CHÚA NHẬT I MÙA CHAY C

Thứ bảy - 05/03/2022 07:51
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY C
(Lc 4,1-13)
“Có lời chép rằng: Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh”.

Nhu cầu cơm ăn áo mặc, nhà cửa cùng với tiện nghi là những nhu cầu hợp lý và chính đáng của bất cứ người nào sinh sống trên đời này. Nhưng lời Chúa trong Kinh Thánh, được Chúa Giê-su nhắc lại trước cám dỗ của Xa-tan trong hoang địa, cho thấy là: người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh và những nhu cầu vật chất. Con người gồm tâm linh và thể xác, và cả tâm linh lẫn thể xác đều cần những của ăn để nuôi sống và lớn lên. Nhưng đối với nhiều người, nhất là thời nay, thì việc bận tâm lo cho những nhu cầu vật chất trở thành quá lớn và lấn át cùng giảm thiểu những nhu cầu tinh thần. Do lối sống văn minh vật chất tạo ra ngày càng nhiều và càng đa dạng, những nhu cầu vật chất giả tạo muôn kiểu muôn mặt, con người thời nay hầu như bị cuốn hút vào vật chất với những tiện nghi tối đa. Họ cho rằng: đời nay không thể nào thiếu được những tiện nghi vật chất kia. Những nhu cầu vật chất cứ thay đổi liên tục, lôi kéo con người vào cơn lốc hưởng thụ tiện nghi, khiến con người không thể dừng lại và cũng không bao giờ được thỏa mãn. Bằng mọi cách phải kiếm tiền và kiếm càng nhiều tiền càng tốt, để hưởng thụ và thỏa mãn những nhu cầu của cuộc sống vật chất không bao giờ là cùng. Vật chất lên ngôi, hưởng thụ tiện nghi và khoái lạc là nhất, có nhiều tiền được xem là cần thiết và chính đáng.
Lời Chúa hôm nay đến nhắc nhở chúng ta là ngoài nhu cầu vật chất còn có nhu cầu tinh thần cần thiết và chính đáng hơn. Gương của Chúa Giê-su trong hoang địa thức tỉnh các môn đệ rằng: Nhu cầu vật chất rất tùy phụ và phải giảm bớt hết sức những gì thuộc thể xác, đồng thời phải chú tâm và coi trọng nhu cầu tâm linh và thiêng liêng. Cũng như tinh thần phải ưu tiên và chỉ huy thể xác, thì các nhu cầu tâm linh cũng vượt trên mọi bận tâm về thể xác và vật chất. Con người càng coi trọng thể xác và vật chất thì càng coi nhẹ tinh thần và thiêng liêng, và như vậy càng giống với loài vật vốn có nhu cầu vật chất là nhiều nhất và nhu cầu tinh thần thì không đáng kể. Trái lại, người nào không bận tâm đến cái ăn mặc, không quan trọng hóa các nhu cầu hưởng thụ vật chất, thì họ sẽ chú trọng đến nhu cầu tinh thần. Những giá trị tinh thần làm cho họ mỗi ngày trở nên người hơn và gần với Thiên Chúa, Đấng là Thần Khí Thuần Khiết. Đối với Ki-tô hữu, Lời Chúa phải là của ăn bổ dưỡng cho tinh thần, làm cho họ tiến gần đến Thiên Chúa và trở nên giống như Thiên Chúa. Chính Đức Giê-su khi sống kiếp phàm nhân như mọi người chúng ta, đã coi nhẹ các nhu cầu vật chất để sống nhuần nhuyễn Lời Chúa, vừa là sự sống nơi Chúa Giê-su, vừa là sức mạnh thắng vượt mọi cơn cám dỗ đưa con người xuống thấp với những nhu cầu hạ đẳng! Cũng thế, Ki-tô hữu chỉ có thể sống thực sự đời sống của mình, chỉ có thể là môn đệ Chúa Ki-tô, nếu họ biết lấy Lời Chúa làm của ăn cho mình, làm sức mạnh chiến thắng mọi cám dỗ và hơn nữa làm lẽ sống của mình.
Mùa Chay là thời gian sống 40 ngày quyết tâm để học biết Đức Ki-tô và theo gương Người. Người ta phải học biết Đức Ki-tô khởi sự từ việc nghe Lời Chúa trong Kinh Thánh, nhất là trong Tin Mừng. Nhờ biết lắng nghe, ghi nhớ và quyết tâm sống Lời Chúa, chúng ta sẽ từng bước bắt chước Chúa Giê-su và đi theo Người. Do đó, một trong những việc chính yếu của Mùa Chay, do chính Chúa Giê-su làm gương và do Giáo Hội dạy bảo, là siêng năng lắng nghe Lời Chúa và quyết tâm đem ra thực hành. Chính Lời Chúa được người tín hữu yêu mến và lắng nghe, sẽ thay đổi cái nhìn và quan niệm, từ đó dẫn tới đổi mới bản thân cũng như cuộc sống. Không có Lời Chúa thì không có đổi mới. Như vậy, để sống Mùa Chay đúng ý Chúa, tôi cần phải đi lễ hằng ngày để nghe Lời Chúa và được hướng dẫn cách cụ thể sống Lời Chúa. Trường hợp không thể đi lễ hằng ngày vì lý do chính đáng, tôi cần phải ấn định cụ thể cho việc đọc và suy niệm Lời Chúa hằng ngày. Vậy bây giờ tôi quyết định thế nào? Chúa đang chờ tôi.
“Sau khi đã xoay hết cách để cám dỗ, quỷ dữ lìa bỏ Người, chờ đợi thời cơ”.
Khi chấp nhận thân phận làm người, Con Thiên Chúa cũng chấp nhận để chịu ma quỷ cám dỗ. Dù đã hoàn toàn thất bại trong những cơn cám dỗ ở hoang địa miền Giu-đê, ma quỷ vẫn không chịu buông tha Chúa Giê-su, nó vẫn tìm cơ hội thuận tiện để trở lại với Người, với hy vọng kiếm chác được gì chăng! Thực sự ma quỷ đã trở lại với Đức Giê-su trong con người Phê-rô, Giu-đa và nhất là trong cuộc Tử Nạn. Nhưng Tin Mừng cho thấy Đức Giê-su luôn là kẻ chiến thắng và Xa-tan đã không được gì, dù chỉ là một chút! Nếu Chúa Giê-su còn bị cám dỗ nhiều lần, thì làm sao, chúng ta, những người môn đệ, lại không bị tấn công bởi Xa-tan? Đối với chúng ta, cơ hội để cám dỗ rất nhiều, ma quỷ không phải tìm kiếm và chọn lựa. Nhưng ngày nay, rất ít Ki-tô hữu ý thức và nhận ra rằng: Ma quỷ đang cám dỗ con người về mọi mặt cách rất tinh vi và hiểm độc. Cách tinh vi và hiểm độc nhất là làm cho chúng ta không mấy khi nghĩ rằng mình đang bị cám dỗ. Không kể những phương tiện truyền thông đầy dẫy những hình ảnh và lời nói quyến rũ như trong ti-vi, phim ảnh, vi-đê-ô, ka-ra-ô-kê, sách báo. Rồi những bạn bè xấu, giới thiệu và rủ rê trong những nơi chỗ mờ ám. Nhưng ngay cả những người chỉ lo làm ăn lương thiện, chỉ biết học hành để lấy bằng cấp cũng vẫn đầy những cám dỗ mà người ta không nhận thấy và không cho là cám dỗ. Lo kiếm nhiều tiền mà không trước tiên lo tìm kiếm Nước Thiên Chúa và sống đúng Tin Mừng, lo làm giàu mà không lo tích trữ kho tàng ở trên trời, lo học hành mà không còn giờ để nghĩ đến Chúa hay nhiều thiếu sót bổn phận đạo đức, lo hưởng thụ ăn uống giao du mà không dành giờ cho Chúa… Tất cả đều là những cám dỗ tinh vi và hiểm độc. Tôi có cho đó là cám dỗ không?
Lm. Gioan Nguyễn Như Yêng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
LIÊN KẾT WEB SITE

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc

Các Giáo Phận

Giáo phận Bà Rịa
Giáo phận Ban Mê Thuột
Giáo phận Bắc Ninh
Giáo phận Bùi Chu
Giáo phận Cần Thơ
Giáo phận Đà Lạt
Giáo phận Đà Nẵng
Giáo phận Hải Phòng
Tổng Giáo phận Huế
Giáo phận Hưng Hóa
Giáo phận Kon Tum
Giáo phận Lạng Sơn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Mỹ Tho
Giáo phận Nha Trang
Giáo phận Phan Thiết
Giáo phận Phát Diệm
Giáo phận Phú Cường
Giáo phận Qui Nhơn
Giáo phận Thái Bình
Giáo phận Thanh Hóa
Tổng Giáo phận TP HCM
Giáo phận Vinh
Giáo phận Vĩnh Long
Giáo phận Xuân Lộc
CÁC DÒNG TU 
Dòng Chúa Cứu Thế VN 
Dòng Đồng Công (Hoa Kỳ) 
Dòng Ngôi Lời 
Dòng Chúa Cứu Thế (Hoa Kỳ) 
Dòng Thánh Tâm Huế 
Dòng Lasan 
Tỉnh Dòng Đa Minh VN 
Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ 
Dòng Tên Việt Nam 
Dòng Phanxicô VN 
Giáo Hoàng Học Viện Piô X ( Đà Lạt ) 
Đại Chủng Viện Huế 
Đại Chủng Viện Vinh Thanh - GP Vinh 
Đại Chủng Viện Xuân Lộc 
Dòng Thánh Thể 
Dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ 
Đan Viện Biển Đức Thiên Tâm (Hoa Kỳ)
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế 
Dòng Mến Thánh Giá LA (gốc Phát Diệm) 
Dòng Đức Mẹ Trinh Vương 
Dòng Anh Em Đức Mẹ Lên Trời 
Dòng Đaminh Tam Hiệp 
Dòng Don Bosco 
Tu đoàn Tông Đồ Giáo Sĩ Nhà Chúa 
Dòng Thừa Sai Đức Tin VN 
Liên hiệp bề trên thượng cấp VN 
Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô 
Dòng Đồng Công (Việt Nam) 
Dòng Chúa Thánh Thần 
Dòng Thừa Sai Bác Ái Chúa Kitô 
Dòng Truyền Giáo Thánh Carôlô - Scalabrini 
Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Huế
Lời Chúa Hằng Ngày
Radio Công Giáo

 
Hằng Ngày

 


 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây