin mừng về sự bình an, ơn cứu rỗi và sự trở lại thành Giêrusalem đổ nát. Khi thành thánh bị cướp phá và người dân bị kéo lê (theo nghĩa đen là bằng các móc thịt) băng qua sa mạc để sống lưu vong, dường như Thiên Chúa của họ đã không bảo vệ họ. Nhưng bây giờ người ta nhận ra rằng, cuối cùng, Thiên Chúa là Vua và Ngài chiến thắng mọi kẻ thù. Hơn nữa, một chiều kích mới đã mở ra: Thiên Chúa mang ơn cứu độ không chỉ cho Israel mà còn cho toàn thế giới, đến “tận cùng trái đất”. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các Kitô hữu, vì đó là cách diễn đạt được Chúa Phục Sinh dùng trước khi Người thăng thiên, vào lúc các tông đồ của Người chuẩn bị thực hiện sứ mệnh toàn cầu là mang tin mừng đến cho mọi quốc gia. Do đó, đây là một lời nhắc nhở giá trị vào lễ Giáng Sinh rằng lễ này không chỉ đơn thuần là một lễ kỷ niệm của cộng đoàn mà là khởi đầu sứ mệnh của mỗi Kitô hữu để mang niềm hy vọng và lời hứa của Thiên Chúa cho toàn thế giới.
ĐÁP CA: Tv 98,1-6
Chúa mặc khải quyền năng cứu độ
 
Thánh vịnh này là một bài thánh ca ngợi khen những chiến thắng của Đức Chúa và sự mặc khải quyền năng cứu rỗi của Ngài cho các quốc gia trên trái đất. Đức Chúa không chỉ thể hiện lòng nhân từ và trung thành của Ngài đối với dân giao ước, mà những hành động vĩ đại của Ngài dành cho dân Israel còn là một bằng chứng cho các quốc gia khác trên thế giới nhận biết cả quyền năng và lòng thương xót của Ngài nữa. Vì vậy, tác giả Thánh vịnh kêu gọi cả trái đất hát một bài ca vui mừng ngợi khen Chúa là Đức Chúa của Israel.
Thiên Chúa bày tỏ quyền năng cứu độ của Ngài qua lễ hy sinh của Chúa Con. Nhờ đó, Thiên Chúa mở rộng ân sủng cứu độ đời đời cho tất cả những ai đến với Ngài trong đức tin, thể hiện qua Bí tích Rửa tội (Mc 16,16). Mỗi người thể hiện đức tin trong hành động bằng việc lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy trong nước và Thần Khí, thì trở nên con cái theo hình ảnh Chúa Kitô trong gia đình Hội Thánh của Thiên Chúa (Ga 3,5-7). Ngài ban tặng hồng ân cứu độ của Ngài, không phân biệt nguồn gốc dân tộc, tuổi tác hay giới tính của họ, và Ngài cung cấp cho họ một gia đình thánh thiêng trong Vương quốc của Ngài là Giáo hội.
 
BÀI ĐỌC 2: Hr 1,1-6
Thiên Chúa phán dạy qua Thánh Tử
 
Thư gửi tín hữu Hipri tập trung vào nhân tính đích thực của Chúa Kitô, Đấng đã được tôn vinh một cách độc nhất, và cũng nói về chức tư tế của Người. Ở đây, trong phần mở đầu của bức thư cả hai chủ đề này đều được phác thảo. Chúa Kitô cao hơn các thiên thần là các sứ giả của Thiên Chúa, các ngài hoàn thành các công việc của Thiên Chúa và là thụ tạo cao nhất trong tất cả các sinh vật được dựng nên. Chính nhờ những sứ giả này mà ý muốn của Thiên Chúa được thực hiện, nhưng Chúa Kitô cao hơn các thiên sứ một cách vô song. Với tư cách là “sự phản chiếu vinh quang của Thiên Chúa” và “hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa”, Chúa Kitô được nói đến dưới hình ảnh Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa. Trong Cựu Ước, Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa được coi là hình ảnh, sự phản chiếu, sự phát xuất từ Thiên Chúa qua đó Thiên Chúa tạo dựng, và qua đó Ngài được phản chiếu trên thế giới, theo cách mà quyền năng và lòng nhân từ của Ngài được cảm nhận. Đồng thời, trong lịch sử làm người, Chúa Kitô đã tẩy trừ tội lỗi và đã được tôn vinh bên hữu Thiên Chúa. Toàn bộ lịch sử cứu độ được ám chỉ trong những lời này, diễn tả cả việc Thiên Chúa đến với con người bằng biến cố nhập thể, lẫn việc tôn vinh bản tính nhân loại bằng sự chứng thực nơi Chúa Kitô khi Người phục sinh và thăng thiên.
 
TIN MỪNG: Ga 1,1-18
Ngôi Lời đã làm người
 
Lời mở đầu của Tin Mừng Gioan có một vị trí đặc biệt trong thần học Kitô giáo, và trong nhiều thế kỷ đã được đọc vào cuối thánh lễ như một bản tổng kết toàn bộ công cuộc cứu độ. Tựa đề bắt đầu với công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa nhờ Ngôi Lời, và kết thúc với việc hoàn thành mục đích của công trình sáng tạo nhờ ân sủng và sự thật nơi Chúa Giêsu Kitô. Ở trung tâm đó là biến cố nhập thể, mở ra và mời gọi mọi người đón nhận Chúa Kitô để trở thành con Thiên Chúa. Câu chuyện Tin Mừng Marcô bắt đầu khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, và tiếng nói từ trời tuyên bố rằng Người là con Thiên Chúa. Mátthêu và Luca thêm những câu chuyện thời thơ ấu để cho thấy Chúa Giêsu sở hữu và biểu lộ những phẩm tính của Thiên Chúa ngay từ khi sinh ra. Gioan đi ngược lại điều này để suy niệm về phần cuối cùng của cả công trình tạo dựng và sự hoàn thành của Ngôi Lời nhập thể. Có lẽ tiếng kêu hân hoan nhất là: “Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người”, vì vinh quang chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa mà thôi. Tuyên bố này chứa đựng nghịch lý rằng Chúa Kitô với tư cách là một con người đã làm cho vinh quang thiêng liêng này có thể nhìn thấy được, và đó là vinh quang của chính Người, được chứng kiến bởi các môn đệ mà Người đã sống và hoạt động. Chính truyền thống của họ đã được thể hiện trong các  câu chuyện Tin Mừng được thuật lại và được cử hành quanh năm.
THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO
+ GLHTCG 456-460, 566 : “Tại sao Ngôi Lời làm người?”
+ GLHTCG 461-463, 470-478 : Mầu nhiệm Nhập Thể
+ GLHTCG 437, 525-526: Mầu nhiệm Giáng Sinh
+ GLHTCG 439, 496, 559, 2616: Đức Giêsu là Con vua Đavít
+ GLHTCG 65, 102 : Thiên Chúa phán dạy mọi sự trong Ngôi Lời
+ GLHTCG 333 : Đức Kitô Nhập Thể được các Thiên Thần tôn thờ
+ GLHTCG 1159-1162, 2131, 2502 : Nhập Thể và các ảnh tượng về Đức Kitô
Lm Giuse Ngô Quang Trung
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây