ƠN GỌI LÀ MẦU NHIỆM CỦA ÂN SỦNG

Thứ hai - 28/06/2021 22:12
ƠN GỌI LÀ MẦU NHIỆM CỦA ÂN SỦNG
(Cv 12,1-11; 2 Tm 4,6-8.16b.17-18; Mt 16,13-19)
 1. Bài đọc I - Cv 12,1-11: Ơn phục sinh của thánh Phêrô - ngài đã được giải thoát khỏi tay Hêrôđê và khỏi mọi sự mà dân Do Thái muốn ngài phải chịu
 Thánh Phêrô, trong khi chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua theo truyền thống, thì ngài đã bị bắt (c. 3). Ngài đã được dẫn tới một nơi mừng lễ vượt qua không như ngài dự tính đó chính là nơi ngục thất (c. 4). Tuy nhiên, ở đó ngài vẫn cử hành theo nghi thức của ngày lễ là thắt đai lưng và ăn vội vã (x. Xh 12,11), nhưng ở đây không còn yếu tố kỉ niệm của cuộc xuất hành khỏi Ai Cập nữa, mà là nhắm tới một cuộc xuất hành mới khỏi Giêrusalem: bởi vì ngài đã dứt khoát thoát khỏi Do Thái Giáo và quyền lực của họ (c. 11); ngài đã mạnh dạn từ chối chủ nghĩa pháp lý cũng như tôn giáo của người Do Thái, để một lòng dấn thân cho Đức Kitô, đưa nhiều người trong dân ngoại gia nhập Giáo hội vốn vẫn còn non trẻ lúc bấy giờ. 
2. Bài Tin Mừng - Mt 16,13-19: Thánh Phêrô đã khẳng định niềm tin của mình vào Đấng Mêsia; và Đức Giêsu đã chọn ngài làm nền tảng để xây dựng Giáo hội
 - Phêrô: bảo chứng của sự hiệp nhất
Đứng trước câu hỏi của Đức Giêsu, ông Simon Phêrô đã thay mặt anh em trả lời Người rằng: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (c. 16), và Đức Giêsu đã ban cho ông một tên mới đầy ý nghĩa: “Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (c. 18).
Địa vị của Đức Giêsu là bất khả thay thế, nhưng Phêrô và những người kế vị của ngài có một sứ mạng là gìn giữ và mở rộng Hội Thánh của Người trong sự hiệp nhất. Câu trả lời này của Đức Giêsu với Phêrô quả là được chứa trong một văn bản giàu ý nghĩa và cách diễn đạt rất đặc trưng.
 - Những lời của Đức Giêsu nói với Simon con ông Giona:
 c.17: Đức Giêsu khẳng định rằng điều mà ông tuyên tín vốn không phải do phàm nhân mạc khải cho ông, vì con người bị giới hạn bởi xác thịt và máu huyết, “nhưng là Cha của Người, Đấng ngự trên trời” (c. 17b) đã mạc khải cho ông. 
 c.18: Người đã đổi tên ông, để từ nay ông không còn gọi là Simon nữa, nhưng: “Anh là Phêrô (Pietro), nghĩa là tảng đá (pietra), trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy” (c. 18a). Điều này cho thấy Đức Giêsu xác định vai trò nền tảng của Phêrô trong Giáo Hội, ông là yếu tố gắn kết trong cộng đoàn, vì thế từ nay Giáo Hội sẽ không còn phải sợ quyền lực của sự dữ và sự chết nữa, bởi vì “quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (c. 18b).
 c. 19: Giống như nơi ở của những người chết, thành đô của Thiên Chúa cũng có những cánh cổng mà chỉ những người xứng đáng mới đi qua được. Chìa khóa của những cánh cổng này đã được giao cho Phêrô cầm giữ. Theo nguyên ngữ Do Thái, ông có quyền “ràng buộc” (nghĩa là kết án) hoặc “tháo cởi” (nghĩa là tha thứ).3. Bài đọc II - 2Tim 4,6-8.16b.17-18: Thánh Phaolô, với sức mạnh của một võ sĩ và nghị lực của một vận động viên, ngài đã làm chứng cho Đức Kitô và giờ đây đang chờ sự xuất hiện của Người
 
Thánh Phaolô, khi bị bắt và bị kết án, mọi người đã bỏ mặc ngài (c. 16b), nhưng ngài không đánh mất đức tin, mà vẫn vững một lòng trông cậy vào Chúa, Đấng ban cho ngài sức mạnh và sự can đảm để rao giảng Tin Mừng cho các dân ngoại giữa mọi nơi mọi lúc (c. 17). Ngài muốn chết như đã từng sống, đó là cái chết như một cuộc chiến thắng oai hùng trước mọi khó khăn và bách hại.
 Cái chết đối với thánh Phaolô là giờ của sự thật được phơi bày, giờ để chứng minh niềm tin “đợi chờ sự xuất hiện của Đức Giêsu Kitô” (c. 8). Thánh tông đồ biết rằng ngài sắp “phải đổ máu” (c. 6; x. Pl 2,17) tựa như “rượu và dầu được rảy trên con vật dùng làm lễ toàn thiêu” (x. Xh 29,40; Ds 28,7): đó là giờ thánh hiến đã đến, giờ cuối cùng của sự sống đời này, nhưng đồng thời cũng là thời khắc bước vào thiên quốc, nơi ngài sẽ được lãnh nhận “phần thưởng không bao giờ hư nát” (x. 1Cr 9,25).
4. Suy niệm
 4.1. Lịch sử và ý nghĩa ngày lễ
Ngày lễ thánh Phêrô và Phaolô hôm nay không phải là lễ kỷ niệm ngày tử đạo của hai vị thánh Tông Đồ, nhưng có lẽ là ngày di chuyển hài cốt của hai vị vào hang toại đạo trên đường Vua Appia, gần nhà thờ thánh Sebastianô. Trong Giáo Hội cổ, lễ kính trọng thể hai thánh Tông đồ trụ cột của Giáo Hội xuất hiện lần đầu tiên trong lịch của thành phố Rôma từ năm 354 vào ngày 30 tháng 6, sau này, lịch mới năm 1970 đã dời lễ này vào ngày 29 tháng 6 hằng năm như chúng ta cử hành hôm nay.
Lễ này gợi cho dân Chúa về sự duy nhất, thánh thiện và tông truyền của Giáo Hội. Tông truyền, vì là một Giáo Hội được đặt trên nền tảng của các tông đồ. Thánh thiện, vì Giáo Hội có đầu là Chúa Kitô và chi thể là toàn thể dân Chúa. Duy nhất, vì được đặt trên tình yêu là chính Thiên Chúa, có Chúa làm chủ và các tông đồ làm nền tảng.
Lịch sử đã chứng nhận rằng Giáo Hội được trường tồn là do ân sủng của Thiên Chúa, và được vinh quang là do dòng máu anh hùng của các vị thánh tông đồ tử đạo. Chính thánh Phêrô và thánh Phaolô cùng các tông đồ khác đã dùng máu mình để làm chứng cho sự thật rằng Đức Giêsu Nazareth là Đấng Kitô của Thiên Chúa, đã chết và đã phục sinh. Lời rao truyền và đời sống của các ngài đã hiện tại hóa cuộc đời của Chúa Cứu Thế và cũng như đưa nhiều người đến với một đức tin kiên trung và một niềm trông cậy vững bền. Chính nhờ các ngài với những ơn huệ lãnh nhận, đã qui tụ dân Chúa thành gia đình của Chúa, gia đình được đặt trên tình yêu và sự bảo chứng của Chúa Kitô: “Thầy bảo cho anh biết: anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi” (Mt 16,18).
4.2. Ơn gọi là một mầu nhiệm của ân sủng
Ơn gọi là một mầu nhiệm. Thiên Chúa kêu gọi bằng tình thương và ân sủng, con người đáp trả bằng tự do và trách nhiệm. Thiên Chúa luôn đi bước trước, ơn gọi Ngài ban không căn cứ trên bản thân mỗi người, nhưng do lòng thương xót của Ngài. Mỗi ơn gọi là một mầu nhiệm, mỗi người được gọi cách khác biệt và độc đáo, nhưng với mục đích duy nhất là để xây dựng Giáo Hội của Chúa Kitô. Giữa biết bao ơn gọi khác nhau, ơn gọi của hai vị thánh chúng ta mừng lễ hôm nay đã trở thành mẫu mực cho chúng ta noi theo.
 1. Ơn gọi của thánh Phêrô – Tông đồ trưởng
Phêrô, có tên khai sinh là Simon. Ông là con của ông Giôna xuất thân từ Betsaida miền Galilê, làm nghề đánh cá. Tất cả đều bình thường cho đến ngày ông được Đức Giêsu kêu gọi cùng với anh của mình là Anrê để theo và phục vụ Người.
Trong suốt những năm tháng theo Thầy, cuộc đời của Simon đã trải qua biết bao cung bậc của cảm xúc. Từ những lần được hân hạnh tiếp rước Thầy và các bạn ghé thăm quê nhà, được chính bàn tay Thầy chữa bệnh cho nhạc mẫu (x. Mc 1,29-31), những lần được nghe Thầy giảng dạy với giáo lý thì mới mẻ và đầy uy quyền (x. Mc 1,27), được chứng kiến những phép lạ Thầy làm (x. Ga 6,1-15), được chiêm ngưỡng dung nhan rực rỡ và vinh quang của Thầy (x. Lc 9,28-36), được Thầy khen ngợi khi tuyên tín và được Thầy đổi tên thành Kêphas, theo nghĩa Do Thái là Đá, trong La ngữ là Petrus, là Pietro - Phêrô (x. Mt 16,17-19); nhưng có lẽ điều tác động đến ông nhiều nhất là chính khi ông đã lỡ chối Thầy ba lần và được Thầy tha thứ. Từ ánh mắt của Thầy, Phêrô đã đứng lên ngay nơi mình vấp ngã, và khi trở lại, ông đã trở nên khiêm nhường hơn: “Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy…” (Ga 21,15-19), ba lần ông thưa yêu mến là ba lần Chúa giao cả Giáo Hội của Người cho ông. Chính từ tình yêu mến này, Phêrô luôn đứng đầu trong danh sách Mười Hai Tông Đồ. Sau khi Chúa Giêsu về trời, Phêrô lãnh đạo cộng đoàn tại Giêrusalem. Ông đón nhận những người ngoại giáo đầu tiên gia nhập vào Giáo Hội (Cv 10,11). Lịch sử minh chứng ngài đã dừng chân tại Rôma và tử đạo dưới thời hoàng đế Nêrô, khoảng năm 64-67.
2. Ơn gọi của thánh Phaolô – Tông đồ dân ngoại
 Ơn gọi của thánh Phaolô là một ơn gọi đặc biệt. Tên khai sinh của ông là Saun, còn được gọi là Saolô.
 Saolô, xuất thân trong một gia đình người Do thái, thuộc chi tộc Benjamin, nhưng Saolô sinh ra và lớn lên ở Tarsus, thủ phủ của tỉnh Cicilia, Đế quốc Roma, nay thuộc tỉnh Mersin miền nam của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông có vóc dáng thấp bé, nhưng thông minh vượt xa những người cùng trang lứa. Lúc nhỏ, cậu bé Saolô được giáo dục ở Tarsus là một trung tâm nổi tiếng về văn hoá và triết học. Khi trưởng thành, ông đã xin lãnh đạo Rôma một ấn trát để đi lùng bắt tất cả những người theo “Đạo Mới” và đưa về Giêrusalem trừng phạt. Nhưng một biến cố đã xãy ra làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của ông. Vào khoảng năm 33-35, trên đường từ Giêrusalem, khi tới Damas để bắt bớ các Kitô hữu, Saolô đã bị quật ngã từ trên lưng ngựa. Đó là biến cố đánh dấu ơn gọi mà chính Chúa Kitô Phục sinh đã chọn ông làm tông đồ của Người: “Saun, Saun, tại sao ngươi bắt bớ Ta? Ông nói: Thưa Ngài, Ngài là ai? Người đáp: Ta là Giêsu mà ngươi đang lùng bắt…” (Cv 9,1-19). Từ đó ông đã hoàn toàn được đổi mới. Ông nhiệt thành đi rao giảng Tin Mừng nước Thiên chúa. Với tên mới là Phaolô, vị tông đồ được Chúa “mở mắt” đã rong ruổi khắp nơi để rao giảng Tin Mừng và trở nên vị tông đồ dân ngoại rất lừng danh. Thánh nhân đã luôn tin tưởng vào Chúa, ngài viết: “Tôi sống trong niềm tin vào Con Thiên Chúa, là Ðấng yêu mến tôi và thí mạng vì tôi” (Gl 2,20) để rồi vì lòng nhiệt huyết và đức tin của mình, Ngài đã được lãnh nhận hồng phúc tử đạo vào khoảng năm 67.
 Từ hai ơn gọi tiêu biểu này, chúng ta nhận ra rằng Thiên Chúa luôn có con đường riêng của Ngài và nẻo đường của Ngài không ai biết trước, không ai hiểu rõ được, như thánh Phaolô đã viết: “Sự giầu có, khôn ngoan và thông suốt của Thiên Chúa sâu thẳm dường nào! Quyết định của Ngài, ai dò cho thấu! Ðường lối của Ngài, ai theo dõi được” (Rm 11,33). Đó là đường lối của lòng thương xót, mà có lẽ mỗi người chúng ta cũng phần nào cảm nhận được khi nhìn vào chính con người và ơn gọi của mình, thật đúng là lạy Chúa “không phải con đã chọn Ngài, nhưng chính Ngài đã chọn con” (Ga 15,16) bằng ân sủng và sự tha thứ bao la hải hà. Xin cho chúng luôn tín thác vào Chúa, và hăng say sống đời chứng nhân bằng tình yêu và lòng quảng đại nhỏ bé của chúng ta. Amen.
Lm. Quốc Vũ
 
 
Lm. Quốc Vũ
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây