CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG A

Thứ tư - 07/12/2022 08:32
CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG A
(Mt 11, 2-11)
“Thầy có thật là Đấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?”

Vào thời Chúa Giê-su, người Do Thái đang trông chờ một Đấng Thiên Sai oai hùng đầy quyền lực để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của người Rô-ma. Ông Gio-an cũng chia sẻ quan niệm của dân chúng một cách nào đó. Vì thế mà ông đã loan báo ngày Đấng Thiên Sai đến là ngày xét xử nghiêm khắc, là ngày xử phạt không nương tay: “Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa”. Và ông nói về Đấng Thiên Sai như sau: “tay Người cầm nia, Người sẽ rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi”. Không những loan báo về một Đấng Thiên Sai đến xử phạt trong ngày đầy uy quyền đáng sợ, ông Gio-an Tẩy Giả vẫn chờ đợi chuyện đó sắp xảy ra tới nơi, khi Đức Giê-su bắt đầu xuất hiện. Bấy giờ, sau một thời gian bị vua Hê-rô-đê bắt cầm tù, ông lại nghe mọi việc Chúa Giê-su đã làm, không như ông nghĩ và trông chờ. Do đó, từ trong tù, ông sai các môn đệ của mình đến hỏi Đức Giê-su để xin Người xác định xem có phải Người là Đấng Thiên Sai đến không! Chúa Giê-su đã không trực tiếp trả lời với các môn đệ ông Gio-an sai tới, mà Người yêu cầu ông Gio-an và các môn đệ nhìn và suy nghĩ về những việc Người đang làm. Đó là những công việc của Đấng Thiên Sai mà ngôn sứ I-sai-a đã loan báo trước từ nhiều thế kỷ: “Người mù xem thấy, kẻ què bước đi, người phong cùi được sạch, kẻ điếc nghe được, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe loan báo Tin Mừng”.
Qua cách trả lời của Chúa Giê-su cho các môn đệ của ông Gio-an, ta thấy rõ ràng ý định và mục đích nhằm tới của Đấng phải đến trong thế gian. Không phải là không có xét xử nghiêm khắc và án phạt khủng khiếp. Những điều đó chắc chắn sẽ đến, nhưng chỉ đến sau khi chấm dứt thời gian của ân sủng, của tha thứ, của cứu vớt. Những người cứ tiếp tục từ chối ân sủng, không chịu đón nhận ơn tha thứ của Chúa và không để cho Chúa cứu vớt, thì sẽ bị xét xử nghiêm khắc và bị hình phạt nặng nề. Cái điều mà ông Gio-an tuyên bố và đợi chờ cuộc xét xử công bình của Thiên Chúa sẽ xảy ra đúng ngày đúng lúc, nhưng không phải ngay bây giờ. Bây giờ, lúc này là thời giờ của lòng nhân từ thương xót. Trước hết, Chúa Giê-su Ki-tô, Cứu Chúa duy nhất của loài người đến trong trần gian không phải để lên án mà để cứu vớt, không phải để tiêu diệt mà để chữa trị. Chúa Giê-su trở thành một người hoàn toàn giống chúng ta, chỉ trừ tội lỗi. Vì tội lỗi vốn không thuộc bản tính con người lúc được Thiên Chúa dựng nên, nhưng tội lỗi đã do chính con người tự đưa vào bản thân và cuộc đời. Và từ đó, tội lỗi và hậu quả của nó dính liền với bản thân và cuộc đời của mỗi người. Chúa Giê-su đến không để hủy diệt con người tội lỗi, nhưng để cứu vớt và giải thoát con người khỏi tội lỗi. Tội lỗi là nguồn gốc mọi sự xấu xa và dữ dằn, trong lòng người cũng như trong xã hội loài người. Vậy Đấng Thiên Sai mà ngôn sứ I-sai-a mô tả như một bác sỹ toàn khoa chữa lành mọi bệnh tật: “Người mù xem thấy, kẻ què bước đi, người phong cùi được sạch, kẻ điếc nghe được, người chết trỗi dậy, kẻ nghèo được nghe loan báo Tin Mừng”. Nhưng chúng ta tự hỏi là: tại sao Chúa Giê-su đã đến chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền từ 2000 năm nay, thế mà càng ngày càng có nhiều người mắc bệnh, đủ mọi thứ bệnh, những bệnh hiểm nghèo và nan y? Câu trả lời thật rõ ràng: Chúa Giê-su đến trong trần gian không phải để chữa bệnh, mặc dù Người đã từng chữa lành nhiều bệnh tật. Những bệnh tật và những xấu xa độc ác trong xã hội chỉ là ác quả sinh ra từ lòng người, là nguồn gốc phát sinh mọi điều xấu xa. Lòng con người là hố thẳm chứa đầy tội lỗi, gian tham, đố kỵ, hằn thù, ghen ghét, ích kỷ, kiêu căng. Và chính những xấu xa bên trong tâm hồn đó đã làm mất quân bình nơi con người. Bản năng làm chủ chứ không phải lý trí, thân xác lên ngôi và tâm hồn bị hạ thấp, vật chất ngự trị và tinh thần bị đè bẹp, xác thịt chi phối và những giá trị đạo đức bị coi thường. Con người mất quân bình cả trong tâm hồn lẫn trong thể xác. Thể xác có bệnh tật, là một dấu hiệu mất quân bình nơi con người. Nơi chính lòng người đã có xáo trộn, thì con người tạo ra xáo trộn trong gia đình, ngoài xã hội: bất hòa, chia rẽ, chiến tranh, xì-ke ma túy, đĩ điếm, hưởng thụ tối đa.
Chúa Giê-su đến trong trần gian như là Cứu Chúa của loài người. Chúa cứu vớt cái gì? Cứu vớt con người đang mang nặng tội lỗi, bị xiềng xích bởi các đam mê dục vọng, bị chìm ngập trong vật chất hưởng thụ. Muốn cứu vớt con người, Chúa Giê-su cần phải đi vào tận trong cõi lòng của mỗi người để hàn gắn những đổ vỡ, để chữa lành mọi bệnh tật của tâm hồn. Đó là chứng mù lòa của tâm hồn, không thể nhìn thấy Chúa và cảm nghiệm được những giá trị siêu nhiên. Đó là chứng điếc lác của tâm hồn, không nghe được tiếng Chúa và làm ngơ trước những rên siết của những người khốn khổ ở xung quanh. Đó là những què quặt của tâm hồn, ích kỷ, không biết mở cửa cho người khác và đi đến với mọi người. Đó là chứng phong cùi của tâm hồn, bị nghiện ngập và xác thịt rúc rỉa, tàn phá hình ảnh của Chúa. Đó là những con người xem ra đang sống mà thực ra đã chết trong tâm hồn từ lâu (x. Kh 3,1).
Chúa Giê-su không đến để lập lại trật tự xã hội cho công bằng và hợp lý hơn. Chúa không đến để phân chia của cải, cho người nghèo đói có cơm ăn nhà ở. Chúa không đến thay thế các bác sỹ và các bệnh viện, chữa hết mọi bệnh hoạn tật nguyền. Tất cả những điều đó chỉ là bên ngoài và phụ thuộc. Chúa đi vào trong tâm hồn mỗi người để cải tạo, nâng cấp và đổi mới. Mùa Vọng chính là thời gian thuận tiện, là cơ hội thích hợp, để con người mở rộng cõi lòng ra cho Thiên Chúa và cho anh em. Hãy phá tung các bức tường ngăn cách, hãy lật đổ những hàng rào phân biệt, hãy đập tan xiềng xích gông cùm đang giữ chặt và hãy trở nên thanh thoát, hoàn toàn tự do để mở ra cho Chúa Giê-su. Người cần đi vào cõi lòng mỗi người, để bắt đầu cứu vớt. Ơn cứu chuộc khởi đầu nơi tâm hồn mỗi người, trải dài nơi cuộc sống và kết thúc nơi một Trời mới Đất mới, nơi mà mọi loài mọi vật sống hòa hợp và trật tự trong Thiên Chúa.
 Lm. Gioan Nguyễn Như Yêng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây