TĂNG TRƯỞNG TRONG KHIÊM NHƯỜNG

Thứ năm - 13/01/2022 09:25
TĂNG TRƯỞNG TRONG KHIÊM NHƯỜNG
Rượu là chất men, chất gây xúc tác làm thăng hoa mọi sự dính dáng đến nó, là loại thức uống không thể thiếu trong những cuộc vui. Tiệc cưới Ca-na trong bài Tin Mừng hôm nay đã cho chúng ta thấy một sự khủng hoảng khi mà “Họ hết rượu rồi!”
CHÚA NHẬT II MÙA THƯỜNG NIÊN C (Ga 2,1-12)
Rượu là chất men, chất gây xúc tác làm thăng hoa mọi sự dính dáng đến nó, là loại thức uống không thể thiếu trong những cuộc vui. Tiệc cưới Ca-na trong bài Tin Mừng hôm nay đã cho chúng ta thấy một sự khủng hoảng khi mà “Họ hết rượu rồi!”. Một thực trạng đáng buồn, “Hết rượu!”. Tiệc cưới hết rượu. Đời sống hết rượu. Hết chất xúc tác, hết vị nồng tình yêu, hết niềm vui say yêu thương, hết niềm hăng say phấn khởi thì cuộc sống hôn nhân sẽ là gì? Để thứ rượu đó không vơi cạn mà ngày càng thấm nồng hơn, chúng ta cũng như các gia đình trẻ phải cùng nhau gầy dựng nên và chạy đến bên Chúa mà múc lấy thứ rượu mới thơm nồng mà không phải trả tiền. Vậy thì cách thức nào có thể giúp chúng ta làm được điều đó? Bài Tin Mừng hôm nay dạy cho chúng ta cách không những để tránh khủng hoảng hết rượu mà còn làm cho nó trở nên thơm ngon mỹ vị hơn, đó là học bài học của sự khiêm nhường.
Khiêm nhường để thấu hiểu. Thật khó để có thể hiểu được người khác và chấp nhận ai đó khi mà mình luôn đứng ở vị thế trên cao. Động từ “Understand” trong tiếng Anh diễn đạt tư tưởng này rất hay. “Understand” có nghĩa là “hiểu”. Nó được ghép bởi giới từ “under” nghĩa là “ở phía dưới” và động từ “stand” nghĩa là “đứng”. Tức là để hiểu ta phải đứng xuống dưới. Đây là một thái độ của sự khiêm nhường. Khiêm nhường để có thể hiểu được người khác trong mối dây tương quan liên vị. Đức Ma-ri-a và Chúa Giê-su trong bài Tin Mừng cho chúng ta thấy được thái độ khiêm nhường này. Là khách được mời đến dự tiệc, Đức Ma-ri-a và Chúa Giê-su đến để chung vui, chia sẻ niềm hạnh phúc với đôi tân hôn trong ngày trọng đại của họ. Tuy vậy, các Ngài không chỉ dừng lại trong mối tương quan này mà còn đi xa hơn. Các Ngài đã đi vào trong tương quan thân thiết, đi vào trong tương giao gia đình với đôi tân hôn, đi vào trong chính cuộc đời của họ để có thể hiểu được những khúc mắc, những khó khăn của cuộc sống, cụ thể ở đây là sự thiếu rượu. Nếu các Ngài chỉ đến để vui chơi ca múa nhảy, đến để ăn uống không thôi thì ắt hẳn các Ngài đã chẳng thể hiểu, chẳng thể biết được khó khăn mà đôi tân hôn đang gặp phải? Trong tương giao thường ngày, đặc biệt là tương giao trong hôn nhân, chúng ta luôn cần đến sự thấu hiểu này. Hiểu để cảm thông, hiểu để thông chia, hiểu để dễ dàng nhận ra sự thiếu thốn của đối phương, hiểu để nhạy cảm với cuộc sống hôn nhân, hiểu để đối xử tinh tế với nhau, hiểu để can thiệp vào cuộc sống của nhau cách đúng lúc. Để có thể làm được như vậy, nó đòi buộc chúng ta phải biết cúi đầu xuống, phải biết khiêm nhường.
Khiêm nhường để chấp nhận sự giới hạn của bản thân và để nhận sự trợ giúp từ người khác. Tin Mừng không nói gia chủ và đôi tân hôn có biết đến việc hết rượu hay không, chỉ nhắc đến chi tiết Đức Ma-ri-a nhận thấy họ hết rượu. Nhưng dù thế nào đi nữa, dù có biết hay không thì họ cũng không thể cứu vãn được tình hình cấp bách ngay lúc ấy. Nếu họ tự sức vượt qua được khó khăn thì việc Đức Ma-ri-a cầu khẩn Chúa Giê-su can thiệp vào chẳng phải là dư thừa vô ích và có phần lố bịch sao? Chính chi tiết này cho chúng ta thấy, họ bất lực và không thể làm gì được lúc này. Họ cần sự trợ giúp. Cuộc sống này cũng vậy. Chúng ta chẳng thế nào đủ sức cáng đáng hay lo lắng hết tất cả mọi việc, chẳng thể nào tiên liệu mọi việc, cũng chẳng sắp xếp mọi sự xuôi chảy được. Chính vì thế, sự khiêm nhường thật cần thiết để mỗi người chúng ta nhận ra sự giới hạn của bản thân, để chúng ta đón nhận sự giúp đỡ của người khác. Khi chúng ta chấp nhận bản thân, chấp nhận sự giúp đỡ là lúc chúng ta đang lớn dần lên cả về nhận thức, cả về niềm tin phó thác vào Thiên Chúa.
Khiêm nhường để đối thoại. Đối thoại là để lắng nghe nhau chứ không phải là để đối đáp những lời thoại của chúng ta, để đối đáp những suy nghĩ của bản thân, để lời qua tiếng lại.. Và như vậy, nó cần cả một nghệ thuật. Nghệ thuật của sự lắng nghe. Nghe là thái độ của sự khiêm nhường và nhẫn nhịn. Nhờ khiêm nhường mà trong đối thoại chúng ta có thể đón nhận ý kiến của nhau, có thể nghe được tâm tư tình cảm, nghe được suy nghĩ của nhau, nghe được cõi lòng của đối phương, và nó là cách để tìm ra những giá trị thiết thực. Giả như cả hai bên đều nói thì ai sẽ là người nghe, ai sẽ là người hiểu, ai sẽ là người đón nhận ý kiến của đối phương. Nếu thế, đối thoại chỉ là một cuộc đấu võ miệng, một cuộc cãi vã vô ích mà chẳng thể đem đến tính xây dựng. Đức Ma-ri-a đã im lặng để lắng nghe nỗi trăn trở của gia chủ tiệc cưới, Chúa Giê-su lắng nghe lời thỉnh nguyện của Đức Ma-ri-a, và hiểu được lời khẩn cầu giúp đỡ của gia chủ, các tôi tớ im lặng để nghe lời dặn dò từ Đức Ma-ri-a và im lặng vâng nghe chính Lời Chúa Giê-su truyền và nhờ vậy mà phép màu đã xảy ra. Cuộc sống chúng ta rất cần những phép màu để xoa dịu đi và chữa lành những thương tổn mà chúng ta vô tình hay hữu ý đem đến cho cuộc đời của nhau, để hàn gắn những rạn nứt trong mối quan hệ, để biến hóa những điều chúng ta không mong muốn xảy đến trong đời. Và phép màu trong cuộc sống chúng ta hoàn toàn xảy ra được nếu chúng ta biết để cho Thiên Chúa can thiệp vào cuộc đời mình, để Ngài đến cư ngụ trong lòng mỗi người chúng ta, để Người soi dọi vào tâm trí chúng ta và xoa dịu con tim.
Lạy Chúa, xin Ngài hãy ban cho chúng con, cách riêng cho các gia đình trẻ, luôn học biết sự khiêm nhường nơi Chúa và dám xả thân mà bắt chước theo. Để nhờ đó, chúng con dám cúi xuống để lắng nghe nhau, cúi xuống để đón nhận nhau, cúi xuống để đối thoại cùng nhau, hơn hết là cúi xuống để đón nhận lòng thương xót từ Chúa và phục vụ như chính Chúa đã làm. Xin Chúa cho rượu tình yêu luôn hâm nóng cõi lòng chúng con để chúng con có thể làm lan tỏa hương thơm và sự nồng cháy Tình Yêu Chúa trong cuộc đời mỗi người chúng con.
Học viện Đa Minh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây