TÌM HIỂU LỜI CHÚA CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, NĂM A  

Thứ bảy - 26/11/2022 20:48
TÌM HIỂU LỜI CHÚA CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG, NĂM A  
Lm Giuse Ngô Quang Trung

Bài đọc 1: Is 2,1-5
Ngôn sứ Isaia viết những dòng này vào khoảng năm 740 BC khi tinh thần của những người Giuđa đang hoang mang tột độ: quân Assyria đang lăm le tấn công Giuđa. Lòng dân lo lắng nghi ngờ quyền năng Thiên Chúa; họ tự hỏi Chúa có thể duy trì triều đại Đavít như lời Ngài đã hứa không. Tuy nhiên cũng có nhiều người khác tin rằng họ sẽ đứng vững trước mọi kẻ thù.
Bởi vì Chương 1 Isaia cũng bắt đầu với những lời lẽ tương tự, nên nhiều người nghĩ rằng Chương 2 này cùng với vài Chương kế tiếp ban đầu hợp thành một tài liệu riêng. Những ý tưởng của Cc. 2-4 cũng xuất hiện trong Mikha 4. “Trong tương lai” (c. 2) Chúa sẽ khởi đầu một kỉ nguyên mới: Ngài sẽ ở tại một “ngôi nhà” (3) trên mặt đất tại Giêrusalem. Sự hiện diện của Ngài giữa chư dân trên trái đất này nói lên quyền năng của Ngài. Giêrusalem nguyên thủy được xây trên một ngọn đồi (núi) về phía đông; vào thời Isaia nó được mở rộng một phần sang phía tây. “Sion” (c. 3) nguyên thủy là tên của ngọn đồi nằm phía đông, tức là vị trí khởi đầu của thành. Tên này về sau dùng cho cả thành.
Vị ngôn sứ tiên báo về một thời gian mà tất cả các dân tộc sẽ hành hương lên Giêrusalem: “Đến đây, ta cùng lên núi Đức Chúa” (c. 3), để thờ phượng Thiên Chúa, để học cách sống của Ngài. Thành thánh sẽ là nguồn chỉ dẫn cho con người cuộc sống đạo đức. Trong Chương 30, Isaia cho chúng ta biết rằng vào thời của ông, Giuđa đã từ chối sứ điệp của Chúa. Nhưng vào thời tương lai, mọi dân tộc sẽ đón nhận sứ điệp ấy. Từ ngữ Hípri “Torah, Thánh Luật” (c.3) cũng là tên của năm quyển sách đầu trong Kinh Thánh, gọi là Sách Luật. Trong thời gian tới, Thiên Chúa sẽ giải quyết mọi tranh chấp giữa các quốc gia: Ngài sẽ là Thẩm phán (c. 4), là trọng tài phân xử những bất đồng giữa mọi người dân. Đó sẽ là một thời đại hòa bình thịnh đạt: chiến tranh chỉ là quá khứ, nông nghiệp (nguồn lợi chính của Israel) sẽ phát triển thịnh vượng. Người ta không còn cần đến quân đội, mà đầu tư mọi nguồn lực cho công việc làm ăn. Sau khi phác họa thời đại của Đấng Messia, trong câu 5 Isaia mời gọi mọi người sống niềm vui ấy ngay giờ phút này.
Thánh vịnh 121
Có vẻ như tác giả thánh vịnh đã được mời gọi tham gia cùng một số người hành hương lên “nhà của Chúa”, tức là đền thờ Giêrusalem. Trong câu 2 họ đã đến cổng thành. “Được xây nên một khối vẹn toàn” (c. 3) có ý nói đến tính bất khả xâm phạm của thành. Hãy lưu ý đến các từ cổng (c. 2), tường trong lũy ngoài (c. 7), an ninh, thái bình, và lâu đài dinh thự (c. 7)... Đền Thờ là nơi mọi người của tất cả mười hai chi tộc (c. 4) họp nhau để tạ ơn Chúa và để học biết đường lối của Ngài. Đó là nơi các vị vua xuất phát từ Đavít ngự trị, trong vai trò là đại diện của Thiên Chúa. Vua giải quyết các tranh chấp và bất hòa giữa dân. Cc. 6-7 kêu gọi những người đến thờ phượng Chúa cầu nguyện cho thành thánh được hòa bình và thịnh vượng. Tác giả thánh vịnh cầu nguyện với Chúa cho thành được an lạc (c. 8), ông thay mặt cho những người vắng mặt là bà con bạn hữu phải ở nhà. Trong câu 9, ông trở lại nói với bản thân mình: vì lợi ích của Đền Thờ, ông sẽ tìm kiếm sự tốt lành tối thượng, tức là Thiên Chúa.
Bài đọc 2: Rm 13,11-14a
Trong chương này, Cc. 1-8 thánh Phaolô nói đến trách nhiệm, mà chúng ta là những Kitô hữu phải có đối với chính quyền; ngài tiếp tục giáo huấn về những ràng buộc luân lí đối với các Kitô hữu. Một điều duy nhất mà chúng ta mắc nợ người khác- Kitô hữu và cả những người không phải là Kitô hữu, đó là tình bác ái: tình yêu thương tóm kết tất cả các điều răn đối với một Kitô hữu, trong đời sống cũng như về mặt đạo đức. Nhưng tình yêu, đối với Kitô hữu là một cam kết dấn thân chứ không phải là một sự áp đặt, và sẽ chẳng bao giờ chúng ta có thể sống trọn vẹn.
Và tiếp theo Cc. 9-10: nếu chúng ta yêu tha nhân thì chúng ta phải đối xử với họ như Thập Giới (“Lề Luật”) đòi hỏi: điều này phát xuất từ chính lòng bác ái, nghĩa là chúng ta không thể xúc phạm đến họ bằng hành vi ngoại tình, giết người, trộm cướp…Do đó, nếu yêu người thì chúng ta chu toàn lề luật vậy (c. 8).
Và bây giờ Phaolô nói đến một lí do khác để hiểu tại sao hành vi đạo đức là quan trọng đối với Kitô hữu. Chúng ta biết rằng chúng ta đang sống trong thời hiện tại và cũng là thời Đấng Messia đã đến lần thứ nhất. Và chúng ta đang chờ đợi Người đến lần thứ hai, thời gian “ơn cứu độ đã đến gần hơn trước kia, khi chúng ta mới trở thành tín hữu” (c. 8). Phaolô dùng ngôn ngữ thời gian để nói đến sự mau chóng: “đêm sắp tàn, ngày gần đến”: chúng ta phải tỉnh thức, phải vượt qua đêm tối để tiến đến với ánh sáng; vượt qua tội lỗi để đến với sự thiện hảo. Hình ảnh “khí giới” rất quen thuộc với văn chương Do Thái đương thời, khi nói về thời tận cùng. Cũng như trong 1 Tx 5,8 khi nói đến các khí giới cần có, Phaolô nhắc chúng ta phải “cầm lấy khí giới của sự sáng” (c. 12) để chiến đấu. “Chúng ta hãy sống đứng đắn” như thể Ngày của Chúa đã gần kề. Phải sống “đứng đắn” để đừng làm hại bản thân và tha nhân. Hãy để cho Chúa Kitô trở thành khí giới của chúng ta và đừng chiều theo dục vọng của tính xác thịt. Trong bí tích Thánh tẩy, chúng ta đã mặc lấy Chúa Kitô (c. 12), nhưng đời sống trong Chúa Kitô thì còn phải lớn lên qua cầu nguyện và cảm nghiệm. Khi đức tin tăng triển, chúng ta càng ngày càng có thể vượt qua những dịp tội mời gọi.
Bài Tin mừng: Mt 24,37-44
Nói với các môn đệ về sự hủy diệt Đền Thờ Giêrusalem, Chúa Giêsu dùng những dấu chỉ và hình ảnh có vẻ đen tối diễn tả về thời sau cùng, nghĩa là theo ngôn từ của nền văn chương đương thời. Đối diện với những đau khổ và thử thách xảy đến trước thời gian cuối cùng, xã hội sẽ đảo lộn, “nhiều người sẽ vấp ngã” (c. 10) về đức tin, nhưng “những ai bền chí đến cùng sẽ được cứu thoát” (c. 13). Sau những biến cố này, “Con Người” (cc. 27,30) sẽ xuất hiện trong quyền năng và vinh quang. Biến cố này đánh dấu sự khởi đầu mới, một cách hiện hữu mới. Các môn đệ cần phải nhận biết những dấu chỉ của ngày Chúa quang lâm (cc. 32-35).
Nhưng chúng ta không thể biết được chính xác thời điểm nào biến cố ấy xảy ra (c. 36). Cả các thiên sứ và người Con cũng chẳng thể biết. Tình trạng này cũng giống với thời gian trước nạn Hồng Thủy: dân chúng quá bận tâm đến những việc trần thế mà quên mất số phận cuộc đời mình (c. 38). Khi đại nạn xảy ra một số nhỏ có ông Nôê “vào tàu” và được cứu, còn tất cả bị nước nhận chìm và cuốn đi. Thời điểm của thời đại mới cũng sẽ như thế. Chúa Giêsu đưa ra hình ảnh hai người đàn ông (c. 40) và hai người đàn bà (c. 41). Người thì được “đem đi”, cùng với Chúa Kitô, nghĩa là họ đã tỉnh thức chuẩn bị, còn người kia bị “bỏ lại”. Câu 43 cũng là một ví dụ khác. Vậy hãy “sẵn sàng và tỉnh thức” (cc. 42, 43) trước biến cố của Chúa: sẵn sàng cho ngày Chúa Kitô trở lại!
& THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ
1.Việc Chúa nói đến ông Nôê thật là ý nghĩa. Nó cho chúng ta biết rằng ông Nôê là một nhân vật, một người thật, một người mà sau Hồng Thủy Thiên Chúa đã kí kết một giao ước là sẽ không bao giờ tiêu diệt nhân loại nữa. Và Ngài hứa sẽ duy trì giao ước này bao lâu thế gian còn tồn tại. Cuộc sống mọi người chúng ta được hưởng lời hứa của giao ước này một cách trọn vẹn, vĩnh viễn ở ngay thời gian tại thế chứ không phải đợi cho tới khi nó kết thúc. Xem GLHTCG 71.
2. Sự sống này được trao ban cho chúng ta nhưng nó sẽ kết thúc một ngày nào đó chúng ta không biết. Nhưng điều chắc chắn là khi ngày đó xảy đến chúng ta phải đứng trước vị Thẩm phán là Chúa Giêsu,  Người là Đấng khoan dung nhưng cũng thật công minh. Người là Đấng giàu lòng thương xót ban nguồn sự sống vĩnh cửu cho mọi người, nhưng chúng ta vẫn phải tính sổ cuộc đời trước mặt Chúa. Vì thế, một cách nào đó, chúng ta hãy sống những ngày hiện tại như là ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Xem Công đồng Lyons II (1274): DS 859; DS 1549 và GLHTCG 1059.
MỘT SỐ CHỦ ĐỀ GIÁO LÍ KHÁC
+ GLHTCG 668-674: Chúa Kitô sẽ ngự đến trong vinh quang. Chúa Kitô hiển trị trong quyền năng và có mặt trong lịch sử loài người qua Hội Thánh, cho đến khi mọi sự quy phục Người.
+ GLHTCG 64-67, 758-762: Giao ước đã mở ra. Hội Thánh, một cộng đoàn hiệp thông với Chúa Ba Ngôi, được sinh ra từ lòng yêu thương của Chúa Cha, sẽ hiện hữu và phát triển theo thời gian.
+ GLHTCG 2305, 2317: Hòa bình trên mặt đất. Đó là hoa trái bình an của Chúa Kitô. Việc chấm dứt chiến tranh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây