Chúa Nhật V Mùa Chay A

Thứ bảy - 25/03/2023 22:00
Chúa Nhật V Mùa Chay A
Chúa Nhật V Mùa Chay A
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan 11,3-7.17.20-27.33b-45
Khi ấy, hai chị em của Ladarô sai người đến thưa Đức Giêsu 3 : “Thưa Thầy, người Thầy thương mến đang bị đau nặng.”4 Nghe vậy, Đức Giê-su bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh.”

5 Đức Giê-su quý mến cô Mác-ta, cùng hai người em là cô Ma-ri-a và anh La-da-rô.

6 Tuy nhiên, sau khi được tin anh La-da-rô lâm bệnh, Người còn lưu lại thêm hai ngày tại nơi đang ở.7 Rồi sau đó, Người nói với các môn đệ: “Nào chúng ta cùng trở lại miền Giu-đê!”

17 Khi đến nơi, Đức Giê-su thấy anh La-da-rô đã chôn trong mồ được bốn ngày rồi.Thấy cô khóc, và những người Do-thái đi với cô cũng khóc, Đức Giê-su thổn thức trong lòng và xao xuyến.34 Người hỏi: “Các người để xác anh ấy ở đâu?” Họ trả lời: “Thưa Thầy, mời Thầy đến mà xem.”35 Đức Giê-su liền khóc.36 Người Do-thái mới nói: “Kìa xem! Ông ta thương anh La-da-rô biết mấy!”37 Có vài người trong nhóm họ nói: “Ông ta đã mở mắt cho người mù, lại không thể làm cho anh ấy khỏi chết ư?”38 Đức Giê-su lại thổn thức trong lòng. Người đi tới mộ. Ngôi mộ đó là một cái hang có phiến đá đậy lại.39 Đức Giê-su nói: “Đem phiến đá này đi.” Cô Mác-ta là chị người chết liền nói: “Thưa Thầy, nặng mùi rồi, vì em con ở trong mồ đã được bốn ngày.”40 Đức Giê-su bảo: “Nào Thầy đã chẳng nói với chị rằng nếu chị tin, chị sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?”41 Rồi người ta đem phiến đá đi. Đức Giê-su ngước mắt lên và nói: “Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con.42 Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con.”43 Nói xong, Người kêu lớn tiếng: “Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ!”44 Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn. Đức Giê-su bảo: “Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi.”45 Trong số những người Do-thái đến thăm cô Ma-ri-a và được chứng kiến việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người. Đó là Lời Chúa.



Suy Niệm:

Các bài đọc Lời Chúa hôm nay liên kết với nhau một cách chặt chẽ vì đều nói đến sự tái sinh vào đời sống mới. Bài đọc 1 trích từ sách ngôn sứ Êdêkien tiếp tục thị kiến về các bộ xương khô được hồi sinh; Bài đọc 2 nói đến đời sống mới được Thần Khí tác sinh; Bài Tin mừng thuật lại phép lạ Chúa cho anh Lazarô sống lại.

Thị kiến ghê rợn về thung lũng đầy xương khô mô tả trong Êdêkien (37, 1-11) được dùng làm bối cảnh cho Bài đọc 1 hôm nay. Hình ảnh đó có lẽ xuất phát từ một bãi chiến trường khốc liệt đã xảy ra, có thể đó là trận chiến sau khi Nabucôđônôsor vua Babylon phá hủy Giêrusalem năm 586 trước Công nguyên. Sau một ít năm, những người lính Babylon áp giải nhiều người dân Chúa, đưa họ sang Babylon để làm nô lệ, cách quê hương họ khoảng 750 dặm (1200 km). Đây là sự khởi đầu cho thời kỳ được gọi là Lưu đày Babylon, hay đơn giản là Lưu đày. Êdêkien là một tư tế của Đền thờ Giêrusalem cho tới năm 597 , ông bị đưa sang Babylon cùng với vua Giêhoiakin và là những người lưu vong đầu tiên. Theo thị kiến của ông, việc giải phóng những người Do Thái khỏi cảnh giam cầm và nô lệ tại Babylon được mô tả như một sự trỗi dậy từ các huyệt mộ để trở về một cuộc sống mới trên chính quê hương họ. Qua vị ngôn sứ, Đức Chúa bảo đảm cho những người lưu vong rằng họ sẽ sống lại. Họ sẽ được sống lại từ cõi chết và đón nhận tràn đầy sự sống. Họ sẽ trải nghiệm sự sống mới, sự sống bắt nguồn từ thần khí của Đức Chúa. Vị ngôn sứ mời gọi mọi người dân của mình trong quê hương đã bị tàn phá hãy hướng tầm nhìn xa hơn thảm họa lưu đày, đến một tương lai mà Đức Chúa hứa hồi phục qua thần khí của Ngài.

Trong Tin Mừng hôm nay , cái chết và sự sống lại của anh Lazarô báo trước cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, cũng như của tất cả những ai tin vào Người. Tên Lazarô là một dạng rút gọn của Eleazar, có nghĩa là “Chúa cứu giúp”, một cái tên báo trước các sự kiện sẽ diễn ra. Các khía cạnh khác nhau của chủ đề sống-và-chết chạy xuyên suốt qua từng khung cảnh của sự kiện được kể lại một cách đầy kịch tính, cho thấy nội dung mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

Rõ ràng là một căn bệnh đã làm cho Lazarô tử vong. Biết được điều này, Chúa Giêsu tuyên bố điều đáng quan tâm của biến cố này không phải là cái chết của Lazarô mà là dịp để bày tỏ vinh quang Thiên Chúa và quyền năng của Con Thiên Chúa. Người chờ đợi cho đến khi tình trạng của cái chết là chắc chắn, không thể đảo ngược được nữa, thì đây thực sự sẽ là điều kiện để Chúa mặc khải Người là sự sống lại và là sự sống. Khi Chúa quyết định trở lại miền Giuđê, các môn đệ nhắc nhớ Người về sự nguy hiểm đe dọa mạng sống của chính Người và chắc chắn cả họ nữa. Cái chết của Người có thể là cái giá phải trả cho sự sống của Lazarô.

Trước những lời can gián của các môn đệ, Chúa Giêsu đưa ra lời giải thích mang ý nghĩa ẩn dụ về đêm-ngày, có thể được hiểu theo ít nhất ba cách. Trước tiên, đó là ý nghĩa hiển nhiên hoặc nghĩa đen: ban ngày chúng ta mới định hướng được nơi chúng ta đi đến; còn ban đêm thì không thấy rõ và dễ dàng vấp ngã. Thứ hai, chủ ý muốn nói tới ánh sáng nội tâm, một thứ ánh sáng không ở bên ngoài mà ở bên trong mỗi người. Đó là ánh sáng của ý thức, của lương tâm hướng dẫn, điều khiển toàn bộ ý chí con người, chứ không phải ánh sáng vật lí. Một người vấp ngã trong đời sống là khi anh ta không có ánh sáng nội tâm soi dẫn. Cuối cùng, ánh sáng chỉ về Chúa Giêsu. Giải thích này sẽ có nghĩa là các môn đệ sẽ được an toàn bao lâu họ vẫn còn kết hợp với Chúa Giêsu. Nếu họ chối bỏ Người, họ có nguy cơ vấp ngã trong bóng tối.

Dù các môn đệ có hiểu những lời Chúa Giêsu hay không, thì chỉ đến khi Người nói rõ về cái chết của Lazarô, họ mới biết Chúa Giêsu đã nói một cách ẩn dụ. Họ không có ý tưởng gì về sự châm biếm trong lời nói ấy (bởi vì sothésetai vừa có nghĩa là “sẽ phục hồi” vừa có nghĩa “sẽ được cứu”). Các môn đệ nghĩ rằng Lazarô sẽ hồi phục; còn Chúa Giêsu thì biết anh ta sẽ được cứu khỏi cái chết. Tính chất trớ trêu cũng nổi bật trong câu cảm thán của ông Tôma. Có lẽ chính ông cũng không nhận ra chủ ý những lời ông nói khi ông đề nghị với những anh em khác để họ đi cùng với Chúa Giêsu, dù phải đối diện với cái chết. Tất cả sự hiểu lầm của họ cho thấy những việc Chúa Giêsu sắp thực hiện không một ai có thể dò thấu.

Những điều này chuẩn bị cho giáo huấn Chúa nói với Marta. Cùng với em gái của cô là Maria. cô đã hy vọng Chúa Giêsu sẽ đến chữa lành căn bệnh của em mình, chứ cô không hề biết Người đến để làm cho Lazarô trở về từ cõi chết. Phản ứng của cô với lời xác quyết của Chúa Giêsu rằng Lazarô sẽ sống lại cho thấy cô chia sẻ lập trường của nhóm Pharisêu về sự sống lại và sự phán xét chung vào lúc tận cùng thời gian (x. Đn 12, 2). Với một lời tuyên bố mang ý nghĩa mặc khải (egó eími) Chúa Giêsu xác quyết rằng Người là sự sống lại và là sự sống, ai tin vào Người sẽ không bao giờ phải chết và niềm tin ấy cũng bảo đảm cho sự sống của người khác nữa. Lời xác quyết này là trọng tâm giáo huấn của Chúa Giêsu ở đây. Niềm tin vào Chúa Giêsu tạo nên một mối dây nối kết với nguồn sự sống mà ngay cả cái chết cũng không thể cắt đứt được. Mặc dù mỗi người tin đều phải chết cái chết về thể xác, nhưng mối dây liên kết này sẽ làm cho họ được sống lại. Hơn nữa, sợi dây liên kết này sẽ giải cứu cái chết thể xác và giữ cho người tin khỏi phải chết đời đời.

Câu hỏi long trọng được đặt ra: “Chị có tin không?” Câu trả lời của Marta thật dứt khoát và rõ ràng: “Thưa Thầy, có”. Chị phát biểu đức tin chân thật của mình, dành ba danh hiệu thiên sai cho Chúa Giêsu: Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, Đấng phải đến. Có thể chị ta không biết Chúa Giêsu sắp thực hiện một điều bất khả, nhưng niềm tin của chị vào Người vẫn vững chắc. Khi đã giải thích cho Marta hiểu rõ ý nghĩa của tuyên bố Người là sự sống lại và là sự sống, thì Chúa bắt đầu hành động. Trước tiên Người cầu nguyện với Chúa Cha, không phải để nài xin sức mạnh thần thiêng nào, vì Người đã được chính Chúa Cha sai đi và Người đã nhận được quyền năng trên muôn loài. Chúa Giêsu dâng lời cầu nguyện tạ ơn, vì Người biết Chúa Cha luôn nhậm lời Người. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu thực sự là một bằng chứng rõ ràng cho thấy mối hiệp thông của Người với Chúa Cha, được hiển lộ vì lợi ích của những người xung quanh.

Phép lạ Chúa Giêsu thực hiện không thể phủ nhận, nhưng người ta có thể hiểu lầm. Chúa Giêsu không chỉ là một người-thực-hiện-những-điềm-thiêng-dấu-lạ; chính Người là sự sống lại và là nguồn mạch sự sống đời đời. Mặc dù sự sống lại của Lazarô chỉ là một sự hồi sinh trong thời gian, nhưng sự sống Chúa thực hiện cho anh là một dấu chỉ mạnh mẽ về sự sống đời đời mà Chúa sẽ ban cho những ai tin vào Người

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây