ĐÂU LÀ GIỚI HẠN CỦA THA THỨ?

Thứ bảy - 16/09/2023 17:04
000bb
000bb
(Mt 18,21-35)
Khi nói đến tha thứ, chúng ta hiểu đó là thái độ sẵn sàng bỏ qua, không có ý tức giận, bực bội, thù oán, trách cứ hoặc tìm cách trừng phạt hay trả thù những lầm lỗi mà người khác xúc phạm đến bản thân và những người liên hệ với mình[1]. Hiểu theo nghĩa này thì để tha thứ sai lỗi của người khác một cách vô điều kiện là một điều rất khó thực hành, bởi ai cũng bị chi phối bởi những yếu tố tâm lý như sự nóng giận, bực tức và cần có một cái gì đó để giải tỏa chúng ra khỏi bản thân chúng ta. Ngoài ra, trong sách Đệ Nhị Luật, chúng ta bắt gặp luật báo phục tương xứng đó là: “Mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền tay, chân đền chân” (Đnl 19,21). Vậy lời giáo huấn của Chúa Giêsu về việc tha thứ được trình bày như thế nào?
 Nếu thánh Bênađô khi định nghĩa về mức độ của tình yêu, ngài đã phát biểu như sau: “Mức độ của tình yêu là yêu không mức độ”, thiết nghĩ dựa theo bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay Mt 18,21-35, chúng ta có thể khẳng định: “Giới hạn của việc tha thứ là thứ tha không giới hạn” mà Chúa Giêsu muốn các môn đệ thực hành, nghĩa là trên hành trình sống, con người phải luôn tha thứ, không chỉ bằng hành động mà ngay cả trong tư tưởng cũng không có dấu vết của việc giận dữ hay thù hằn. Điều này chính Chúa Giêsu đã trả lời cho vấn nạn mà ông Phêrô đã đặt ra đó là phải chăng khi người anh em xúc phạm đến ông thì giới hạn mà ông sẽ tha thứ là bảy lần, mà theo theo quan niệm của Do Thái giáo, số bảy tượng trưng cho sự trọn vẹn, sự hoàn hảo. Điều này đồng nghĩa với việc nếu người anh em làm tổn thương đến ông tới lần thứ tám thì ông sẽ không còn tha thứ nữa, nói đúng hơn ông sẽ áp dụng luật báo phục tương xứng của tiền nhân để lại đó là mắt đền mắt, răng đền răng (x. Đnl 19,21)? Thế nhưng, câu trả lời của Chúa Giêsu đã làm cho ông Phêrô ngạc nhiên: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (Mt 21,22). Câu trả lời của Chúa Giêsu giải thích cho chúng ta thái độ sống và các hành xử với nhau trong các mối tương quan là phải luôn tha thứ cho nhau khi người khác làm tổn hại đến bản thân chúng ta.
 Để minh chứng cho lời giáo huấn này, Chúa Giêsu đã kể cho ông Phêrô và các môn đệ dụ ngôn về một ông vua nhân hậu và một tên đầy tớ không có lòng thương xót (x. Mt 21,23-30). Qua hình ảnh của hai nhân vật trong dụ ngôn, Chúa Giêsu cho chúng ta thấy tính không ăn khớp của tên đầy tớ đã được tha một món nợ kếch xù là “mười ngàn nén vàng”, mà mỗi nén vàng thời xưa là sáu ngàn quan tương đương với sáu ngàn ngày công; nhưng sau đó anh lại từ chối tha món nợ cho người thân cận “một trăm quan tiền” mà 100 quan là 100 ngày công. Thậm chí, tên đầy tớ còn tống người thân cận vào ngục tối cho tới khi trả món nợ xong. Có lẽ cái kết của dụ ngôn làm thỏa lòng độc giả khi ông vua gọi tên đầy tớ tới rồi “trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông” (Mt 21,34), điều này đúng với câu thành ngữ của Việt Nam: “Ác giả ác báo”, nghĩa là những người từng làm việc ác, có lúc sẽ gặp lại báo ứng vì những hành động sai trái của mình.
 
Qua dụ ngôn, chúng ta thấy Chúa Giêsu có ý làm nổi bật sự khác biệt giữa hai món nợ và hai thái độ để cho thấy lòng nhân từ quảng đại của Thiên Chúa và sự ích kỷ của lòng dạ con người khi không sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác. Điều cần lưu ý là: trong dụ ngôn này, lý do thúc đẩy ta tha thứ cho anh em chính là tình thương hải hà của Thiên Chúa đối với chúng ta, chứ không phải vì anh em biết điều mà xin lỗi, cũng chẳng phải vì chúng ta cao thượng hay nhân đức không chấp lỗi lầm của họ[2].
Vậy, hình ảnh hai nhân vật chính trong dụ ngôn gợi lên cho chúng ta điều gì? Thiết nghĩ, cách cư xử không ăn khớp của tên đầy tớ cũng là cách cư xử của chúng ta khi từ chối, không chịu tha lỗi cho người thân cận của chúng ta. Còn cách cư xử của ông chủ đó là Thiên Chúa, Đấng yêu thương chúng ta bằng một tình yêu giàu lòng nhân hậu đến độ Ngài ban con một của mình là Đức Giêsu đến trong trần gian, để qua cái chết và phục sinh đem lại ơn cứu độ cho chúng ta và không ngừng tha thứ tội lỗi cho chúng ta.
 Ước gì qua bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta ý thức hơn về tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, và sự vĩ đại của ơn tha thứ mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Để qua tính nhưng không và sự vĩ đại ơn tha thứ này, chúng ta được mời gọi để nên những chứng nhân của lòng thương xót, của sự tha thứ không giới hạn giữa một thế giới đầy dẫy sự hận thù và ghen ghét.
 
 ________________________ 
 
[1] x. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, Từ Điển Công Giáo, Nxb Tôn Giáo, Tái bản lần 1, 2019, tr. 783.
[2] x. Chú giải Mt 18,21-35: https://ktcgkpv.org/bible
 
M. Matthêu Lê Văn Viết
 
 
“ANH EM HÃY THA THỨ, THÌ SẼ ĐƯỢC THIÊN CHÚA THỨ THA”
(Mt 18,21-35)
 Cha Christian de Chergé và 6 tu sĩ đã được bề trên phái đi truyền giáo tại một nước Hồi giáo xa xôi. Các nhà lãnh đạo tôn giáo ở đây đã làm đủ cách để hạ uy tín và trục xuất các ngài. Nhưng các tu sĩ không nao núng và vẫn kiên trì với ơn gọi thừa sai. Cuối cùng các người lãnh đạo quyết định giết các ngài. Khi được mật báo mình sắp bị giết, cha Chergé đã viết một bức thư để sẵn trong túi áo. Ngài viết để gửi cho những kẻ thù ghét đang kéo đến giết hại mình. Nội dung bức thư có đoạn viết như sau: “Và cả bạn nữa, một người bạn giây phút cuối cùng cuộc đời tôi. Bạn đã không hiểu biết việc bạn đang làm. Tôi cầu xin Chúa cho hai chúng ta đều là những kẻ trộm lành. Chúng ta hy vọng sẽ được gặp nhau trên quê trời. Nơi đó chúng ta sẽ được ở với Thiên Chúa là Cha chúng ta”. Lời lẽ trong bức thư không chút hờn oán[1]. Cha Chergé đã tha thứ cho người giết hại mình, bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta biết sống tha thứ để được Thiên Chúa thứ tha.
 
Mở đầu bài tin Mừng, ông Phêrô đến hỏi Đức Giêsu “Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không?” (Mt 18,21-22). Truyền thống Kinh sư Do Thái thường nói đến con số bốn như là con số tối đa, Phêrô nâng lên tới bảy, tưởng đã hợp ý Thầy, nhưng Đức Giêsu đáp: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22), vì Người lấy lại bài ca báo thù của Lamec trong sách Sáng thế: “Cain sẽ được báo thù gấp bảy, nhưng Laméc thì gấp bảy mươi bảy” (St 4,24), nhưng lật ngược lại theo chiều hướng sự tha thứ. Qua đó ta thấy Chúa Giêsu muốn nói là tha không giới hạn như Thiên Chúa đã tha cho chúng ta.
 Để giải thích cho các môn đệ hiểu và cho các ông thấy được lòng xót thương của Thiên Chúa lớn lao dường nào khi đối xử với con người, Ngài liền kể cho các ông dụ ngôn. Ông vua kia muốn đòi các đầy tớ của mình thanh toán sổ sách. Khi nhà vua vừa bắt đầu, thì người ta dẫn đến một kẻ mắc nợ vua mười ngàn yến vàng. Theo cha Vũ Phan Long, nếu dựa theo lượng định của sử gia Iosephus Flavius, người cùng thời với Đức Giêsu, một yến vàng vào thời đó trị giá mười ngàn quan tiền. Vậy mười ngàn yến vàng trị giá một trăm triệu quan[2]. Với một món nợ quá lớn mà một người nô lệ không thể nào mắc nợ được, vì thế các nhà chú giải hiểu rằng người đầy tớ trong dụ ngôn nầy là một vị quan, bởi vì trong nền văn hóa Đông Phương, các quan được gọi là tôi bộc của vua[3]. Y không có gì để trả, nên nhà vua ra lệnh bán y cùng tất cả vợ con, tài sản mà trả nợ. Bấy giờ, vị quan ấy sấp mình xuống bái lạy: ‘Thưa Ngài, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả hết. Vị vua động lòng thương anh, ông không chỉ dừng lại ở việc cho anh khất nợ nhưng còn đi xa hơn nữa là tha luôn món nợ cho anh. Lòng vui mừng khôn tả siết, khi bước vào với gánh nặng trĩu trên vai, giờ đây bước ra với tâm hồn và thể xác nhẹ nhõm tưởng chừng như đã trút được gánh nặng hàng trăm tấn. Nhưng vừa ra đến ngoài, tên quan ấy gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: ‘Trả nợ cho tao!’ Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống năn nỉ: ‘Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh’. Nhưng y không chịu, cứ tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ. 
 Chuyện đến tai vua, vua liền gọi tên quan ấy vào và mắng cho một trận ‘Tên đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?’. Ta tưởng ngươi thấy được lòng thương xót ta dành cho ngươi, thì ngươi cũng phải dành lòng thương xót đó cho bạn hữu của ngươi - người cũng đang lâm vào cảnh khó khăn và khốn cùng như ngươi, đàng này ngươi đã làm điều ngược lại, làm điều mất hết nhân tính. Vậy ngươi đã đối xử với bạn ngươi thế nào thì ta cũng sẽ đối xử với ngươi như vậy. Rồi vua nổi cơn thịnh nộ, trao y cho lính hành hạ, cho đến ngày y trả hết nợ cho ông.
 Qua dụ ngôn, chúng ta thấy được lòng thương xót vô bờ bến của ông vua, cũng là hình ảnh ám chỉ Thiên Chúa. 10.000 yến vàng tương đương với 100.000.000 quan tiền, một số tiền rất lớn, cũng thế, tội lỗi của chúng ta rất lớn, rất trầm trọng nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót đã tha thứ cho chúng ta hết thảy: “Tội lỗi của các ngươi dầu có đỏ như son cũng nên trắng như tuyết, có thẩm tựa vải điều cũng nên trắng như bông”.
 
Thiên Chúa giàu lòng thương xót cũng muốn chúng ta noi gương bắt chước Người sống giàu lòng thương xót như Người. Vì thế, khi nghe tin người đầy tớ đã đối xử với bạn mình như vậy, Thiên Chúa đã nổi cơn thịnh nộ. Thiên Chúa luôn luôn tha thứ cho chúng ta mặc dù chúng ta chẳng là gì như Vịnh gia đã nói: “Con người có là chi mà Chúa cần biết đến, phàm nhân đáng là gì mà Chúa phải bận tâm”. Nhưng không, Thiên Chúa luôn biết đến chúng ta, luôn luôn bận tâm đến chúng ta, ngay khi chúng ta còn trong dạ mẹ, Ngài đã biết đến chúng ta.
 Hình ảnh ông vua đối với vị quan của mình, và hình ảnh vị quan đối với bạn hữu của mình, cả hai nói lên một thực tại sống của chúng ta. Hình ảnh ông vua được coi là hình ảnh Thiên Chúa, hình ảnh vị quan là hình ảnh của tôi; hình ảnh người bạn của vị quan là hình ảnh của những người xung quanh tôi hay nói cách khác đó là tha nhân.
 Thiên Chúa yêu thương tôi vô vàn, Ngài yêu thương và tha thứ hết mọi lỗi lầm của tôi dù tôi có phạm tội nặng nề, xúc phạm đến Người nặng nề. Phần tôi, tôi lại sống không yêu thương tha thứ cho những người đồng loại, không tha thứ cho tha nhân khi họ lỗi phạm đến tôi, mà lỗi phạm đó khi đem so sánh thì chỉ là một phần rất nhỏ so với tôi khi lỗi phạm đến Chúa.
 Qua hình ảnh vị quan đối xử với bạn mình, Thiên Chúa cũng cho chúng ta thấy, chúng ta đối xử với tha nhân thế nào thì Thiên Chúa cũng sẽ đối xử với ta như vậy: “Cha của Thầy ở trên trời cũng sẽ đối xử với anh em như thế, nếu mỗi người trong anh em không hết lòng tha thứ cho anh em mình”, “các ngươi đong bằng đấu nào, thì Ta sẽ đong lại bằng đấu ấy”. Thiên Chúa giàu lòng thương xót nhưng rất công bình. Ngài phán xử chúng ta dựa trên khả năng yêu thương và tha thứ của mỗi người đối với anh em đồng loại của mình. Thiên Chúa luôn mời gọi chúng ta đáp lại lời Người như trong kinh Lạy Cha chúng ta hay đọc “xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ với chúng con”.
 Tha thứ phải là một tương quan chiều dọc và chiều ngang như hình ảnh thánh giá. Chiều dọc là Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta, chiều ngang là chúng ta phải tha thứ cho tha nhân. Xin Chúa cho chúng ta ý thức được điều đó, và không phải tha bảy lần nhưng là bảy mươi lần bảy, một sự tha thứ không giới hạn, tha thứ khi người khác bách hại chúng ta như gương cha Christian de Chergé trong câu chuyện trên đây.
 
_______________________
 
[1] giaophanbaria.org
[2] Lm Vũ Phan Long, Các Bài Tin Mừng Matthêu Dùng Trong Phụng Vụ, tr. 314.
[3] giaophanbaria.org, Lm. Inhaxiô Hồ Thông
 
Tùng Linh
 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây