Suy Niệm Chúa Nhật XXII Mùa Thường Niên B

Thứ bảy - 28/08/2021 20:00
Chúa Nhật XXII Mùa Thường Niên B
Chúa Nhật XXII Mùa Thường Niên B
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Máccô 7,1-8.14-15.21-23

Một hôm,1 có những người Pha-ri-sêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giê-su. Họ là những người từ Giê-ru-sa-lem đến. 2 Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa. 3 Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi người Do-thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận;4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng. 5 Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: "Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa? "6 Người trả lời họ: "Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. 7 Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân. 8 Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm.”

14 Sau đó, Đức Giê-su lại gọi đám đông tới mà bảo: "Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ:15 Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế.

21 Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người,22 ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. 23 Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế.” Đó là Lời Chúa.

 

Suy niệm:

Không phải vô cớ mà ai ai cũng yêu thích tự do, khao khát tự do và đòi cho được tự do. Xã hội phát triển, nhân phẩm con người được chú trọng, thì tự do được đề cao. Đồng thời người ta cũng có nhu cầu muốn sống cùng nhau, sống với nhau, hình thành nhiều cộng đồng nhỏ, và mỗi cộng đồng gắn kết với nhau bằng những cái chung : chung quốc gia, chung tôn giáo, chung sắc tộc, chung lý tưởng, chung dòng máu, chung ngành, chung nghề…Từ những cái chung ấy họ lại rút ra những quy định chung, những nguyên tắc sống chung để sinh hoạt chung được gọi là luật lệ. Cho nên giữa luật lệ và tự do dường như có một mối duyên ngầm cùng sánh vai tồn tại trong một xã hội được gọi là văn minh và luật chính là phương tiện giúp con người thực hiện quyền tự do của mình một cách đúng đắn, làm thăng hoa cuộc sống.

 

Đức Giêsu từng sống dưới một chế độ luật, một hệ thống luật khá rườm rà bao gồm cả tục lệ lẫn truyền thống của tiền nhân. Trong đó có những điều khoản đã mất đi ý nghĩa của một giáo luật chân chính, những khoản luật vì luật, chứ không vì con người, những phong tục tập quán trở thành gánh nặng cho dân chúng, mà nhiều người có quyền ‘ cầm cân nảy mực” không hề “ dám giơ ngón tay lay thử”.Từ thực tế ấy, Đức Giêsu thật có lý khi thâu tóm các giới luật của Đức Chúa vào hai điều cơ bản : Mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, và yêu anh chị em như chính mình, đó là luật lấy con người làm trung tâm, coi trọng con người và bảo về quyền lợi của con người. Ngài chính là một nhà cách mạng luật sáng lên giữa những người tự cho mình đã giữ luật cặn kẽ, tự cho mình cái quyền bắt bẻ người khác khi không thấy họ giữ những điều mà mình “ phải giữ”. Ngài không chấp nhận cách kết án một người phụ nữ ngoại tình dựa theo lòng ích kỷ đầy thách thức, được che giấu dưới chiếc áo luật pháp của người Do Thái. Ngài chỉ dùng luật để cải hóa con người và làm cho người có lỗi nhận ra sai trái mà quay trở về.

 

Đức Giêsu nhắc nhở người ta hãy thanh tẩy lòng mình trước khi thanh tẩy tay chân, hay chén dĩa, bình đồng. Vì thời nào cũng có những người muốn khoa trương “ đức hạnh” của mình bằng việc tuân thủ cặn kẽ luật Chúa qua việc đi lễ, xưng tội, không gian lận của người, không cãi vã hay làm haị người khác; nhưng lại ít chú trọng đến tâm hồn và tâm tình của mình khi tham dự thánh lễ, cũng như dễ làm ngơ trước một người hoạn nạn trên đường hoặc bỏ qua nhu cầu của anh chị em đồng loại.

 

Luật của Đức Giêsu là luật thăng hoa con người khi chú trọng đến giới răm yêu thương đồng loại như chính mình. Đó cũng là quy luật căn bản giúp cho việc tương quan giữa người với người luôn bền chặt trong tình thần ái yêu thương, chấp nhận những sai khuyết của người khác như là của chính mình, và biết “ vui với người vui, khóc với người khóc”.

 

Luật của Đức Giêsu đưa con người đến tự do, tự do chọn những điều tốt nhất cho mình và cho tha nhân. Ngài không sợ luật bị biến dạng méo mó khi người ta không nghiêm chỉnh thi hành theo mặt chữ của văn bản, mà chỉ sợ lương tâm vả bản chất con người bị méo mó vì giữ luật quá chi li, chi li đến nỗi thêm vào đó những khoản luật gò bó người khác mà bỏ qua đức ái đối với đồng loại. Điều này ngay từ thời Cựu ước, Môsê đã cảnh báo:” Đừng thêm gì vào lời tôi truyền cho anh em. Nhưng phải giữ những mệnh lệnh của Đức Chúa” ( Đnl 4, 2)

 

Như thế, tự do và luật lệ như cặp bài trùng trong đời sống con người và đời sống xã hội. Luật sẽ làm cho người ta được tự do hơn và tự do sẽ giúp con người giữ luật tốt hơn. Trong mọi môi trường xã hội người Kitô hữu luôn được mời gọi trở nên dấu chỉ Tin Mừng  cho anh chị em mình khi sống sự tự do trong luật Chúa, cũng như thể hiện luật trong sự tự nguyện của một con người tự do.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây