Lễ Chúa Giê-su Chịu Phép Rửa

Thứ bảy - 08/01/2022 20:00
Lễ Chúa Giê-su Chịu Phép Rửa
Lễ Chúa Giê-su Chịu Phép Rửa
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca 3,15-16.21-22

(15) Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi về ông Gio-an: Biết đâu ông chẳng phải là Đấng Mê-si-a ! (16) Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước. Nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến. Tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và Lửa”. (21) Khi toàn dân chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa. Sau đó, đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra (22) và Thánh Thần ngự xuống trên Người như chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con của Cha. Ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con”. Đó là Lời Chúa.



Suy niệm:

Hôm nay, lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa kết thúc Mùa Giáng Sinh.Đây cũng là một biến cố được cả bốn sách Tin Mừng thuật lại, và nó đánh dấu sự khởi đầu sứ vụ công khai của Chúa Giêsu. Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu dưới hình dạng chim bồ câu, đã ban cho Người quyền năng để rao giảng và chữa lành. Được sự chấp thuận của Chúa Cha với tư cách là Con yêu dấu của Ngài, Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ công khai vào thời điểm thích hợp nhất.

Bài  Tin Mừng gồm hai sự việc khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Trước tiên, Gioan Tẩy Giả từ chối rằng ông là Đấng Messia. Thứ hai là tường thuật về những sự kiện bất thường xảy ra theo biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa của Gioan. Hai sự việc dường như được kết nối với nhau bởi ý nghĩa của Chúa Thánh Thần.

Sự mong đợi tràn ngập mọi người mang ý nghĩa cánh chung; họ ngóng tìm kiếm Đấng Messia, “Đấng được xức dầu”. Phép rửa bằng nước của ông  Gioan là một nghi thức sám hối và làm sạch. Còn phép rửa do Thánh Thần và bằng lửa của Đấng Messia có sức biến đổi và thanh tẩy.

Gioan còn thừa nhận rằng Đấng sắp đến quyền thế hơn ông và cao trọng hơn nhiều so với ông. Ông khẳng định rằng bản thân ông không xứng đáng để cởi quai dép cho Đấng đã được chờ đợi từ lâu. Công việc tầm thường này thậm chí còn thấp hơn phẩm giá của một nô lệ người Do Thái.

Rõ ràng là Chúa Giêsu đã tự ý đến chịu phép rửa của Gioan,Chúng ta có một tường thuật về những gì đã xảy ra lúc Chúa Giêsu cầu nguyện sau khi Người chịu phép Rửa. 

Đầu tiên, trời đã được mở ra. Theo Cựu Ước điều này gợi ý Thiên Chúa sắp hành động hoặc tự mặc khải. Đây là khúc dạo đầu cho sự ngự xuống của Thánh Thần. Gioan đã tuyên bố rằng Đấng ngự đến sẽ làm phép rửa bằng Thánh Thần. Trước khi Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ, Thánh Thần ngự xuống trên Người. Điều này có nghĩa như là Thánh Thần xức dầu cho Chúa Giêsu và tăng cường sứ vụ của Người 

 Đấng sẽ thực hiện phép rửa bằng Thánh Thần thì trước hết có đầy Thánh Thần. Luca viết rằng Thánh Thần ngự trên Người dưới một hình thức vật lí, hình dáng chim bồ câu, có ý nói đến một thực tại đã xảy ra. Không nơi nào trong Kinh Thánh, Thánh Thần được biểu tượng bằng chim bồ câu. 

Cảnh ba ngôi được hoàn thành với giọng nói từ trời, trong đó xác định Chúa Giêsu là “Con yêu dấu của Chúa Cha”. Từ “yêu dấu” cũng mang âm hưởng “duy nhất”. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa một cách độc nhất. Những lời được nói ra kết hợp sự ám chỉ đến “Người Tôi Trung của Đức Chúa”  và sự lên ngôi của một vị vua, cả hai đoạn đều giàu ý nghĩa thiên sai. Đoạn này đã được nhiều người coi là sự ủy thác cho Chúa Giêsu. Với tư cách là Con yêu dấu của Chúa Cha, Người sẽ làm phép rửa bằng Thánh Thần, nhờ đó mang lại sự tái tạo cho thế giới. 

LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con học tập nơi Chúa nhân đức hiền lành và khiêm nhường trong lòng,để chúng con luôn biết nhận ra những thiếu sót và lầm lỗi  và tu sửa đời sống.Chúng con tránh tìm cách nổi trội hơn anh em,nhưng luôn chọn phần nhỏ hơn anh em về quyền lợi địa vị,nhưng phần lớn hơn anh em về trách nhiệm phục vụ.

Xin cho chúng con biết nói ít làm nhiều như lời Gio-an Tẩy Giả nói với môn đồ của ông: “Người cần phải lớn lên còn tôi phải lu mờ đi”... Nhờ đó, “hữu xạ tự nhiên hương”: qua chúng con, anh em lương dân sẽ nhận biết yêu mến Chúa.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây