Khi chúng ta gần kết thúc năm phụng vụ của Giáo hội, các bài mang mầu sắc cánh chung hơn - những thực tại liên quan đến thời kỳ sau cùng. Chủ đề chính của các bài đọc hôm nay là thực tế của cuộc sống sau khi chết và mối quan hệ giữa cuộc sống của chúng ta trên trần gian với cuộc sống vinh quang hoặc hình phạt sẽ xảy ra sau đó. Các bài đọc mời gọi chúng ta suy tư về ý nghĩa thực sự của sự phục sinh trong đời sống của chúng ta.
Khi chúng ta gần kết thúc năm phụng vụ của Giáo hội, các bài mang mầu sắc cánh chung hơn - những thực tại liên quan đến thời kỳ sau cùng. Chủ đề chính của các bài đọc hôm nay là thực tế của cuộc sống sau khi chết và mối quan hệ giữa cuộc sống của chúng ta trên trần gian với cuộc sống vinh quang hoặc hình phạt sẽ xảy ra sau đó. Các bài đọc mời gọi chúng ta suy tư về ý nghĩa thực sự của sự phục sinh trong đời sống của chúng ta. BÀI ĐỌC 1: 2 Mcb 7,1-2, 9-14 Sống lại trong đời sống mới
Đây là bài đọc duy nhất trích từ sách Maccabê trong chu kỳ các bài đọc Chúa nhật. Vào năm 167 trước Công nguyên, Đế chế Syria thống trị Palestine, và vua Antiochô IV quyết định thực hiện một bước quan trọng để thống nhất đế chế của mình bằng cách xóa bỏ các phong tục thờ cúng và tôn giáo riêng của người Do Thái. Ông đã gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ không ngờ, và một cuộc đàn áp quy mô đã xảy ra. Cuộc kháng chiến chống lại sự đồng hóa được lãnh đạo bởi ba anh em tên là Maccabê; họ mang tên của họ cho hai cuốn sách Kinh Thánh này. Bài đọc hôm nay đưa ra một tình huống trong cuộc bức hại đó. Tầm quan trọng lâu dài của một thái độ anh hùng như vậy là sự phát triển niềm tin về sự phục sinh vào cuộc sống mới. Cho đến thời điểm đó, Israel đã coi những người chết bị giam cầm trong Sheol, bị giới hạn trong một đời sống khốn khổ, nơi người chết không còn sức lực và thậm chí không thể ngợi khen Thiên Chúa. Giờ đây, họ thấy rằng Thiên Chúa sẽ cho những người đã chết vì đức tin được sống lại trong cuộc bách hại. Vào thời Chúa Giêsu, niềm tin vào sự phục sinh của người chết để sống lại cuộc sống mới là phổ biến ở Israel. Chỉ có những người theo chủ nghĩa truyền thống Sađucê không chấp nhận điều này.
ĐÁP CA: Tv 17:1, 5-6, 8 Xin ơn che chở
Thánh vịnh 17 là một lời cầu nguyện của vua Đavít. Tác giả đã bị tấn công một cách vô cớ và tìm nơi ẩn náu trước nơi phán xét của Chúa, vị quan xét công bình, trong Đền thờ Giêrusalem. Tin chắc rằng mình vô tội trước những cáo buộc chống lại mình, tác giả Thánh vịnh kêu cầu sự công bằng của Chúa (cc. 1-5). Ông tự tin cầu xin sự trợ giúp của Chúa chống lại kẻ thù của mình (cc. 6-8). Trong câu 8, ông cầu cứu: Xin giữ gìn con như thể con ngươi, dưới bóng Ngài xin thương che chở. Trong câu 15: Về phần con, sống công minh chính trực, con sẽ được trông thấy mặt Ngài, khi thức giấc được thỏa tình chiêm ngưỡng Thánh Nhan. Tác giả sử dụng những hình ảnh quen thuộc về sự chăm sóc đặc biệt của Thiên Chúa (x. Đnl 32,10; Cn 7,2; và Is 49,2). Hình ảnh ẩn dụ về đôi cánh bảo vệ của Thiên Chúa xuất phát từ nơi Thiên Chúa ngự giữa đôi cánh dang rộng của các Kêrubim trên Hòm Giao Ước trong Đền Thánh Giêrusalem (1 V 6,23-28; 8,6-7). Chúa Giêsu sẽ dùng cùng một ẩn dụ về đôi cánh che chở của Thiên Chúa trong lời than thở của Người về số phận của Giêrusalem (Mt 23,37).
“Khi thức giấc, con được thỏa tình chiêm ngưỡng Thánh Nhan”. Theo cái nhìn Kitô giáo, chúng ta có thể thấy điều này nói về sự sống vĩnh cửu. Sự thức giấc nói về người chết sống lại để muôn đời hưởng kiến nhan Chúa (GLHTCG 1023). BÀI ĐỌC 2: 2 Tx 2,16-3,5 Ngày quang lâm
THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO + GLHTCG 992-996 : Mặc khải tiệm tiến về sự Phục Sinh + GLHTCG 997-1004 : Sự phục sinh của chúng ta trong Chúa Kitô + GLHTCG 1023-1029 : Thiên đàng + GLHTCG 1030-1032 : Sự thanh luyện cuối cùng hay luyện tội