Chúa Nhật Phục Sinh

Thứ bảy - 08/04/2023 20:00
Chúa Nhật Phục Sinh
Chúa Nhật Phục Sinh
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an 20,1-9

1 Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ.2 Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."

3 Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ.4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước.5 Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào.6 Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó,7 và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi.8 Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin.9 Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết. Đó là Lời Chúa.



Suy Niệm:

Các môn đệ biết rằng, Đức Giêsu đã chết và đã được mai táng. Ngôi mộ và thi hài là dấu vết cuối cùng của Đức Giêsu trần thế. Chặng cuối cùng của Đức Giêsu là ngôi mộ; các phụ nữ cũng như các ông đều không hề quay hướng về cuộc Phục Sinh của Người: chẳng hạn phản ứng của Maria Magdalene ở đây chứng tỏ bà nghĩ rằng, Đức Giêsu đã chết thật. Họ không hề hiểu những loan báo Người đã cung cấp, cũng chẳng hiểu những gì được viết trong Kinh Thánh.

Qua bài Tin Mừng hôm nay, thánh sử Gioan cho chúng ta thấy, các môn đệ và những người phụ nữ dần  dần nhận ra những dấu chứng của Đức Giêsu Phục sinh.Tin tức Maria Magdalene đưa đến khiến các môn đệ hốt hoảng. Phêrô và người môn đệ Chúa thương mến muốn chính mình đi kiểm chứng sự việc, hai ông chạy ra mộ. Tốc độ khác nhau không có nghĩa là lòng nhiệt thành khác nhau, nhưng là khả năng thể lý khác nhau. Các hành động tiếp đó của hai ông đan quyện vào nhau và càng lúc càng vượt xa điều Maria Magdalene đã quan sát được. Người môn đệ Đức Giêsu yêu thương đến mộ trước. Ông không chỉ nhìn từ bên ngoài, mà còn nghiêng mình nhìn vào bên trong và thấy  những băng vải. Phêrô đi vào trong mộ, thấy các băng vải và khăn liệm gấp lại để riêng ra một góc. Những gì Phêrô ghi nhận được thì đi ngược lại với cách giải thích của Maria: không thể cho rằng người ta mang một thi hài đi mà lại tháo gỡ các tấm vải bọc thi hài ra trước, và còn gấp lại để riêng ra. Ngôi mộ trống và các dải vải cuộn để riêng không phải là một bằng chứng, nhưng là một dấu chỉ cho biết rằng, Đức Giêsu đã rời bỏ ngôi mộ và đã chiến thắng cái chết.

Phêrô ghi nhận chính xác tình huống, nhưng có tin chăng ?Người môn đệ kia đi vào mộ sau ông, cũng thấy tình cảnh như thế và thực hiện được một bước xa hơn: đã thấy và đã tin. “Đã thấy và đã tin”,các động từ này là tiêu biểu của Tin Mừng theo Thánh Gioan.Hai môn đệ đã đi ra mộ; nay chỉ một người rời mộ như là người tin: đó là người môn đệ Chúa thương mến. 

Dù sao chỉ những lần Đấng Phục Sinh hiện ra mới làm cho dấu chỉ mộ trống không còn mang tính hàm hồ nữa và sẽ đưa tất cả các môn đệ đến chỗ tin vào Người.

 Trong cuộc sống, có lắm phen chúng ta nếm cảm những thất bại đau đớn, chúng ta muốn buông xuôi, y như ngôi mộ đã được một tảng đá niêm phong lại, chẳng còn gì để hy vọng, ngoài một niềm nuối tiếc khôn nguôi. Nhưng “tảng đá đã lăn ra khỏi mộ”! Chính Thiên Chúa đã lăn tảng đá ra khỏi mộ Đức Giêsu, thì Ngài cũng lăn được những tảng đá đang chắn cuộc đời chúng ta lại, miễn là chúng ta đừng nhất định bám cứng vào những tảng đá đó.

Không còn thi hài của Đức Giêsu trong mộ nữa. Điều này rất quan trọng đối với sự Phục Sinh: Bởi vì người ta không thể tìm ra xác ướp của Đức Giêsu hay một vài vết tích, vài mảnh rơi rớt của thi hài, mà lại khẳng định về sự Phục Sinh được. Bởi vì Phục Sinh không phải là một hiện tượng thiêng liêng nào đó chỉ liên hệ tới phần hồn, nhưng sự Phục Sinh đặt dấu ấn lên trên toàn thể con người: thân xác và linh hồn, và biến đổi cách vĩnh viễn toàn thể con người. Vậy không bao giờ được hiểu Phục Sinh chỉ là sự hồi sinh của một người chết, chẳng hạn như trường hợp Lazaro, vì sau này ông cũng lại đã chết. Sự Phục Sinh là việc chuyển sang một cuộc sống bên kia cái chết, sang một cuộc sống không cùng, nghĩa là một đời sống vĩnh cửu.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây