Chúa Nhật Thứ V Mùa Chay Năm A

Thứ năm - 23/03/2023 10:53
Chúa Nhật Thứ V Mùa Chay Năm A
Ngày 26 tháng 3 năm 2023
 

Phúc Âm: Ga 11:1-45
“Phúc cho các con, vì Thày đã  không có mặt ở đó”.
          Lúc Chúa và các môn đệ còn cách nhà chị em Matta chừng 3 cây số, các môn đệ nói với Chúa:
- Thưa Thày, Lagiarô người Thày thương đang ốm nặng. Chúa nói:
- Anh ta đang nghỉ đó thôi.
- Nếu anh ấy đang nghỉ, thì anh ấy sẽ tỉnh lại thôi.
- Sự thật là anh ấy đã chết rồi. Nhưng phúc cho các con, vì Thày đã không có mặt ở đó.
          Chúa còn ở lại đó 2 ngày nữa, rồi Ngài mới lên đường.
          Khi Matta vừa nghe tin Chúa đến, bà gạt nước mắt đứng dậy, chạy ra đón Chúa. Gặp Thày, bà phủ phục xuống chân Ngài mà nói: “Thưa Thày, nếu Thày có mặt ở đây, thì em con đã không chết. Tuy vậy, ngay cả bây giờ, nếu Thày muốn xin gì cùng Cha, chắc chắn Ngài sẽ ban cho Thày”. Chúa nói:
- Ta đã chẳng nói: Nếu con tin Thày là sự sống lại và là sự sống, con sẽ được thấy vinh quang Thiên Chúa.
- Vâng, con tin Thày là con Thiên Chúa, là Đấng phải đến trong thế gian.
Chúa hỏi: Đã chôn xác Lagiarô ở đâu?
- Thưa Thày, Thày đến mà xem
Chúa đã đến. Đã xúc động, và đã khóc. Ngài bảo: Hãy lăn tảng đá ra. Ngài gọi: Lagiarô  hãy ra đây.
Người chết tuy đã có mùi, đã đứng dậy. Mình vẫn còn cuốn vải liệm. Người bảo: Hãy cởi khăn ra cho anh. Lagiarô đã bước ra khỏi mồ. Mọi người đến chia buồn với chị em Matta, đều thấy người chết sống lại, nên tất cả đã tin Ngài.  
Trước ngày Chúa Giêsu chịu nạn, Ngài đã làm 3 việc thật lớn để củng cố đức tin cho các Tông Đồ và Môn đệ, đó là:
1. Ngài biến hình nên rực rỡ sáng láng trên núi Tabor, trong đó có tiếng Chúa Cha phán: “ Này là Con Ta yêu dấu. Các con hãy nghe lời Ngài”. Trên đường xuống khỏi núi, Chúa bảo cho 3 vị Tông đồ là Phêrô, Giacôbê và Gioan rằng: “không được nói với ai về điều các ông vừa trông thấy, cho đến sau này, khi Chúa sống lại, các môn đệ mới hiểu “Cho đến khi Con Người từ trong cõi chết sống lại” nghĩa là gì.
2. Công khai làm phép lạ cho Lagiarô sống lại sau khi đã chết được 4 ngày, và đã bốc mùi hôi thối.
3. Ngài công khai vào thành Jerusalem một cách long trọng, để dân chúng phải hô lên rằng: “Hoan hô con Vua ĐaVít. Vạn tuế Đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến”.
Cả 3 việc trên đã củng cố đức tin cho các Môn đệ và dân chúng. Ấy vậy mà khi Chúa bị bắt, các Môn Đệ bỏ trốn đi hết. Riêng Phêrô thì chối Chúa đến 3 lần. Tại công trường Philatô, khi các đầu mục Do Thái tố cáo Chúa, thì đám đông đã gào thét lên: “Đóng đinh Nó vào thập giá”.  Không một người nào dám lên một tiếng bênh đỡ Chúa, mặc dầu nhiều người trong đó đã được chứng kiến những phép lạ Chúa đã làm, và nhiều người đã được ăn no nê bánh Ngài đã làm phép lạ. Gay go thật, chứ không phải dễ.
 
Tự Vấn
1 Tôi có biết tính kiêu ngạo làm cho tâm hồn tôi nguội lạnh, khô khan, buồn chán, sống mà như chết không?. Mùa chay này, có phải là cơ hội cho tôi rời bỏ tính kiêu căng, để tôi trở về với Chúa, với gia đình, với vợ con, để được ơn bình an thật trong lòng tôi không?
2. Tôi có tìm được sự bình an với Chúa, với gia đình, với con cái tôi trong Mùa Chay này không? Là cha là mẹ, có bao giờ tôi nhận ra rằng: Có những lúc tôi đã làm cho con cái tôi rất đau lòng không? Có bao giờ tôi thành thực nói lời xin lỗi các con của tôi không? Tôi có nghĩ rằng: Người trên, cha mẹ thì không cần phải xin lỗi người dưới không?
3. Chúa luôn chống lại kẻ kiêu ngạo, và chỉ ban ơn cho kẻ khiêm nhường. Khi tôi đọc Kinh Thánh, khi tôi muốn hiểu Lời Chúa, tôi có biết tôi phải có thái độ khiêm nhường, thì Chúa mới mở lòng, mở trí cho tôi hiểu được không?
4. Tôi có biết tôi đến nhà thờ để tôi tìm Chúa, và tìm được Chúa, là tôi tìm được sự bình an của Ngài không?
 
Sống Mùa Chay
Khác biệt giữa 2 nền văn hóa
          Người Việt Nam chúng ta, cũng như người các nước Á Đông, nếu có con cái trong nhà bị tàng tật, bị mù lòa, thường bắc cỡ, phải dấu đứa con sinh ra đã bất hạnh, lại bị gia đình ruồng bỏ, cha mẹ lấy làm mắc cỡ. Thân nhân coi thường. Lối xóm cứ đặt câu hỏi: Kiếp trước cha mẹ đã ăn ở thất đức, để kiếp này đứa con phải tàng tật như vậy?.  Mà kiếp này cha mẹ đó không nhân đức hơn, vẫn cứ ruồng bỏ đứa con như vậy, thì không lẽ kiếp sau (nếu có), họ sẽ sinh ra một đứa con quái vật sao?
          May mắn thay, Thiên Chúa rất công bằng: Khi các môn đệ hỏi Chúa về người mù từ mới sinh, là do tội cha mẹ chúng hay tội của chúng, thì Chúa trả lời: “Không phải tội của cha mẹ hay của chúng, mà là để vinh danh Thiên Chúa”.  Chính những đứa con thiếu may mắn lúc sinh ra ấy, nhiều đứa lúc lớn lên, lại trổ mã và cuộc sống các em ấy được Chúa chúc phúc rất nhiều.
          Ngược lại, trong văn hóa những nước phương Tây, như Âu Châu và Hoa Kỳ, các chính phủ cho các em bé tàng tật rất nhiều đặc ân về mọi mặt, cho cuộc sống, cho giáo dục, cho đời  sống xã hội và nhiều phúc lợi khác nữa. Cha mẹ các em không hề xấu hổ, mà đi đâu cũng cho các em đi. Tại những khu giải trí, những chỗ du lịch, những học đường trên xe chuyên chở công cộng, quần chúng cũng dành cho những người đui mù tàng tật mọi thứ ưu đãi, như nhường bước,  giữ cửa tại các nơi công cộng như vào nhà thờ, nhà hàng, các siêu thị…cho người tàng tật đi qua đã. Trên xe điện, xe lửa hay xe Bus, nếu thấy một người tàng tật hay mù lòa bước lên, lập tức những người đang ngồi, tức khắc đứng dậy nhường chỗ ngay. Trái lại, người Việt chúng ta cứ ngồi trơ mắt nhìn, hoặc nếu chúng ta mở cửa đi vào trước, chúng ta thường cứ buông cửa cho nó rơi tự do, cho nó đập vào mặt người mù lòa tàng tật vào theo sau!!!Thật đáng xấu hổ!
          Ở nước Mỹ, những nơi dịch vụ công cộng như bưu điện, sở làm các dịch vụ như đổi bằng lái xe, làm thẻ căn cước, thấy người tàng tật hay mù lòa bước vào, họ mời tới ngay, không để những người này phải xếp hàng chờ đợi.
                Các phụ huynh Việt Nam chúng ta nên và cần phải học theo lối sống văn minh này.
 Trong Mùa Chay, chúng ta có nên có một thái độ thế nào về vấn đề trên đây không?
 LM Vinh sơn
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây