LÊN TRỜI CÙNG VỚI ĐỨC MẸ

Thứ bảy - 14/08/2021 09:58
LÊN TRỜI CÙNG VỚI ĐỨC MẸ
(Lc 1,39-56)
Sự kiện Đức Mẹ hồn xác lên trời là niềm vui trọng đại đối với người Kitô hữu. Sự kiện trọng đại này cũng gợi lên trong tâm hồn của người tín hữu chính danh nỗi khát vọng được lên trời cùng với Mẹ. Vậy lịch sử ra đời lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời được hình thành như thế nào? Muốn lên trời cùng Mẹ thì phải sống tốt ba nhân đức đối thần như Mẹ đã sống. Vậy Mẹ đã sống tin - cậy - mến như thế nào để chúng ta noi theo?
Đức Maria được gọi là Đấng đầy ơn phúc. Mẹ không đầy ơn phúc sao được, trong khi giữa muôn vàn phụ nữ, Mẹ được Thiên Chúa chọn lựa để cưu mang Ngôi Lời Nhập Thể. Ngôi Lời làm người để thi hành sứ mệnh cao cả mà Chúa Cha giao phó, rồi tử nạn, phục sinh và thăng thiên. Thân xác của Con Thiên Chúa làm người, được cưu mang trong cung lòng Đức Mẹ, đã thăng thiên hiển vinh, chẳng lẽ thân xác của Đức Mẹ là nguồn để hình thành thân xác của Con Thiên Chúa lại không được diễm phúc lên trời hay sao? Sau khi Đức Mẹ từ giã cõi đời, Giáo hội ở những thế kỷ đầu gọi Đức Maria là Đức Mẹ ngủ hoặc Đức Mẹ an giấc.
Lễ Mẹ hồn xác lên trời là lễ cổ xưa nhất trong các ngày lễ kính Đức Mẹ, được cử hành trong toàn thể Giáo hội. Toàn thể ở đây được hiểu như là bao trùm cả Giáo hội Đông phương, Công giáo lẫn Chính Thống giáo. Theo truyền thống, Giáo hội Đông phương dành 15 ngày đầu tháng 8 để chuẩn bị cuộc lễ và 15 ngày cuối để tạ ơn. Trong những thế kỷ đầu, lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời được gọi là lễ Đức Mẹ an giấc. Ngày lễ đã được mặc cho tất cả sự trang trọng kể từ năm 1950 khi Đức Giáo Hoàng Piô XII định tín việc Đức Mẹ được cất nhắc về trời cả hồn lẫn xác. Với tín điều này, Giáo hội chỉ công bố long trọng một chân lý vốn đã được các tín hữu Kitô tin từ ngàn xưa. Chân lý đó là: “Thân xác của Người phụ nữ đã trao ban thể xác cho Con Thiên Chúa đã không phải chịu định luật của sự thối rữa”[1].
Khát khao của người Kitô hữu là muốn lên trời như Đức Mẹ để hưởng hạnh phúc vĩnh cửu. Muốn thỏa mãn nguyện vọng đó thì chỉ có cách sống theo gương Mẹ, học hỏi bí quyết của Mẹ. Linh đạo của Mẹ có lẽ là sống viên mãn ba nhân đức đối thần: tin - cậy - mến. Ai muốn theo Mẹ lên trời thì phải tìm hiểu xem Mẹ đã sống ba nhân đức đối thần như thế nào để noi gương bắt chước.
Tìm hiểu về Đức Mẹ, chúng ta nhận ra nơi Mẹ có một sự vâng phục trong đức tin thật tuyệt vời. Dù Mẹ có thắc mắc khi sứ thần truyền tin nhưng cũng mau mắn đáp lại bằng hai tiếng “xin vâng” để cho thánh ý Chúa được thể hiện trong cuộc đời của Mẹ. Mẹ đã phải chịu biết bao biến cố thăng trầm đau thương như một hành trình thử thách, thanh luyện đức tin. Khi mang thai Ngôi Lời và sinh con, Mẹ đã bị thánh Giuse hiểu lầm, bị xua đuổi ở Bethlehem, bị truy sát bởi bạo vương Hêrôđê. Làm sao hiểu nổi khi Mẹ chứng kiến con mình bị chống báng, vu cáo, và mang án tử nhục nhã trên cây thập tự? Nghịch lý thay! Mẹ được gọi là Đấng đầy ơn phúc mà chỉ thấy toàn tai họa. Tất cả những bi kịch của cuộc đời đều được Mẹ hóa giải bằng đức tin mạnh mẽ qua việc thuận theo thánh ý Chúa trong mọi sự.
Cuộc đời của mỗi người Kitô hữu hiển nhiên cũng phải trải qua những biến cố vui, buồn, sướng, khổ của thân phận làm người. Ai cũng muốn sống mãi, lưu lại trong cảm xúc vui sướng nhưng tuổi thọ của họ trong dòng thời gian lại là những khoảnh khắc ngắn ngủi mau qua. Ngược lại, buồn khổ thì hay xảy ra và đeo bám một cách dai dẳng, có thể nói buồn khổ theo sát thân phận người như hình với bóng. Do đó, ca dao Việt Nam có câu:
 “Gánh khổ mà đổ lên non,
Cong lưng mà chạy, khổ còn chạy theo”.
Khi phải đối mặt với những đau khổ của cuộc đời, người Kitô hữu phải biết nhìn nó, hóa giải nó dưới lăng kính của đức tin. Hiển nhiên, tự sức con người không thể giải quyết được mà phải cầu xin ơn Chúa. Đặc biệt, noi gương Đức Mẹ, xin Mẹ an ủi, cầu bầu, đỡ nâng. Đức tin cần phải nâng đỡ bởi niềm cậy trông vào Chúa. Vậy Đức Mẹ đã sống đức cậy như thế nào để chúng ta noi theo?
Có thể nói, Đức Mẹ là mẫu gương sáng chói của niềm cậy trông Kitô giáo. Hy vọng là một thuật ngữ đồng nghĩa với cậy trông. Cuộc đời của Mẹ Maria là bản trường ca của niềm hy vọng. Bởi vì “Mẹ đã đón nhận niềm hy vọng, nuôi dưỡng niềm hy vọng, sống niềm hy vọng, tuyên xưng niềm  hy vọng, loan truyền niềm hy vọng và chết trong niềm hy vọng”[2].
Đỉnh cao của niềm hy vọng mà Mẹ đặt nơi Chúa là được đưa về trời cả hồn lẫn xác. Đặc ân Đức Mẹ hồn xác lên trời là sự kiện tiên báo cho người Kitô hữu rằng Thiên Chúa sẽ ban thưởng hạnh phúc Nước Trời cho những ai đặt hy vọng vào Ngài. Noi gương Đức Mẹ, chúng ta sống đức cậy nơi Chúa cách vững vàng, mãnh liệt.
Đi kèm đức tin và đức cậy thì có đức mến là quan trọng hơn cả. Nếu không có đức mến thì mọi lời nói, việc làm đều trở nên vô nghĩa. Đức mến là nhân đức nền tảng của mọi nhân đức. Mẹ Maria là tuyệt tác của lòng mến. Bởi vì “Mẹ đã trở thành nguồn suối của lòng từ bi nhân hậu tuôn chảy từ Thiên Chúa cho nhân loại”[3]. Người đầu tiên đón nhận nguồn suối từ bi nhân hậu đó là bà Elisabeth. Chính trái tim nhân hậu của Mẹ đã biết nhạy cảm, rung động trước nhu cầu của tha nhân và cụ thể là bà Elisabeth. Để rồi, Mẹ vội vã lên đường. Trái tim thúc giục Mẹ can đảm không quản ngại khó khăn lặn lội đường sá xa xôi để đến với người chị họ. Cao cả hơn hết lòng mến của Mẹ được thực hiện bằng hành động qua việc ở lại giúp đỡ gia đình bà chị họ khoảng độ ba tháng. Suối nguồn từ bi nhân hậu từ trái tim của Mẹ còn tuôn chảy dạt dào trong Giáo hội và trong tâm hồn tín hữu qua dòng lịch sử.
Đức Mẹ hồn xác lên trời là sự kiện mở ra cho chúng ta chân trời mới về niềm hy vọng sau khi lìa khỏi cõi đời cũng được hợp hoan với Mẹ trên Thiên Đàng. Tuy nhiên, muốn về với Mẹ thì phải sống cuộc đời lữ khách như hành trình dương thế của Mẹ khi xưa: Nương ẩn dưới trái tim từ mẫu của Mẹ, sống thuận theo ý Chúa trong mọi sự. Đặc biệt, sống triệt để các nhân đức đối thần để được kết hợp trọn vẹn với Đức Kitô. Khát khao cùng lên trời với Mẹ có thành hiện thực hay không tùy thuộc vào thái độ sống tin - cậy - mến của mỗi người.
 ________________________
 [1] Nguồn gốc lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, tinmung.net.
[2] Lm Thái Nguyên, Những cánh hoa tâm linh, tập 4, tr 102.
[3] Đức Bênêđictô 16, Thông điệp Deus caritas est, số 42.
 M. Raphael Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây